adsads
shutterstock 284904062
Lượt Xem 2 K

“Lọt” vào danh sách vàng của nhà tuyển dụng được ví như một cuộc đấu tranh cho ứng viên. Ngay cả khi bạn có trình độ kỹ thuật tốt nhất vẫn phải cố gắng hơn 100% công suất để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Bạn nên bắt đầu từ đâu? 

Bạn sẽ gây ấn tượng với họ qua điều quan trọng đầu tiên không?

Chúng ta biết rằng, trước giờ phút được gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng, một điều quan trọng quyết định số phận đó là hồ sơ xin việc. Nghe điều này có vẻ đã cũ rích rồi, nhưng HR Insider sẽ cho bạn những ý tưởng phù hợp với thời đại để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng.

Nói đi nói lại thì bạn vẫn cần những điều kiện đủ để bắt đầu cho sự khởi đầu. Hay nói cách khác, đó là sự chuẩn bị chu đáo của bạn. Trước khi gửi, hãy đảm bảo rằng sơ yếu lý lịch của bạn phù hợp với mô tả và chi tiết của công việc bạn đang ứng tuyển. Sử dụng các từ chính có liên quan (tất nhiên là không bịa đặt bất kỳ thông tin nào). Kinh nghiệm của bạn càng phù hợp với mô tả công việc, thì khả năng người quản lý tuyển dụng sẽ muốn đưa bạn đến phỏng vấn càng cao. 

Đôi khi không cần quá nhiều màu sắc, sơ yếu lý lịch của bạn phải gọn gàng. Trừ khi bạn đang phỏng vấn cho vị trí Nhà thiết kế đồ họa, hãy tránh những phông chữ và màu sắc sặc sỡ. Bám sát định dạng cơ bản nhất quán và có tổ chức. Sau khi kiểm tra tất cả những điều này, bạn đã sẵn sàng để nộp!

Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm, hãy ghi những dự án mà trước đây bạn đã thực hành tại trường đại học. Bạn có thể học biết thêm nhiều kiến thức thông qua google, thậm chí những chứng chỉ online liên quan đến công việc này. Sau đó hãy mở rộng những kỹ năng được ghi trong hồ sơ của bạn. 

Bạn đã bao giờ nhận được việc thông qua cuộc gọi thoại?

Nếu bạn áp dụng bước thứ nhất ở trên thì chắc chắn rằng bạn đã nhận được bức thư mời phỏng vấn và chờ cuộc thoại từ bên tuyển dụng. Bạn có thể nghĩ rằng “Ôi, bước đầu tiên bạn ghi thật dễ dàng, tôi nghĩ nó cần nhiều hơn thế.” Trên thực tế, bạn chỉ cần đánh sâu sắc vào trọng tâm điều họ cần ở bạn.

Được rồi, có lẽ bạn đang chờ cuộc gọi từ phía nhà tuyển dụng để khẳng định một lần nữa: Bạn sẽ được gặp mặt trong lịch trình cụ thể

Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản quan trọng cần thiết cho hầu hết mọi công việc. Cách bạn nói qua điện thoại thực sự có thể tăng tốc (hoặc làm chậm lại) quá trình thực hiện vai trò tiếp theo của bạn.

Nhiều người nghĩ rằng “Tôi thấy, ai cũng làm tốt được điều này. Vì vậy nó không nên liệt kê ở đây.” Không phải những nhỏ nhất sẽ tạo nên sự thay đổi sao? Những lưu ý cho cuộc phỏng vấn ngắn này là gì? 

Giới thiệu bản thân, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của bạn? Phong thái, sự tập trung, phông nền đằng sau đến cách bạn ăn mặc sẽ nói lên mức độ quan coi trọng của bạn với công việc này.

Đánh gục nhà tuyển dụng qua lần gặp mặt trực tiếp

Khía cạnh đáng nhớ nhất: tương tác mặt đối mặt. Ấn tượng đầu tiên thường xảy ra trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Tức là bạn sẽ được tham quan môi trường bạn dự định làm việc và gặp trực tiếp ban điều hành trong công ty, đó có thể là quản lý, leader hoặc vị trí cao hơn. 

Vì vậy, bất cứ điều gì xảy ra trong lần gặp gỡ đầu tiên đó là điều họ sẽ nhớ đến bạn. Những gì bạn mặc, những gì bạn nói và thái độ bạn thể hiện sẽ tạo ra tác động trong một khoảng thời gian ngắn mà bạn có.

Hãy tự tin và chuẩn bị những câu hỏi trước đó thể bạn có thể trả lời một cách tốt nhất, hãy tìm hiểu thêm một vài câu hỏi nâng cao liên quan đến định hướng của bạn có là một phần trong doanh nghiệp đó không?

Nhà tuyển dụng yêu thích giao tiếp rõ ràng. Cho dù bạn gọi điện trước để lên lịch phỏng vấn, thảo luận rõ ràng và trau dồi kỹ năng hay gửi email cảm ơn, nhưng khi đối diện trực tiếp, cảm xúc chân thật sẽ thể hiện con người của bạn một cách rõ ràng. Và tất nhiên thuật họ đã học qua “thuật nhìn người” để có được kết quả họ mong muốn.

Nói tóm lại sẽ có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng những thông tin mà HR Insider đề cập trên là khía cạnh quan trọng để bạn “lọt” vào mắt xanh của nhà tuyển dụng dù kinh nghiệm chưa đủ nhiều. Vậy hãy xem bài viết này như một ý kiến tham khảo trong hành trình phỏng vấn tiếp theo của bạn. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers