Lượt Xem 39

1. Tầm quan trọng của việc phản hồi và đánh giá ứng viên

Tạo mối tương tác tích cực, ấn tượng tốt với ứng viên

Phản hồi và đánh giá ứng viên cũng là cơ hội để tạo mối tương tác tích cực với họ. Các cuộc trò chuyện sau phỏng vấn hoặc khi thông báo kết quả có thể giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công ty và quy trình tuyển dụng, đồng thời cho phép họ đặt câu hỏi và thể hiện sự quan tâm của mình.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng tích cực 

Khi doanh nghiệp cung cấp phản hồi và đánh giá một cách tử tế và chuyên nghiệp, ứng viên sẽ có ấn tượng tốt về công ty và quy trình tuyển dụng. Bằng cách cung cấp phản hồi và đánh giá, doanh nghiệp còn thể hiện sự tôn trọng đối với thời gian và nỗ lực mà ứng viên đã đầu tư trong quá trình tuyển dụng. Điều này có thể tạo dựng một hình ảnh tích cực về công ty và thu hút các ứng viên chất lượng.

Cung cấp thông tin phản hồi cụ thể để giúp ứng viên cải thiện

Phản hồi và đánh giá ứng viên giúp tạo sự minh bạch trong quy trình tuyển dụng. Ứng viên sẽ biết rõ về lý do tại sao họ được chọn hoặc không được chọn, và điều này có thể giúp họ cải thiện kỹ năng và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

2. Quy tắc phản hồi và đánh giá ứng viên

Hãy lịch sự và chuyên nghiệp

Việc phản hồi và đánh giá ứng viên sẽ dễ đem lại ấn tượng tiêu cực nếu như không được đưa ra một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng “Kỹ thuật sandwich” để đưa ra phản hồi hiệu quả. Trong kỹ thuật này, một phản hồi tiêu cực được “bọc” bên trong hai phản hồi tích cực – giống như một chiếc bánh sandwich. Thông thường, bạn sẽ bắt đầu bằng một nhận xét tích cực, sau đó là phản hồi cần cải thiện, và cuối cùng là một nhận xét tích cực khác.

Không mang tính công kích cá nhân 

Tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm hoặc kỳ thị. Đánh giá ứng viên dựa trên năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất công việc, không phải dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, hoặc các yếu tố cá nhân khác. Luôn đối xử với ứng viên một cách tôn trọng và chu đáo. Điều này bao gồm sự lắng nghe, trả lời các câu hỏi một cách trung thực và không sử dụng ngôn ngữ xúc phạm hoặc không tôn trọng.

Cung cấp phản hồi kịp thời và hướng dẫn cải thiện

Nhà tuyển dụng cần cung cấp phản hồi sớm sau quá trình phỏng vấn để ứng viên có cơ hội cải thiện và nắm bắt thông tin ngay lập tức. Cung cấp phản hồi kịp thời và sớm đối với ứng viên là quan trọng để duy trì một quá trình tuyển dụng chuyên nghiệp và tạo ra trải nghiệm tích cực cho tất cả các bên liên quan. Nếu có thể, nhà tuyển dụng hãy cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách ứng viên có thể cải thiện kỹ năng hoặc chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc phỏng vấn trong tương lai.

Tóm lại, việc đưa ra lời nhận xét đánh giá ứng viên cũng cần được xây dựng một cách chỉn chu và chuyên nghiệp. Tuy đây chỉ là hành động nhỏ nhưng lợi ích mà nó đem lại cho ứng viên và cả doanh nghiệp là rất lớn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những “chiêu thức” giúp đưa ra phản hồi đánh giá ứng viên hiệu quả.

Xem thêm: Gen Y-Z dần tin vào nội dung định hướng nghề nghiệp trên TikTok, nhà tuyển dụng nên làm gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Kỹ thuật phỏng vấn không cấu trúc (Unstructured interview) giúp khai thác sâu ứng viên của bạn

Khi một tổ chức cân nhắc việc tuyển dụng vị trí mới, nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn những ứng viên phù hợp nhất để...

7 điều HR phải luôn tự hỏi chính mình khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Trong thời kỳ cạnh tranh sôi nổi của thị trường lao động, HR không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nhân...

Cách đo lường sức mạnh và tỷ suất ROI của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Trong lĩnh vực tuyển dụng, việc thành công không thể thiếu yếu tố xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Đó chính là cách mà một...

6 bước xây dựng thành công thương hiệu tuyển dụng

Bạn có ý thức về khái niệm "thương hiệu tuyển dụng" và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng không? Thương hiệu tuyển...

Bài Viết Liên Quan

Kỹ thuật phỏng vấn không cấu trúc (Unstructured interview) giúp khai thác sâu ứng viên của bạn

Khi một tổ chức cân nhắc việc tuyển dụng vị trí mới, nhà tuyển dụng...

7 điều HR phải luôn tự hỏi chính mình khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Trong thời kỳ cạnh tranh sôi nổi của thị trường lao động, HR không chỉ...

Cách đo lường sức mạnh và tỷ suất ROI của việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Trong lĩnh vực tuyển dụng, việc thành công không thể thiếu yếu tố xây dựng...

6 bước xây dựng thành công thương hiệu tuyển dụng

Bạn có ý thức về khái niệm "thương hiệu tuyển dụng" và tại sao nó...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.