adsads
Shutterstock 2308136705
Lượt Xem 10 K

Bất cứ ai trong lộ trình thăng tiến đều mong muốn có thể trở thành sếp của nhiều cấp dưới. Tuy nhiên, không phải sếp nào cũng biết cách trở thành nhà lãnh đạo.  

Theo một nghiên cứu gần đây của công ty quản lý nhân sự Robert Half, gần một nửa số chuyên gia được khảo sát (49%) đã bỏ việc vì bất mãn một người sếp không như kỳ vọng. Cùng khám phá rõ nét những tố chất quản lý của sếp và nhà lãnh đạo tại chốn công sở bạn nhé!

Sự khác biệt giữa ông chủ và nhà lãnh đạo là gì? 

Vai trò của sếp và nhà lãnh đạo cũng như người cầm đuốc trong mọi hành trình để ghi dấu ấn cho sự phát triển của công ty. Khác với sếp, nhà lãnh đạo không chỉ thượng thừa về các kỹ năng mà còn nhất quán về những chiến lược hành vi thúc đẩy nhân viên phát huy tối đa khả năng họ sở hữu.

Nhà lãnh đạo trao quyền – Sếp giám sát

Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhà lãnh đạo có xu hướng cơ cấu quyền lực theo chiều ngang, trong đó khuyến khích làm việc theo nhóm và cộng tác lẫn nhau giúp nhân viên dễ dàng tự đưa ra quyết định với sự giám sát tối thiểu.

Khác với nhà lãnh đạo, sếp thường tập trung để đạt mục tiêu, uỷ thác nhiệm vụ cho cấp dưới theo một tiêu chuẩn nhất định và nghiêm ngặt trong quá trình giám sát. Christina J. Eisinger – Huấn luyện viên điều hành và cố vấn tại CJE Consulting nói rằng:

Một ông chủ có những mục tiêu chính cần đáp ứng, trong khi một nhà lãnh đạo sẽ đặt ra tầm nhìn dài hạn cho các thành viên và xem đấy là nguồn động lực để phát triển.

Với những dẫn dắt đúng đắn khi truyền đạt mục tiêu để cùng nhau chinh phục, đan xen trong quá trình làm việc là chia sẻ truyền cảm hứng góp phần phát huy tiềm năng của nhân viên, vì thế, nhà lãnh đạo thường chiếm ưu thế trong xây dựng niềm tin cốt lõi và thúc đẩy sự cống hiến. 

Nhà lãnh đạo lắng nghe – Sếp tự quyền phân định

Các nhà lãnh đạo giỏi hay dành thời gian lắng nghe nhân viên từ những ý tưởng đơn sơ đến quyết định mang lại giá trị. Họ có cách quản lý vĩ mô và tầm nhìn sâu rộng cho mỗi quyết định dựa trên lợi ích tốt nhất của các thành viên cũng như của công ty. Họ luôn hiểu thấu “lòng trắc ẩn” và sự đồng cảm đối với những cộng sự theo sau.

Hiển nhiên, sự đóng góp ý kiến trong công việc luôn được đề cao nhưng chắc chắn sẽ bị giới hạn nếu đó là một người sếp có xu hướng chi phối các cuộc trò chuyện. Điều này làm nên các quyết định chỉ từ một chiều nhằm truyền tải nhiệm vụ như một mệnh lệnh.

Qua đó mới thấy rằng, kỹ năng lắng nghe không chỉ dành cho những nhà lãnh đạo hay sếp mà bất kỳ ai khi muốn được lắng nghe thì nên tập lắng nghe những chia sẻ của người khác. Hãy tự hào khi là người biết lắng nghe thay vì chiếm phần bày tỏ!

Nhà lãnh đạo chọn cố vấn – Sếp bắt kỷ luật

Bất kì ai dù hoàn hảo đến đâu cũng đôi lần vướng phải những sai lầm. Tuy nhiên, thay vì chỉ trích và đào sâu những lỗi lầm, nhà lãnh đạo thường chọn vá chúng lại bằng những chia sẻ để giúp nhân viên của họ tích lũy thêm vốn kinh nghiệm. Thật rằng, những hành trang kinh nghiệm luôn bao gồm cả những sai lầm và vấp ngã. 

Chiến thuật “vừa đấm vừa xoa” của nhà lãnh đạo trong một nghiên cứu của Business Solver cho rằng, 72% nhân viên luôn tìm sự đồng cảm thúc đẩy động lực hơn là lắng nghe những chỉ trích. Hơn nữa, 84% CEO tin rằng sự đồng cảm dẫn đến kết quả kinh doanh tốt hơn. 

Mặc dù, các nhà lãnh đạo cũng có thể đưa ra kỷ luật nhưng cách tiếp cận của họ đều muốn tạo nên một kinh nghiệm học hỏi cho nhân viên để chuyển hướng nỗ lực cũng như xây dựng sự tự tin của họ trong các lĩnh vực mới.

Công tư phân minh trước những tuyệt chiêu “nịnh” tại chốn công sở

Khi tài năng không phải là sở trường thì những chiến thuật “nịnh nọt” sẽ lên ngôi. Thay vì dành chứng minh bằng nỗ lực và kết quả cuối cùng thì một số người lại chọn đi đường tắt bằng những lời “rót mật vào tai” để tâng bốc cái tôi của sếp sếp, cái năng lực ảo của chính mình. 

Trái lại, là một nhà lãnh đạo lẫy lừng sẽ chú trọng sự bình đẳng và đánh giá liên minh những kết quả xác thực từ cấp dưới. Họ có những nguyên tắc và chuẩn mực riêng, tuyệt đối không để những cảm xúc cá nhân cản trở đến môi trường làm việc năng động và công bằng. 

Tóm lại, nhà lãnh đạo hay sếp cũng chỉ là một chức vụ quản lý và chẳng có công thức khoa học nào để so sánh tài năng của họ. Tuy nhiên, để trở thành một nhà lãnh đạo kiệt chúng đòi hỏi họ phải “lĩnh hội” yếu tố thiết cần hơn chỉ gói gọn đến việc giao nhiệm vụ và quan sát kết quả. 

Tư duy lãnh đạo là một thách thức vì ranh giới giữa lạm dụng chức quyền sẽ vô tình hoán đổi vị trí “nhà lãnh đạo tài ba” trở thành “người sếp xấu xa”.

>> Xem thêm: Trở thành “mentor” sự nghiệp cho nhân sự rời đi, HR nhận lại được gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers