adsads
Copywriter và Content Writer
Lượt Xem 571

1. Copywriter là gì?

Copywriter ám chỉ những người chuyên sáng tạo nội dung bằng văn bản. Tuy nhiên, những văn bản này phục vụ cho những tài liệu tiếp thị, quảng cáo, chẳng hạn như tên thương hiệu, tên sản phẩm, tagline, slogan, kịch bản, lời thoại quảng cáo trên Radio/TV/Youtube,… 

Qua những thông tin cung cấp, Copywriter muốn thôi thúc độc giả phải thực hiện hành động nào đó đối với sản phẩm. Những hành động này bao gồm mua sắm, đánh giá sản phẩm hay tham gia chương trình, sự kiện khuyến mãi,… Hay nói cách khác, nhiệm vụ của Copywriter là là thuyết phục người đọc nghĩ rằng họ cần đến sản phẩm đó, cụ thể hơn là bán được hàng.

Với việc thể hiện sự thu hút của sản phẩm, dịch vụ, Copywriter cần phát triển những nội dung mang tính định hướng hard-selling nhiều hơn. Để làm như vậy thì nội dung cần đạt được sự thú vị, súc tích và ấn tượng. 

Copywriter và Content Writer

Copywriter sáng tạo nội dung nhằm kêu gọi độc giả hành động với sản phẩm

2. Content Writer là gì?

Content Writer, hay còn được gọi là “người viết nội dung”, là thuật ngữ ám chỉ những người đảm nhận trách nhiệm sản xuất nội dung thông qua hình thức văn bản. Tuy nhiên, nội dung mà họ tạo ra chỉ giới hạn ở phần chữ chẳng hạn như những bài báo, nội dung trang web, mô tả sản phẩm, email, ebook, thông cáo báo chí,…

Những sản phẩm mà Content Writer tạo ra thường nhằm mục đích cung cấp những thông tin đến đối tượng mục tiêu. Theo đó, nội dung sẽ trả lời được một số câu hỏi cụ thể hay cách giải quyết vấn đề nào đó mà khách hàng đang tìm kiếm.

Trong SEO, Content Writer đóng vai trò quan trọng khi tối ưu từ khóa sao cho bài viết được xếp thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm (thường là Google). Nhờ đó, bài viết sẽ tiếp cận gần hơn với người đọc nhằm đem lại giá trị về mặt thông tin, không phải chỉ đơn giản là bán hàng hay giới thiệu về sản phẩm.

Copywriter và Content Writer

Content Writer cung cấp thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm

Xem thêm: Content Marketing là gì? Những kỹ năng cần thiết và mức lương hiện nay

3. Cách phân biệt giữa khái niệm Copywriter và Content Writer

Vậy Copywriter và Content Writer có gì khác nhau? Cùng so sánh dựa trên một số tiêu chí quan trọng để biết được sự khác nhau giữa hai công việc này nhé!

Tiêu chí Copywriter Content Writer
Mục đích nội dung Nội dung được tạo ra nhằm marketing, quảng cáo và trực tiếp thuyết phục người đọc cần thiết phải mua sắm một sản phẩm nào đó. Nội dung được tạo ra nhằm marketing nhưng không trực tiếp đề cập đến việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung cũng cần có mối tương quan mật thiết với sản phẩm và thương hiệu.
Nội dung bài viết Kêu gọi hành động mua hàng qua những cách thức như:

  • Quảng cáo trực tuyến
  • Kịch bản cho các video, TV
  • Tờ rơi
  • Poster – áp phích
  • Slogan, tagline thương hiệu
  • Lời bài hát quảng cáo
  • Brochures, catalog – Những ấn phẩm quảng cáo
Cung cấp những thông tin bổ ích về sản phẩm hay những kiến thức mang tính chuyển đổi thương hiệu qua những cách thức như:

  • Blogs
  • Tin tức
  • Email newsletter
  • Thông cáo báo chí
  • Mô tả, phụ đề video
Hình thức nội dung Văn bản (ngắn gọn, súc tích) Văn bản (ngắn hoặc dài)
Thời gian viết bài Khá nhanh, gấp vì thường phải thực hiện vào phút chót. Quy trình làm việc thường không tuân theo một tuần tự cụ thể nào. Tương đối dài, theo deadline cho trước để sáng tạo thông tin gây ấn tượng với người đọc.
Mục tiêu về traffic Biến những lưu lượng truy cập hay tiếp cận quảng cáo trở thành khách hàng tiềm năng hoặc doanh số bán hàng. Đa số nội dung được phân phối đến người dùng bằng Copywriter đều qua hình thức trả phí. Content Writer: Thúc đẩy người xem với mục đích tăng lượng truy cập cho những phương tiện Digital Marketing như blog, Website. Đa số những nội dung được phân phối đến người dùng thông qua Copywriter đều không mất phí.

Copywriter và Content Writer được phân biệt qua một số tiêu chí cụ thể

Copywriter và Content Writer được phân biệt qua một số tiêu chí cụ thể

4. Các kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc Copywriter và Content Writer

Khi lựa chọn theo đuổi công việc Copywriter và Content Writer, để thành công thì bạn phải trang bị cho bản thân nhiều kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn:

  • Những kiến thức nền tảng liên quan đến sáng tạo Content: Những kiến thức này có thể là kiến thức chuyên môn, kiến thức về trình bày nội dung dạng văn bản,… để nhà sáng tạo có thể cung cấp những nội dung chất lượng, có độ kiểm chứng cao.
  • Kỹ năng “tái chế” mục đích: Là một kỹ năng khá mới mẻ với nhiều người nhưng lại cực kỳ quan trọng trong cuộc sống ngày nay, Bởi lẽ, sự tràn lan của thông tin đòi hỏi bạn phải trang bị kỹ năng “tái chế” để thiết kế lại thông tin phù hợp với từng tệp khách hàng khác nhau.
  • Kỹ năng linh hoạt văn phong: Khi tiếp cận một nội dung, thứ mà khách hàng cảm nhận chính là “giọng điệu” – hay nói cách khác là văn phong của người sản xuất nội dung đó. Vì vậy, bạn cần phải linh hoạt biến hóa văn phong cho từng nhóm đối tượng khách hàng.
  • Kỹ năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng: Để sản xuất ra những nội dung chất lượng mỗi ngày, sáng tạo là một yếu tố cực kỳ cần thiết. Mặt khác, việc nhanh nhẹn nắm bắt xu hướng sẽ giúp thương hiệu dễ tiếp cận tệp khách hàng lớn hơn.
  • Những kỹ năng cần thiết khác: Ngoài những kỹ năng kể trên, người làm công việc sáng tạo nội dung còn cần biết cách giao tiếp, quản lý thời gian, thiết kế cơ bản cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,…

Cả Copywriter và Content Writer đều cần trang bị nhiều kỹ năng

Cả Copywriter và Content Writer đều cần trang bị nhiều kỹ năng

5. Tìm việc Copywriter và Content Writer ở đâu hiệu quả?

Để tìm những công việc liên quan đến lĩnh vực Copywriter và Content Writer, bạn đọc có thể tham khảo tại những cổng thông tin sau:

  • Các hội nhóm, group liên quan đến Marketing, Content: Thích hợp với những ứng viên chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm và mới tìm hiểu, làm quen với vị trí Content.
  • Website hoặc kênh tuyển dụng chính thống của doanh nghiệp.
  • Những nền tảng, website tuyển dụng như Vietnamwork,…: Thích hợp với  những ứng viên đã có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt đáp ứng được những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng mong muốn. Đa số những việc làm đăng tải trên website tuyển dụng đều đề xuất mức lương khá tốt.

Có thể tìm kiếm công việc Copywriter hay Content Writer trên các trang tuyển dụng

Có thể tìm kiếm công việc Copywriter hay Content Writer trên các trang tuyển dụng

Trên đây là giải đáp về cách phân biệt giữa Copywriter và Content Writer mà nhiều bạn đọc quan tâm. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp độc giả có định hướng rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp của mình!

Xem thêm: Performance marketing là gì? Những hình thức Performance marketing phổ biến hiệu quả nhất hiện nay

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan
Nghề SEO

Nghề SEO là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội thăng tiến cho người theo đuổi

Với sự phát triển không ngừng của internet và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trực tuyến, nghề SEO đã trở thành công việc, vị trí không thể thiếu để giúp các trang web thu hút lượng khách hàng mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều hơn thế nữa.

AI Marketing

AI marketing: vai trò, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển

AI Marketing mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả marketing, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng AI Marketing vào hoạt động kinh doanh để bắt kịp xu hướng và gặt hái thành công trong kỷ nguyên số.

marketing executive la gi

Marketing Executive là gì? Những kỹ năng cần có của một Marketing Executive

Marketing Executive là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược marketing.

brand identity là gì

Brand Identity là gì? Quy trình xây dựng brand identity

Brand Identity không chỉ là logo hay một tông màu thương hiệu. Đó là những yếu tố tạo nên cái "tôi" riêng biệt của thương hiệu, khiến khách hàng nhớ mãi. Bài viết này sẽ dẫn bạn vào thế giới đa dạng của brand identity là gì, từ ý nghĩa quan trọng đến cách xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

Brand awareness là gì?

Brand awareness là gì? Phân loại Brand awareness

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh ngày nay, khái niệm "brand awareness" đang ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brand awareness là gì, vai trò quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu, cách phân loại brand awareness, và những bước cụ thể để xây dựng brand awareness hiệu quả.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers