adsads
Shutterstock 1996388525 1
Lượt Xem 648

Tránh những yếu tố gây tranh cãi

Sử dụng ngôn ngữ gián tiếp trong công việc sẽ giúp bạn tránh được những tranh cãi vì nó nhấn mạnh vào nhiệm vụ hơn là người có trách nhiệm với nó. Những đồng nghiệp có lòng tự ái sẽ có thể suy diễn từ cách nhiệm vụ của bạn thành thái độ sai bảo hay không coi trọng người đó. 

Vì vậy thay vì dùng những câu như “Bạn phải hoàn thành cái này giúp tôi”, hãy nói rằng “Báo cáo này cần giao lại cho…” hay “công việc này cần được hoàn thành bởi…”. Với cách nói này, sẽ khó gây ra những hiểu lầm và khiến đồng nghiệp của bạn dễ chịu hơn.

Trao đổi trực tiếp cần thiết

 Đối với các trao đổi công việc bao gồm nhiều thông tin quan trọng và cần được bảo mật thì việc thực hiện qua email là điều bắt buộc. Tuy nhiên khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân thì trao đổi trực tiếp chính là cách tốt nhất để bạn và đồng nghiệp hiểu rõ những vấn đề của 2 bên. 

Trao đổi ngắn gọn

Khi thảo luận các vấn đề liên quan đến công việc, hãy truyền đạt thật ngắn gọn những viêc cần xử lý. Tránh vòng vo và kéo dài gây căng thẳng cho đôi bên.

Ví dụ khi bạn phản hồi với đồng nghiệp về những sai sót trong sản phẩm thiết kế, hay nói trực tiếp vào vấn đề, chỉ ra những điểm cần chỉnh sửa thay vì vòng vô chê bai thiết kế hay cách làm việc của họ. Điều này sẽ gây thêm căng thẳng và khiến vấn đề không được giải quyết. 

Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn

Đừng đi sâu vào những tiêu cực của đồng nghiệp 

Để ý quan sát thì bạn sẽ dễ nhận thấy những đồng nghiệp nào có xu hướng nhạy cảm khi làm việc. Đừng đẩy mối quan hệ đến căng thẳng bằng những lời nói gây tổn thương như “mọi chuyện không có gì, chị đừng làm quá lên”. Mỗi người sẽ có một giới hạn chịu đựng riêng, vì vậy hãy tôn trọng những khác biệt của họ. 

Nói “không” khi cần thiết

Người đồng nghiệp xấu tính đôi khi sẽ làm bạn quá tải với những công việc vốn dĩ không thuộc phạm vi của bạn và điều đó khiến bạn kiệt sức. Hãy thẳng thắn đặt ra những giới hạn, để đồng nghiệp biết được những ưu tiên trong công việc của bạn là gì, từ đó họ sẽ cân nhắc trước khi giao cho bạn một nhiệm vụ nào khác. 

Đừng cố gắng đạt được những kỳ vọng không thực tế của họ

Nếu đồng nghiệp nào đó gây áp lực buộc bạn phải đạt được thành tích trong công việc ngang bằng với họ, trước tiên hãy đánh giá lại khả năng, thời gian cũng như nguồn lực của bản thân và những người đang giúp đỡ bạn. Nếu bạn cho rằng áp lực đó được đưa ra vì một lý do không thiện chí, hãy tránh lo lắng và làm việc theo tốc độ của riêng bạn, hướng tới một kết quả tốt đẹp.

Luôn cởi mở 

Đối mặt với những phê bình từ đồng nghiệp, bất kể bạn cảm thấy thế nào, hãy lắng nghe một cách chân và thành và thiện chí, đó cũng có thể là cơ hội để bạn xem xét và tự hoàn thiện bản thân mình. 

Tập trung vào những mục tiêu cụ thể mà bạn đặt ra trong công việc, xây dựng sự tự tin cho bản thân, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, biết cách tương tác với mọi người, đó chính là chìa khóa để bạn thành công chốn công sở.  

Hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều xấu tính. Hãy tập trung vào sự tích cực và nâng cao tinh thần cho họ như những người chuyên nghiệp và quan trọng nhất là như những người tử tế.

Xem thêm: Những nguyên tắc vàng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong công việc? Hay vội vàng "xin vía" khi gặp ai...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm các công việc bên ngoài để “kiếm thêm”, bạn sẽ...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn mặt đầy tập trung của Anh Minh, một nhân viên...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện về cuộc đời mình, về quãng thời gian tôi...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không phải ai cũng có khả năng tiếp nhận lời phê...

Bài Viết Liên Quan

Tầm quan trọng của từ "trộm vía" đối với dân công sở

Bạn có bao giờ thốt lên "Trộm vía" sau những may mắn nho nhỏ trong...

Đồng nghiệp rủ rê làm "job ngoài kiếm thêm", tôi phải xử trí thế nào đây?

Khi đã có công việc ổn định nhưng đồng nghiệp lại rủ rê làm thêm...

Tầm quan trọng của "sự công nhận" ở môi trường công sở

Trong một góc văn phòng yên tĩnh, ánh đèn le lói chiếu sáng lên khuôn...

Góc tâm sự: "Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ khi đang làm việc"

Xin chào các bạn! Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một câu...

Khi đồng nghiệp "nhạy cảm với lời chê bai", làm thế nào để họ "thấy sai mà sửa"

Môi trường công việc là nơi tập hợp nhiều cá tính khác nhau, và không...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers