adsads
1 1200x900 2
Lượt Xem 6 K

Xu hướng nhảy việc này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ công ty, mà còn ảnh hưởng đến bản thân người lao động. Vậy đối với những người liên tục nhảy việc vì đam mê lương cao nhà tuyển dụng nên xử trí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây với HR Insider.

Thực tế cho thấy quá trình nhảy việc của nhân viên

Sau một thời gian làm việc tại công ty, 99% người lao động muốn ký hợp đồng lao động mới với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do quỹ lương hạn hẹp nên dù HR có kiến ​​nghị với ban giám đốc cũng không thể tăng lương cho người lao động.

Tuy nhiên, các công ty thường yêu cầu cao về trình độ học vấn và phát triển bản thân trong nhiều lĩnh vực mà nhân viên lại đặt tiền lương lên hàng đầu, điều này vô tình dẫn đến mâu thuẫn giữa công ty và nhân viên. Đôi bên sớm muộn gì cũng phải xa nhau, vì không có “tiếng nói” chung.

Phương Loan, một “chuyên gia nhảy việc” cho biết: “Việc tăng lương nhanh nhất và phổ biến nhất là chuyển việc. Những người không đủ năng lực thì ngại thay đổi công việc và ngại thay đổi. Nhưng làm việc ở những môi trường khác nhau sẽ mang lại cho người trẻ rất nhiều điều. Họ biết lựa chọn nhiều công việc tốt theo khả năng của mình, mức lương cũng tương xứng.

Câu chuyện cô gái nhảy việc liên tiếp vì đam mê lương cao

Minh Trang (25 tuổi) xin chuyển công ty. Khi được hỏi về lý do nghỉ việc, Minh Trang thừa nhận khi ứng tuyển, cô chỉ quan tâm đây là việc cô định hướng tới và có mức lương cao, cô cho biết, lương chính thức nhận được tại những công ty cô làm việc thấp hơn nhiều so với quảng cáo do đó mà cô nghỉ.

Đây là một trong những vấn đề mà Minh Trang quan tâm nhất, thậm chí cô nói rằng, nếu mức lương không đạt như kỳ vọng trong tháng đầu, cô sẽ xin nghỉ ngay. Chính vì vậy mà một năm có có thể làm được 4 công ty. 

Cô học ngành sales và biết rằng đây là ngành luôn tuyển dụng. Vậy nên cô không lo lắng rằng sẽ thất nghiệp. Cô tự tin vào khả năng của mình, có thể bán mọi thứ. 

Một ngày nọ, khi nhà tuyển dụng thấy hồ sơ của cô, thông qua một vài câu hỏi biết rằng cô là một người có tài nhưng vì đam mê lương cho nên hiện tại cô vẫn đang lạc lõng. Hôm đó nhà tuyển dụng không mời cô làm việc nhưng đưa lời khuyên cho cô.

“Chị thấy em là một người tài năng qua cách em thể hiện, nhưng em có định hướng trong trong tương của mình lai chưa? Hay em tiếp tục cuộc phiêu bạt này và hiện tại em đang 25 tuổi? Em sẽ định sử dụng tài năng mà em có như thế nào để giúp xã hội? Có khi nào em cảm thấy lạc lõng không?

Khi được nhà tuyển dụng hỏi, Minh Trang hoàn toàn lúng túng và không có câu trả lời rõ ràng. Những câu hỏi này đã khiến cô có cái nhìn khác về nhìn nhận năng lực của bản thân và sự nghiệp của cô trong tương lai.

Vậy là nhà tuyển dụng bạn đã biết mình nên xử trí như thế nào chưa? Sau khi đã giải quyết xong vấn đề trên bạn nên đưa ra những tiêu chí thu hút nhân tài liên tiếp bằng cách nào?

Nói về trường trải nghiệm mới mẻ đầy thách thức

Không phải ai cũng biết mình muốn gì và phù hợp với mình. Không phải ai cũng thích sự ổn định, không thử thách, hoặc không áp lực. Chính vì vậy mới nảy sinh tình trạng nhân sự, nhân sự sau khi vào công ty làm việc được một thời gian thì lập tức xin nghỉ việc. 

Đối với những nhân viên này, có thể thử thách bản thân trong nhiều lĩnh vực là yếu tố chính để họ tìm kiếm một môi trường làm việc mới. Vì vậy, họ thường có thói quen thay đổi công việc và trải qua nhiều môi trường, công việc khác nhau. Ngoài ra, đối với những người trẻ ngày nay, thật khó để dính vào những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày.

Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty nằm trong ngành sản xuất, những công ty cần sử dụng lượng lớn lao động cho công việc đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt dây chuyền sản xuất. Nếu công việc hiện tại có lịch họp dày đặc, yêu cầu thường xuyên có mặt tại công ty sẽ khiến nhân viên cân nhắc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.

Để họ hiểu được giá trị về phát triển bản thân

Không phải nhân viên nào cũng làm việc vì tiền, có thể vì họ chưa tìm ra đam mê hoặc mục tiêu trong cuộc sống. Họ luôn mong rằng mỗi ngày sẽ có một lộ trình thăng tiến cụ thể và có cơ hội phát triển năng lực bản thân. Vì vậy, việc đứng im là một bước lùi đáng kể cho sự nghiệp của họ.

Những nhân viên xuất sắc sẽ dần mất kiên nhẫn với công ty khi năng lực của họ không được công nhận nhưng vẫn phải cống hiến hết mình cho công việc. Điều này dẫn đến tâm lý bực bội, thất vọng và muốn nhảy cao hơn bao giờ hết.

Hiện nay, ngày càng nhiều công ty mới thành lập ra đời với môi trường làm việc khác với môi trường truyền thống. Không chỉ vậy, các công ty nước ngoài cũng không ngừng phát triển và đặt trụ sở quy mô lớn tại Việt Nam, với văn hóa doanh nghiệp tốt, mức lương cao ngất trời và nhiều phúc lợi hấp dẫn. Những địa điểm làm việc này được ví như “miền đất hứa” của các nhân tài. Các chủ doanh nghiệp cũ nếu không muốn bị nhân viên giỏi “cướp lên giàn” thì hãy cẩn thận. Đây cũng là một đề xuất giúp bạn góp ý với doanh nghiệp mở rộng hơn trong tương lai để thu hút nhiều nhân tài hơn.

Vậy chính nhà tuyển dụng là người có thể thay đổi tình huống đối với những nhân viên nhảy việc liên tiếp vì đam mê lương cao. Mong rằng thông qua những thông tin mà HR Insider cung cấp trên sẽ mang lại cho bạn các ứng phó mới trong khi tuyển dụng.

>> Xem thêm: Đào tạo kỹ năng phỏng vấn cho nhân viên, liệu có cần thiết?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers