adsads
shutterstock 1197008044
Lượt Xem 3 K

Quy trình tuyển dụng là một quá trình được thực hiện theo từng bước nhằm tìm kiếm, chiêu mộ và cuối cùng là tuyển dụng nhân sự mới. Một quy trình tuyển dụng hiệu quả là khi bạn có thể thu hút và giữ chân những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Nếu bạn đã có sẵn một quy trình tuyển dụng thì đây cũng là một cơ hội tốt để bạn “tân trang” lại nhằm phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là 7 tuyệt chiêu mà bạn có thể áp dụng ngay.

Xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp vững chắc

Theo báo cáo từ Officevibe, có hơn 75% những người có chuyên môn cao trong công việc được gọi là các “ứng viên thụ động” – tức là họ không đi tìm việc, nhưng họ luôn trong trạng thái chào đón những cơ hội việc làm mới. Việc xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp vững mạnh không chỉ giảm tỉ lệ thôi việc của nhân viên xuống 28%, mà còn giúp thu hút những “ứng viên thụ động” như trên.

Ngoài ra, một khảo sát từ Glassdoor đã tìm ra rằng 69% người có xu hướng tìm đến những công ty tích cực quảng bá cho nhãn hàng của mình. Họ sẽ chủ động xem qua phản hồi khách hàng, cập nhật thông tin nhãn hàng, và những chia sẻ về văn hóa cũng như môi trường làm việc ở công ty.

Bạn sẽ không cần bỏ ra nhiều công sức cho việc tuyển dụng nếu biết cách xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp thu hút và hiệu quả.

Thực hiện quy trình nhanh chóng và hiệu quả

Theo Officevibe, những ứng viên tài năng sẽ nhanh chóng tìm được việc chỉ trong vòng 10 ngày. Vì thế, việc đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh chóng là điều hết sức quan trọng. Thậm chí khi chưa thể đưa ra quyết định, bạn cũng nên thường xuyên trao đổi với ứng viên nhằm đảm bảo rằng họ vẫn đang có hứng thú với công ty bạn. Thêm vào đó, bạn cũng nên phản hồi nhanh chóng tới bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào từ ứng viên nhằm giúp họ được cập nhật đủ thông tin trong quá trình tuyển dụng.

Soạn mô tả công việc một cách thật chỉn chu 

Nhiều công ty viết bản mô tả công việc với đầy những trách nhiệm và yêu cầu; tuy nhiên theo báo cáo từ The Wall Street Journal, việc này chỉ khiến cho các ứng viên tài năng “xa lánh” hơn với công ty bạn mà thôi.

Trong một cuộc khảo sát, những nhà nghiên cứu đến từ Mỹ và Canada đã cải biên lại 56 tờ quảng cáo tuyển dụng, nhấn mạnh vào hai hướng khác nhau: Nhu Cầu-Đáp Ứng (đề cập những gì công ty có thể làm cho ứng viên của mình), và Yêu Cầu-Khả Năng (công ty mong đợi những gì từ ứng viên của mình). Trong số 991 phiếu khảo sát, những người chọn hướng Nhu Cầu-Đáp Ứng đạt tỉ lệ cao hơn nhiều so với những người chọn hướng còn lại.

Muốn biết xem ứng viên có thể làm gì cho công ty, hãy chứng minh công ty có thể làm cho ứng viên trước đã nhé!

Bắt nhịp xu hướng công nghệ của thời đại

Hầu hết mọi người đều muốn làm việc ở những công ty có khả năng “bắt trend” công nghệ nhanh và nhạy. Một phần lợi của công nghệ thông tin, đó là bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội để tìm hiểu về hồ sơ lý lịch công khai của ứng viên. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu ứng viên thông qua các công cụ hỗ trợ truyền thống. Tuy vậy, những thông tin trên mạng xã hội của ứng viên sẽ cho bạn biết nhiều chi tiết cá nhân lẫn chuyên môn của họ hơn đấy.

Bí quyết tuyển dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Tính cách cá nhân là một yếu tố không thể bỏ qua

Mặc dù kỹ năng chuyên môn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc tuyển dụng. Tuy nhiên, kỹ năng có thể được học hỏi và lĩnh hội, nhưng tính cách thì không.

Hãy cân nhắc xem liệu rằng tính cách cá nhân của ứng viên có đáp ứng được những nhiệm vụ hàng ngày của công việc hay không. Ví dụ, những phẩm chất như sự đồng cảm / thấu hiểu sẽ phù hợp với các vị trí như y tá hay người phụng sự xã hội hơn là luật sư thuế hay nhân viên lập trình máy tính. Theo Maynard Brusman – nhà tâm lý học tại San Francisco, đồng thời là giám đốc sáng tạo công ty cố vấn Working Resources, cho hay:

Người bạn tuyển dụng như thế nào là còn phụ thuộc vào văn hóa doanh nghiệp và loại hình của công việc đó. Một người tuyệt vời với rất nhiều kỹ năng có thể sẽ phù hợp với công việc này, nhưng công việc khác thì không – đơn giản là còn phụ thuộc vào người đó có những phẩm chất ra sao nữa.

Cải thiện quy trình phỏng vấn

Một khảo sát từ Leadership IQ cho thấy rằng, một quy trình phỏng vấn sơ sài chính là nguyên nhân khiến ứng viên nói lời từ chối. Cũng theo cuộc khảo sát, 82% trong tổng số 5.000 nhà quản lý cho rằng phỏng vấn không thành công là vì nhà tuyển dụng quá chú trọng vào những vấn đề không liên quan, thời gian quá hối hả, hoặc thiếu tự tin khi thực hiện phỏng vấn.

Theo lý giải từ Mark Murphy – CEO Leadership IQ, lý do của vấn đề như trên là do nhà tuyển dụng chỉ chú ý đến kỹ năng chuyên môn của ứng viên, mà quên rằng những yếu tố khác cũng quan trọng không kém – ví dụ như khả năng lĩnh hội, trí thông minh cảm xúc, tính khí và động lực.

Việc cho ứng viên cơ hội để đặt câu hỏi cũng là một cách hay. Theo Brusman, nó không chỉ giúp công ty hiểu hơn về ứng viên, mà còn giúp ứng viên xác định được liệu đây có phải là đích mà họ muốn đến trong tương lai hay không.

Cẩn trọng với thông tin của chính công ty mình

Những ứng viên tiềm năng thường sẽ tìm hiểu rất kỹ về công ty trước khi họ ứng tuyển. Những thông tin này bao gồm chế độ lương bổng, những mẹo phỏng vấn, hay nhận xét từ nhân viên hiện tại hoặc trước đó của công ty trên các trang như Glassdoor chẳng hạn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 86% người dùng Glassdoor sẽ đọc thông tin nhận xét và thứ hạng của công ty trước khi quyết định ứng tuyển. Những ứng viên tài năng thậm chí còn chẳng màng ứng tuyển nếu họ không thích những gì họ thấy: 50% người tìm việc cho rằng họ sẽ bỏ qua những công ty có danh tiếng xấu – thậm chí mức lương có hấp dẫn đi chăng nữa.

Hai yếu tố có thể thu hút ứng viên, đó là tích cực trên các trang mạng xã hội và đăng tải những thông tin chính thống. Nếu bạn có nhiều nhận xét tiêu cực từ những nhân viên cũ, đã đến lúc bạn nên xem xét lại văn hóa công ty trước khi tuyển dụng nhân sự đấy. Có như vậy sẽ giúp bạn cải thiện sự hài lòng của nhân viên công ty, đồng thời còn gặt hái thêm nhiều nhận xét tích cực để thu hút nhân tài nữa.

Nhìn chung, để cải thiện quy trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần nắm bắt công nghệ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và danh tiếng công ty, cũng như chỉn chu hơn trong các bước soạn thảo mô tả công việc và phỏng vấn.

>>> Xem thêm: Chiến lược giữ chân nhân tài bằng chế độ phúc lợi


— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers