adsads
Untitled design 36
Lượt Xem 3 K

Dưới đây là phiên bản đã được biên soạn lại trong cuộc đối thoại với ông vào giữa tháng 8.

 

Tại sao bạn lại quyết định nghỉ phép và làm việc ở nhà để chăm lo cho con gái?

Thú thật thì tôi chưa từng có ý nghĩ gì về việc này cho đến khi con gái tôi ra đời. Tại Reddit, chúng tôi cho phép nhân viên có 16 tuần nghỉ phép, và thay vì sử dùng hết tất cả các ngày nghỉ, tôi đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của nó. Cả hai vợ chồng tôi đã có rất nhiều thuận lợi – từ những sự giúp đỡ tại nhà, gia đình ủng hộ và còn nhiều thứ khác nữa. Nhưng sau khi con gái tôi gặp phải biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng ngay sau khi sinh, tôi không thể tưởng tượng nổi việc phải rời xa gia đình mình hay phải lựa chọn giữa gia đình và công việc. Tôi đã thực sự bừng tỉnh. Theo tôi, việc nghỉ phép để chăm sóc con cái không nên chỉ thuộc riêng cho những ai có chế độ tốt tại công ty. Mà nó cần được phổ biến cho tất cả mọi người khác nữa.

 

Điều gì đã khiến bạn đưa ra một chính sách khá là rộng lượng tại Reddit như vậy?

Trước đó vài năm, tôi đã đảm nhận vai trò là một nhà điều hành toàn thời gian. Sau khi quay lại với công việc vào năm 2014, công ty chúng tôi đã không có bộ phận nhân sự nào cả. Lúc này, Katelin Holloway đã xung phong dẫn đầu bộ phận nhân sự và văn hóa. Cô ấy đưa cho tôi xem bản kế hoạch của mình, bao gồm nghỉ phép có trả lương. Và tôi nhận thấy nó khá là hợp lí. Trong nền công nghệ hiện đại ngày nay, 16 tuần nghỉ phép là một ván bài may rủi nhưng đó cũng góp phần nói lên một vấn đề nổi cộm. Những công ty công nghệ coi đây là một lợi thế, bởi chúng tôi luôn trong cuộc chiến tìm nhân tài về đội của mình. Lý do mà các công ty công nghệ có thể kiếm được hàng trăm triệu đô la doanh thu, và thu về sự định giá tỷ đô là vì họ luôn luôn thu hút và giữ chân tốt nguồn nhân sự đỉnh cao của mình. Tôi tự hào nói rằng, công nghệ chính là ngọn đèn đầu trong việc ủng hộ nhân viên nghỉ phép có lương. Và đó cũng nên là người đầu đàn cho các nền công nghiệp khác nếu họ muốn đạt được những nhân tài tuyệt vời, đặc biệt là với những ai có kĩ năng công nghệ tốt. Bạn sẽ thu hút được họ nếu cung cấp được nhiều phúc lợi khác nhau, hoặc thậm chí là hơn thế nữa.

 

Bạn thu về tỷ suất hoàn vốn như thế nào?

Bạn biết đấy, khi Google mở rộng ngày nghỉ phép [từ 12 tuần đến 18 tuần], sự tiêu hao của họ giảm đến 50%. Dĩ nhiên, đây là mối tương quan, không phải là kết quả; nhưng nó tạo ra những sự thay đổi trong các điều khoản hợp đồng. Và khi bạn cân nhắc mức chi tiêu cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đó sẽ là một mực chi phí khổng lồ. Khi chúng tôi đọc được nghiên cứu từ một tổ chức tuyên phong với tên gọi Paid Leave for the United States rằng: 77% nhà phỏng vấn cho biết, số ngày nghỉ phép chính là yếu tố khiến họ chọn công ty này thay vì công ty khác. Một lần nữa, đó là thứ giúp cho bạn sở hữu được những nhân tài tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng, giá trị mà nó đem lại sẽ không được phản ánh trong những con số ngắn hạn ngay trước mắt bạn đâu.

 

Bạn sẽ nói gì với những nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ lẻ hay các công ty không phải công nghệ – khi mà họ cho rằng thật khó để họ có thể chu cấp cho nhân viên mình số ngày nghỉ phép lên đến hàng tháng trời?

Bất cứ nhân viên nào cũng cần một chế độ nghỉ “thai sản”

Tôi sẽ lấy Sweetgreen, một chuỗi nhà hàng ăn nhanh phục vụ salad. Cửa hàng salad chắc chắc rằng không phải là một công ty công nghệ nhưng họ đã làm được điều này bằng cách chu cấp 5 tháng nghỉ phép để chăm lo con cái nhưng vẫn được trả lương đầy đủ – con số này thậm chí còn nhiều hơn cả của chúng tôi tại Initialized Capital. Và tôi nghĩ điều khiến họ – những chủ doanh nghiệp như tôi – đã nhận ra được rằng kết quả là, họ sẽ thu về lại nhiều sự trung thành và năng suất làm việc từ nhân viên của mình hơn. Con người, dù là làm việc ở công ty phần mềm hay cửa hàng phục vụ thức ăn, chỉ có thể làm hết sức mình nếu họ cảm thấy yên ổn trong lòng rằng gia đình và mái ấm của họ đang được an toàn. Nếu họ bị áp lực hay bị phân tâm, điều này sẽ còn tốn chi phí nhiều hơn bạn nghĩ. Hiện giờ, tôi đang làm việc với rất nhiều nhà doanh nghiệp, mà chưa một ai trong số họ quay lại nói với tôi rằng chính sách nghỉ phép có trả lương là một ý tưởng tồi cả.

 

Ngoài trừ việc cung cấp những ngày nghỉ dài sau khi nhân viên sinh con hay mới nhận con nuôi, điều gì khiến cho chính sách nghỉ phép này trở nên thống nhất hơn?

Lịch trình linh hoạt. Tôi đã không nhận ra điều này, cho đến khi Katelin Holloway giải thích với tôi rằng bạn có thể phân phối 16 tuần nghỉ này phù hợp theo lịch trình ở gia đình bạn. Vì thế, với vai trò là một người cha ở tuần đầu tiên, sẽ thật tuyệt nếu bạn dành thời gian ở nhà và phụ giúp gia đình mình. Nhưng sau đó, bạn có thể đến văn phòng làm việc từ thứ Hai đến thứ Tư, và ở nhà thứ Năm và thứ Sáu. Điều này giúp bạn có khoảng thời gian hợp lí hơn cho gia đình và người thân của mình.

Bên cạnh đó, cả người cha lẫn người mẹ đều phải được đối xử như nhau. Thời gian nghỉ thai sản của người mẹ có thể sẽ dài hơn nếu họ gặp biến chứng trong khi mang bầu hoặc sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, chúng tôi thận trọng gọi đó là “nghỉ phép theo chế độ gia đình”, vì tôi và rất nhiều ông bố khác cho rằng cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái. Điều này cũng góp phần gia tăng sự công bằng ở nơi làm việc và giảm bớt gánh nặng cho các nhân viên nữ đang mang thai. Nếu tất cả nhân viên – kể cả nam và nữ – một ngày nào đó có con, thì họ biết rằng họ đang làm việc ở một nơi vô cùng tử tế đấy.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, không phải bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều có nghĩa vụ thực hiện theo những điều kể trên. Mọi người đều được tự do để chọn lựa. Những lời phê bình lớn nhất mà tôi gặp đến từ những người nói rằng: “Tôi không cần nhiều hơn một tuần để chăm sóc con sau sinh”. Điều đó thì ổn thôi. Đó hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn. Tuy vậy, các cơ hội đều được dàn trải cho mỗi bậc cha mẹ ở công ty của chúng tôi.

 

Trong cuộc sống đầy tất bật và cạnh tranh cao như hiện nay, bằng cách nào mà bạn có thể thuyết phục mọi người – kể cả nam lẫn nữ – rằng việc sử dụng hết các ngày nghỉ phép của mình là hoàn toàn bình thường?

Bất cứ nhân viên nào cũng cần một chế độ nghỉ “thai sản”

Động lực lớn nhất của tôi không chỉ riêng khuyến khích thêm nhiều nhà lãnh đạo tư nhân thực thi những chính sách này, mà còn thôi thúc các ông bố doanh nhân – đặc biệt là những ai làm ở vị trí cấp cao, biết cách tận dụng điều này. Việc làm này cũng góp phần bao trùm suy nghĩ của những người còn lại trong tổ chức, để họ có thể thoải mái cất bớt đi công việc mà không cần phải lo lắng gì nhiều. Hơn hết, nó còn giúp cho họ thấy rằng đó sẽ là một trong những quyết định sáng suốt mà họ từng làm. Theo tôi, mạng truyền thông xã hội cũng góp phần khiến cho việc này trở nên bình thường hóa hơn. Người đàn ông tự hào khi mình được làm bố là chuyện ai ai cũng biết, những hiếm có ai lên tiếng nói về điều này. Giờ đây, thế sự dần dần thay đổi. Thế hệ ngày nay có xu hướng cởi mở và hoạt ngôn hơn. Ví dụ, trong chuyên mục “Dad Reflexes” (“Phản xạ của người cha”) của Reddit, nơi mà có hàng trăm ngàn người chia sẻ và xem video mỗi ngày. Có những video kiểu như người cha nhanh như chớp chụp lấy đứa con đang gần như ngã xuống từ ghế sofa, ngay cả trước khi người mẹ kịp nhìn thấy. Chúng ta giờ đây đã có nhiều cách hơn để chia sẻ những hình ảnh người cha bảo vệ, vui đùa, cho con ăn và dành nhiều thời gian cho con trẻ hơn nữa.

Vì thế, tôi hi vọng rằng mọi người sẽ nhanh chóng làm quen với điều này. Tôi muốn thấy những nhân viên nam thật sự đóng vai trò là một người cha tốt. Tôi mong muốn tất cả chúng ta đều tự hào mà nói rằng: “Hôm nay tôi sẽ tan làm sớm để đi đón con”. Không một ai có thể nhìn vào quá khứ của tôi và cho rằng tôi là một doanh nhân thiếu quyết đoán và tận tâm với công việc được. Nhưng tôi thật sự, thật sự tin rằng những việc như thế này không chỉ dành riêng cho công ty và nguồn nhân lực nói riêng. Mà hơn hết, nó còn giúp ích cho xã hội của chúng ta nữa.

 

Tại sao bạn lại tán thành những thay đổi trong chính sách công?

Mỹ là một quốc gia phát triển đủ lớn mạnh để thực hiện được những chính sách này. Một sự thật rất đau lòng, rằng một phần tư phụ nữ Mỹ phải quay lại làm việc hai tuần sau sinh vì không có chính sách nào đảm bảo cho việc họ được dành nhiều thời gian ở cùng với con của mình. Bao gồm cả những bà mẹ sinh mổ, hay vết thương vẫn còn hở. Làm thế nào chúng ta – những con người đang sống trong một đất nước lấy giá trị gia đình làm trọng điểm – lại có thể thờ ơ với điều đó? Nhưng đồng thời, các tổ chức cũng đang đấu tranh vì quyền phụ nữ, những dữ liệu đằng sau nó, và cả rất nhiều tiếng nói ủng hộ từ các doanh nghiệp tư nhân, các CEO – cũng như các nhà lập pháp từ khắp mọi nơi cũng đang ra sức vì điều này.

 

Bạn đang hợp tác với nhà lập pháp nào, và đạo luật nào bạn mong muốn sẽ được thông qua trong thời gian tới?

Nhóm của tôi sẽ đến Washington DC vào tháng 10, và chúng tôi cũng đang hoàn tất thủ tục với những nhân vật mà chúng tôi sẽ gặp. Bao gồm các thượng nghị sĩ và các đại diện đại biểu Quốc hội, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng Hòa, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Joni Ernst và Kirsten Gillibrand – những người đã cố gắng để hiệu lực hóa các phiên bản khác nhau cho luật pháp này, ví như the CRADLE Act (Tạm dịch: Đạo luật Cái nôi) hay the FAMILY Act (Tạm dịch: Đạo luật Gia đình). Dường như vấn đề lớn nhất bây giờ chính là về ngân sách – dù cho các đạo luật này được phân bổ cho các chính sách khác như thế nào, hay việc nó được phụ cấp ra sao. Những quốc gia khác nhau thì có những phương án khác nhau. Và liệu chúng ta có những hóa đơn hoàn hảo mà không có thêm bất kì phụ phí nào không nữa. Tôi mong muốn được nhìn thấy có một luật liên bang cho việc nghỉ phép có lương, và sẽ có ngày càng nhiều nghiên cứu cho việc làm lí tưởng này hơn nữa.

 

— HR Insider / Theo hbr.org —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật. Nắm vững khả năng này không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi các influencer HR trên LinkedIn không chỉ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và những lời khuyên thực tiễn. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những "KOL" nổi tiếng trong lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi.

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền tiết kiệm dưới 2.000 đô la. Và nhân viên Amazon cũng nằm trong số đó.

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Những phẩm chất này không chỉ là chìa khóa để đạt được thành công trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra một tổ chức mạnh mẽ và đội ngũ nhân sự đầy năng lượng. Bài viết dưới đây đề cập đến ba phẩm chất quan trọng mà CEO Satya Nadella cho răng nên có ở một nhà lãnh đạo thành công.

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ diệu trong việc kiến tạo niềm hạnh phúc và thành công - đó chính là nghệ thuật của sự lắng nghe.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers