adsads
de tro thanh mot nguoi sep tuyet voi duoi day la 11 dieu ban phai danh cho nhan vien cua minh 3
Lượt Xem 9 K

Hãy suy nghĩ về một người sếp mà bạn thực sự tôn trọng. Hãy suy nghĩ về một nhà lãnh đạo bạn thực sự ngưỡng mộ. Hãy suy nghĩ về một nhà lãnh đạo bạn không chỉ muốn làm việc cho mà còn vì:

Điều gì làm người đó trở nên khác biệt hơn so với những người sếp khác?

Đơn giản thôi vì họ đã cho đi một cách thoải mái, tự nguyện, và không mong sự đền đáp và vì hạnh phúc và thành công của họ là đến từ hạnh phúc và thành công của người khác.

Và bạn cũng có thể làm được điều đó. Hãy dành tặng cho nhân viên của mình:

1. Món quà của sự kiên nhẫn.

Chúng ta sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng ta có cho một số người. Tại sao? Họ quan tâm, tin tưởng chúng ta và ta không muốn làm họ thất vọng. Thể hiện sự kiên nhẫn kết hợp với sự tự tin thật sự là một cách rất hiệu quả để nhân viên biết chúng ta thực sự quan tâm và tin tưởng vào họ.

2. Món quà của sự khen ngợi.

Tất cả mọi người, bất kể là ai khi hoàn thành tốt công việc đều xứng đáng được khen ngợi và đánh giá cao.

Hầu hết chúng ta đều rất dễ để công nhận những nhân viên giỏi và họ luôn hoàn thành xuất sắc mọi việc. (Tất nhiên rất có thể lời khen ngợi nhất quán là một trong những lý do khiến họ trở nên tuyệt vời như thế). Và cũng thật khó đưa ra một lý do nào đó để khen ngợi một nhân viên chỉ hoàn thành công việc ở mức tiêu chuẩn. Nhưng đó là nguyên nhân tại sao nó rất quan trọng để thử. Một vài lời ghi nhận – đặc biệt khi lời ghi nhận đó được công khai – nó có thể trở thành nguồn cảm hứng rất lớn giúp một nhân viên bình thường trở nên xuất sắc.

Hãy cố gắng để nhận ra những tố chất tốt đẹp bên trong con người họ trước khi họ nhận ra điều đó. Sau đó bạn chỉ cần châm ngòi giúp nhân viên đạt được tiềm năng thực sự của mình.

3. Món quà của sự bỏ qua.

Khi một nhân viên phạm lỗi – đặc biệt là một lỗi nghiêm trọng – thật dễ để đánh giá họ chỉ dựa trên quan điểm sai lầm đó. Nhưng phạm sai lầm hay điểm yếu, chỉ là một phần trong toàn bộ con người.

Bạn muốn trở thành một người sếp tuyệt vời? Dừng lại một chút, nhìn về khía cạnh khác của vấn đề và nghĩ về toàn bộ những đóng góp của nhân viên đó. Đánh giá một nhân viên chỉ qua một sự việc không tốt có thể ảnh hưởng lâu dài đến cách bạn đối xử với nhân viên đó. Dám tha thứ có thể là điều kỳ diệu … nhưng dám bỏ qua hẳn lỗi lầm còn kỳ diệu hơn rất nhiều.

4. Món quà của sự giúp đỡ.

Khi bạn yêu cầu giúp đỡ – đặc biệt là từ nhân viên của mình, điều này thể hiện bạn tôn trọng người đưa ra lời khuyên. Bạn tôn trọng những kinh nghiệm, kỹ năng và hiểu biết của người đó và bạn thật sự tin tưởng họ.

Mặc dù việc nhờ giúp đỡ tương đối dễ dàng, nhưng cũng thật khó để nhờ vã khi đó là việc cá nhân.

Tôi đã từng có một cuộc họp về việc sa thải. Khi tôi trở lại nhà máy, tôi đã nghe được những lời đồn thổi cứ lan rộng ra. Một trong những nhân viên của tôi hỏi “Sao, cắt giảm nhân viên ư?”. Anh ấy đã biết và tôi nói, “Tôi không biết phải nói gì với nhân viên của mình, nếu là anh, anh sẽ nói gì?”

Anh ấy nghĩ một lúc và nói, “Chỉ cần nói với mọi người rằng anh đã cố gắng, rồi nói về định hướng của chúng ta từ bây giờ.”. Ngắn gọn và mạnh mẽ. Sau đó, anh ấy chia sẻ với tôi điều đó rất có ý nghĩa khi mà tôi đã hỏi ý kiến và cần lời khuyên của anh ấy.

Người giúp đỡ bạn sẽ cảm thấy tự tin, được tôn trọng hơn và họ có được một trong những món quà tuyệt vời nhất đó là: giúp người khác tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của họ.

5. Món quà của sự riêng tư.

Ngày nay mạng xã hội trở nên phổ biến, mọi người đều chia sẻ rộng rãi. Cuộc sống ngày càng trở nên cởi mở. Dần dần, chúng ta bắt đầu cảm thấy chúng ta có quyền muốn biết nhiều về người khác hơn bao giờ hết.

Thật ra chúng ta không có cái quyền đó và cũng không cần thiết phải biết về nhân viên quá nhiều. Thường thì món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể tặng cho nhân viên của mình chính là món quà của sự riêng tư, không đòi hỏi, không tò mò – nhưng luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ khi nhân viên muốn hoặc cần chia sẻ.

Tôn trọng sự riêng tư của người khác và giúp họ bảo vệ sự riêng tư cá nhân. Không cần thiết phải biết hết thì đó mới gọi là quan tâm.

6. Món quà cơ hội.

Mỗi công việc đều mang những giá trị lớn lao. Và mỗi nhân viên đều có tiềm năng cả về chuyên môn lẫn tố chất để đạt được những điều lớn lao đó.

Dành thời gian để phát triển nhân viên trong công việc mà họ hy vọng một ngày nào đó họ sẽ gặt hái được thành quả, ngay cả khi công việc đó với một công ty khác. Hãy luôn giúp đỡ nhân viên của bạn tìm và nắm bắt cơ hội.

Giúp đỡ nhân viên làm việc theo ước mơ của họ – và giúp họ mở ra cánh cửa hoàn toàn mới mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới.

7. Món quà của sự chân thành.

Những lời nói mật ngọt rất dễ nghe . Sự chuyên nghiệp cũng rất dễ hiển thị. Rất hiếm để nhận thấy một người vừa giữ được sự chuyên nghiệp cao vừa có thể dễ dàng mở lòng. Họ sẵn sàng thể hiện sự phấn khởi chân thật khi mọi việc diễn ra tốt đẹp. Họ sẵn sàng thể hiện sự tín nhiệm chân thành cho sự chăm chỉ và nổ lực. Họ sẵn sàng tỏ ra thất vọng – không phải ở người khác, mà ngay trong chính họ.

Họ thoải mái biểu hiện sự tán dương, đồng cảm hay lo lắng. Nói tóm lại, họ là tuýp người cởi mở và quan trọng hơn, hãy để nhân viên của bạn làm điều tương tự.

8. Món quà của sự tự do.

Mỗi công việc đều có cách làm tốt nhất, vì vậy hầu hết các nhà lãnh đạo đều thực hiện theo quy trình và thủ tục.

Tuy nhiên, với nhân viên, sự gắn kết và hài lòng phần lớn lại dựa trên sự tự chủ và độc lập. Tôi quan tâm nhất khi nó là “của tôi.”, khi tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm và quyền hạn không chỉ để làm những gì được giao, mà còn làm những gì là đúng.

Tạo ra các quy chuẩn và hướng dẫn, nhưng sau đó cho nhân viên của bạn quyền tự chủ và độc lập để làm theo cách riêng tốt nhất của họ dựa trên các nguyên tắc đó Hướng cho nhân viên của bạn thay đổi suy nghĩ từ “phải làm” thành “muốn làm”, chỉ có như thế mới giúp họ thấy được ý nghĩa của công việc và là một trong những cách giúp họ phát huy tối đa kỹ năng, tài năng và kinh nghiệm của mình.

9. Món quà của tình yêu.

Tôi không hoàn hảo. Bạn không hoàn hảo. Chúng ta đều muốn trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều vô tình để mình rơi vào những thói quen, khuôn khổ vốn có… Chính vì thế chúng ta đều cần những phản hồi mang tính xây dựng. Chúng ta cần những lời khuyên, hướng dẫn và thậm chí là một cú đá mạnh vào mông để tỉnh người ra.

Sẽ khá dễ dàng để đưa ra phản hồi trong quá trình đánh giá hay khi bình luận một điều gì đó. Nhưng sẽ khó khăn hơn khi nói “Tôi biết bạn có nhiều khả năng hơn thế”

Hãy suy nghĩ về một khoảng thời gian khi có ai đó nói với bạn điều bạn vừa không muốn nghe nhất – nhưng lại vẫn cần nghe nhất. Bạn đã bao giờ quên những lời đó. Nó đã thay đổi cuộc sống của bạn.

Thế thì hãy thay đổi cuộc sống của một người khác.

10. Món quà của sự tôn trọng.

Sẽ có những nhân viên không được như mong đợi. Có thể họ không thật sự giỏi và nhạy bén trong công viêc. Hoặc có thể họ lười. Hoặc có thể họ thuộc kiểu người hay phạm lỗi. Cuối cùng, họ buộc phải ra đi.

Tuy nhiên, bất kể trình độ của họ như thế nào, mọi nhân viên đều xứng đáng được đối xử tôn trọng. Sự mỉa mai, liếc mắt và những bình luận khó nghe, tất cả những điều đó sẽ làm giảm lòng tự trọng của họ.

Món quà tinh thần hết sức cần thiết ngay lúc này là khiến nhân viên luôn cảm thấy được tôn trọng ngay cả trong hoàn cảnh tồi tệ nhất. Tóm lại, bạn có thể sa thải một nhân viên, nhưng bạn không bao giờ được hạ thấp hoặc làm nhục nhân viên đó.

11. Món quà của mục đích.

Sự hoàn thiện là điều chúng ta luôn muốn vươn tới. Tất cả chúng ta đều có xu hướng thích làm việc theo nhóm và sự kết hợp này biến công việc thành một nhiệm vụ và biến một nhóm của từng cá thể trở thành một đội nhóm thực sự.

Hãy tạo ra một sứ mệnh có ý nghĩa cho đội nhóm của bạn – một sứ mệnh có tầm ảnh hưởng thật sự và để nhân viên của bạn nhận thấy những gì họ làm sẽ tạo ảnh hưởng đến khách hàng, doanh nghiệp, cộng đồng … và bản thân họ.

Chúng ta luôn tìm kiếm ý nghĩa thật sự trong công việc của mình. Hãy giúp nhân viên của bạn tìm ra ý nghĩa đó và họ sẽ luôn cảm thấy bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

Đó là một trong những món quà tốt nhất mà bất cứ nhà lãnh đạo nào có thể dành cho nhân viên của mình.

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Xây dựng chương trình đào tạo thực tập sinh chuẩn chỉnh để tìm thấy "kim cương trong đá"

Xây dựng một chương trình thực tập sinh chuẩn chỉnh là một phần quan trọng của việc phát triển tương lai của tổ chức. Việc...

Nghệ thuật khai phá năng lực nhân viên: Sếp hãy bắt đầu giao "việc lớn"

Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn mong muốn đội ngũ nhân viên của mình phát triển, cống hiến hết tiềm năng và đóng góp...

Truyền cảm hứng chính là một loại năng lực, vậy làm sao để trở thành một người sếp truyền cảm hứng?

Truyền cảm hứng không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một loại năng lực quan trọng đối với bất kỳ người lãnh đạo...

Bạn có sẵn sàng tuyển dụng nhân viên cũ?

Chắc hẳn, trong sự nghiệp làm việc của mỗi người, có những quyết định đánh dấu những bước ngoặt quan trọng. Đối với nhân sự,...

Internal Recruitment - nhân tài tưởng xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt

Trong hành trình không ngừng mở rộng và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều tìm kiếm những ‘ngôi sao’ sáng giá để gia nhập đội...

Bài Viết Liên Quan

Xây dựng chương trình đào tạo thực tập sinh chuẩn chỉnh để tìm thấy "kim cương trong đá"

Xây dựng một chương trình thực tập sinh chuẩn chỉnh là một phần quan trọng...

Nghệ thuật khai phá năng lực nhân viên: Sếp hãy bắt đầu giao "việc lớn"

Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn mong muốn đội ngũ nhân viên của mình...

Truyền cảm hứng chính là một loại năng lực, vậy làm sao để trở thành một người sếp truyền cảm hứng?

Truyền cảm hứng không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một loại năng...

Bạn có sẵn sàng tuyển dụng nhân viên cũ?

Chắc hẳn, trong sự nghiệp làm việc của mỗi người, có những quyết định đánh...

Internal Recruitment - nhân tài tưởng xa tận chân trời nhưng gần ngay trước mắt

Trong hành trình không ngừng mở rộng và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều tìm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers