adsads
7 chieu bai de thu phuc nhung nhan vien kho chieu 3
Lượt Xem 8 K

 

Các doanh nghiệp trước đây chủ yếu sử dụng mô hình lãnh đạo truyền thống theo cấu trúc kim tự tháp – phân cấp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Hành trình tiến đến đỉnh tháp từng bước trải qua các giai đoạn: bắt đầu với các công việc tập sự như phân loại thư hay phục vụ café…và nỗ lực làm việc hết mình để sau 15 năm hoặc nhiều hơn thế nữa, họ trở thành những người có vị thế cao hơn.

Ngày nay, việc lãnh đạo trở nên khó khăn hơn khi các nhân viên không còn “an phận” nữa mà họ mong muốn những đóng góp và giá trị họ mang lại được ghi nhận ngay thời điểm hiện tại chứ không phải đến 15 năm sau. Vì vậy, ở vai trò của một nhà quản lí, chúng ta cần làm gì để chinh phục những nhân viên “khó chiều” này? Các bí quyết sau sẽ giúp bạn “mở khóa” vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1. Xác định mục tiêu cụ thể

Nếu bạn không xác định được mục tiêu rõ ràng, sẽ không ai đứng về phía bạn. Cũng giống như việc mọi người sẽ nhanh chóng lãng quên nếu tổ chức đưa ra một bản tuyên ngôn sứ mệnh quá dài dòng. Mỗi nhân viên cần hiểu rõ, thấm nhuần mục đích hoạt động và những giá trị của công ty mình. Nó có thể chỉ là một vài từ ngắn gọn nhưng lại là thước đo hành vi, tạo động lực giúp họ vững vàng tiến lên khi gặp khó khăn.

2. Ghi nhận sự cống hiến

Một khi nhà lãnh đạo làm cho nhân viên cảm nhận được vai trò và giá trị đóng góp của bản thân trong công việc thì họ sẽ cống hiến hết mình vì công ty. Thật vậy, hơn 70% nhân viên có ý định rời bỏ tổ chức khi họ cảm thấy công sức của mình không có tác động đáng kể nào cho sự phát triển của doanh nghiệp, và nếu tất cả những gì họ nhận được chỉ là tiền lương thì họ sẽ băn khoăn suy nghĩ rằng liệu họ có đang đứng trước nguy cơ bị sa thải.

3. Đấu tranh vì điều gì đó

Nếu muốn mọi người sẵn sàng đứng lên, chúng ta cần cùng nhau đấu tranh vì điều gì đó có ý nghĩa. Tương tự như vậy, khi nhà lãnh đạo hướng đến một mục tiêu chung thì các nhân viên sẽ luôn sát cánh cùng họ. Điều này tạo nên chất keo gắn kết và làm cho tổ chức phát triển vững mạnh hơn.

4. Xây dựng môi trường làm việc vui vẻ

Không ai muốn mình bị dẫn xuống hầm mỏ u tối, và cũng không ai nói rằng: “Ôi, tôi mong muốn được gắn bó với một nơi làm việc nhàm chán.” Nếu người lãnh đạo muốn nhân viên của mình vui vẻ hoàn thành công việc thì ta cần ủng hộ những hoạt động tạo sự hứng khởi cho nhân viên thay vì đi theo chiêu bài cứng nhắc “làm việc nghiêm túc”. Google chính là ví dụ điển hình cho sự thành công của việc xây dựng nơi làm việc thú vị. Tại sao doanh nghiệp của bạn lại không?

5. Khuyến khích tinh thần tự nguyện

Hãy lấy nguồn cảm hứng từ mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào các tình nguyện viên. Ở đó, mọi người sẵn lòng hy sinh thời gian và công sức để giúp đỡ người khác và họ luôn tự hào vì điều đó. Tập thể của bạn cũng nên xây dựng tinh thần này cả trong và ngoài công việc. Hãy thử hỏi nhân viên của bạn một câu hỏi nhỏ: “Bạn có cảm thấy thoải mái khi mặc chiếc áo có in logo công ty vào dịp cuối tuần không?” Nếu câu trả lời là “Không!” thì bạn nên đào sâu hơn vấn đề và tìm hiểu về điều họ cần. Đây là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tạo nên văn hóa tự nguyện ở doanh nghiệp bạn, biến nó trở nên mạnh mẽ như tinh thần của các tình nguyện viên.

6. Chú trọng vào kết quả thay vì cách thức

Không ai muốn làm việc dưới một chế độ cai trị, vì thế hãy quan tâm đến kết quả hơn là cách chúng được hoàn thành. Bởi lẽ, khi bạn cố gắng kiểm soát mọi thứ thì cũng là lúc bạn mất đi sự kiểm soát. Bạn sẽ khiến người khác cảm thấy khó chịu và bất mãn. Chính vì vậy, người lãnh đạo nên dẫn dắt nhân viên bằng cách đưa ra tiêu chuẩn về kết quả cụ thể và để họ tự quyết định đường đi của mình thay cho việc giám sát họ từng giây, từng phút.

7. Khen ngợi đúng lúc

Chỉ một lời khen từ sếp “Làm tốt lắm!” cũng có thể mang lại sự động viên tinh thần to lớn. Cho nên, đã khen thì khen cho đúng, đừng dùng những lời sáo rỗng nghe êm tai bởi vì nhân viên đủ tinh tế để nhận ra lời khen của bạn có thật tâm hay không. Hãy khen ngợi thật cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự chân thành để họ cảm thấy được đánh giá cao về những đóng góp của bản thân.

–HR Insider–

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers