adsads
lam sao de thoat kiep so sep moi khi di lam 1
Lượt Xem 4 K

 

Vì sao hầu hết tất cả chúng ta đều đã từng trải qua nỗi sợ sếp này một lần trong cuộc đời đi làm? Liệu đó có phải vì chế độ làm việc ngày nay quá hà khắc hay chúng ta không chịu được áp lực? Thế nhưng, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tính cách của người lãnh đạo không có mối liên hệ trực tiếp đến nỗi sợ tâm lí này. Việc không thoải mái và không dám chủ động trước mặt sếp là tâm lí chung của mọi người. Và rất không may, điều này cản trở sự sáng tạo và khả năng thăng tiến nếu như nhân viên không bộc lộc năng lực của mình. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ này.

        1. Bạn không phải là mối bận tâm duy nhất

Một nhân viên từng rất lo sợ mỗi khi cô ấy phát biểu sai một vấn đề gì đó trong cuộc họp hoặc nhận một cuộc gọi trong hội nghị. Tất cả những lỗi nhỏ này rất dễ lọt vào “mắt xanh” của sếp và cô ấy luôn lo lắng sau mỗi lần như thế, sếp sẽ gọi riêng cô ấy vào để khiển trách. Thế nhưng, sự thật chứng minh rằng, trừ khi đó là những vi phạm nghiêm trọng nếu không các lãnh đạo sẽ chẳng quan tâm đâu. Những gì họ nhớ khi bước ra khỏi một cuộc đàm phán đó là liệu các nhà đầu tư có chấp nhận dự án hay các khách hàng sẽ nhận xét gì về chiến lược công ty đề ra. Họ có nhiều mối bận tâm hơn là những việc lặt vặt liên quan đến các nhân viên nhỏ của mình.

Hãy thư giãn và thả lỏng bản thân một chút đi nào. Bạn không phải là trọng tâm trong thế giới của sếp. Thế nên, đừng nghĩ bất kỳ lúc nào bạn mắc sai lầm sếp cũng sẽ để tâm đến bạn.

        2. Nhìn nhận đúng bản chất vấn đề

Bạn không thể thay đổi những gì bạn không muốn thừa nhận. Hãy thành thật với bản thân và nhìn nhận đúng bản chất mọi việc: Có phải nỗi sợ sếp của bạn xuất phát từ vị lãnh đạo hiện tại hay là bóng ma tâm lí từ “quá khứ đau thương” với người sếp cũ? Bạn sợ phải đối mặt với hầu hết lãnh đạo trong công ty hay chỉ duy nhất với người sếp này?

Trong nhiều trường hợp, nhiều nhân viên thường gánh chịu những nỗi sợ không tên và vô hình chung bị họ quy chụp dưới cái tên sợ lãnh đạo. Chẳng hạn, một người rất sợ bản thân mắc sai lầm và bị sa thải nhưng luôn nhìn nhận rằng mình rất sợ sếp, và sếp chính là nguyên nhân của việc sa thải. Người sếp vô tội ấy vô tình đã bị gắn mác là người “chuyên sa thải” nhân viên của mình. Sự thật, vấn đề khiến nỗi sợ sa thải của cô ấy bộc phát đó là bởi cô ấy đã từng có tiền lệ như thế trong quá khứ.

Do đó, hãy tự hỏi bản thân bạn những câu hỏi trên và đi tìm đến tận cùng căn nguyên gốc rễ nỗi sợ của bạn. Bạn sợ sếp hay sợ điều gì có liên quan gián tiếp đến sếp của mình? Hãy viết ra và xâu chuỗi tất cả những vấn đề này. Bạn sẽ thấy lãnh đạo chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong toàn bộ nỗi sợ tâm lí của bạn.

        3. Hãy thông cảm với sếp nhiều hơn

Đôi lúc, chúng ta sẽ cảm thấy sếp có đôi chút bất công và đối xử với chúng ta tệ hơn những gì ta xứng đáng nhận được. Thế nhưng, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở suy nghĩ bề nổi thế này, nỗi sợ lãnh đạo chỉ được dịp tấn công tâm lí sâu hơn mà thôi. Hãy tin tưởng rằng, 80% vấn đề xảy ra ở công ty không bao giờ xuất phát từ động cơ cá nhân. Để kiểm tra điều này, hãy thử dành thời gian quan sát sếp của bạn. Liệu họ có áp dụng cùng một cách lãnh đạo họ dùng với bạn cho những nhân viên khác? Bạn có phải là “trường hợp ngoại lệ đặc biệt”? Nếu ai cũng được “mắng” như nhau, hãy thông cảm với sếp nhiều hơn. Có lẽ bạn đã sai ở một điểm nào đó và đây chỉ là phong thái quản lí của sếp bạn thôi.

Nếu ngược lại, sếp của bạn dường như có một cách đối xử đặc biệt với bạn. Hãy trực tiếp gặp sếp của bạn, nén nỗi sợ vào bên trong để đưa ra vấn đề với sếp: Bạn chỉ đang muốn phấn đấu để trở thành một nhân viên tốt hơn. Vậy nên, có điều gì bạn đang thể hiện khiến sếp đánh giá sai lầm về năng lực của bạn? Hãy trình bày một cách chân thành để sếp giải thích với bạn.

        4. Trở thành người không thể thay thế

Có lẽ, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ sếp đó là biến bản thân trở thành một người vô cùng thân cận với lãnh đạo. Nghe có vẻ ngược đời nhưng hãy thử trò chuyện với sếp của bạn xem sao, biết đâu cả hai tìm thấy điểm chung ở một khía cạnh nào đó khiến bạn cảm thấy sếp như bao đồng nghiệp khác chẳng hạn. Điều này không nhất thiết là một vấn đề liên quan đến công việc và được đặt ra ở công ty.

Phụ tá tuyệt vời sẽ nhạy cảm nhận ra những thế mạnh và nhược điểm của sếp, biết lãnh đạo cần hỗ trợ về điều gì để sẵn sàng đưa ra những giải pháp. Nếu bạn muốn tiếp cận đến sếp trên khía cạnh công việc, hãy xác định mục tiêu của sếp trong các dự án sắp đến, cân nhắc xem bạn có thể giúp điều gì cho lãnh đạo của mình. Sau đó, hãy mạnh dạn đề xuất với sếp các phương án của bạn. Có thể chúng không hiệu quả nhưng ít nhất, sếp sẽ đánh giá thái độ tích cực của bạn khi chủ động hỗ trợ sếp một tay.

       5. Xây dựng phong thái chuyên nghiệp

Bạn biết không? Dù bên trong bạn đang dậy sóng và lo lắng sếp sẽ trách phạt bạn, bên ngoài bạn vẫn nên giữ bình tĩnh và hành xử chuyên nghiệp thay vì tỏ ra nhút nhát, luống cuống. Giữ cho bản thân một phong thái chuyên nghiệp hết sức có thể sẽ giúp nỗi sợ qua đi nhanh hơn. Điều này có thể thể hiện qua phong cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói hay thậm chí là cách bạn ứng xử trong mọi vấn đề.

Hãy đặt ra câu hỏi vì sao bạn phải chuyên nghiệp hơn và bạn cần làm gì để trở thành một người làm việc đáng tin cậy như sếp của mình? Dù bạn có mắc sai lầm, lãnh đạo vẫn nhớ về dáng vẻ chuyên nghiệp và tự tin của bạn nhiều hơn và họ vẫn có niềm tin rằng bạn sẽ khắc phục được tất cả nhanh chóng, thay vì hoảng loạn không biết bản thân nên làm gì. Bạn nên bắt đầu xây dựng các thói quen ngay từ bây giờ, chẳng hạn, nếu bạn muốn cam kết thành người có tác phong đúng giờ chuyên nghiệp, trước hết, hãy chắc rằng bạn luôn đi ngủ sớm và đặt báo thức mỗi ngày.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers