adsads
gen z là gì
Lượt Xem 2 K

Gen Z là gì?

Gen Z là gì? Gen Z hay Generation Z là thuật ngữ dùng để gọi nhóm người sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012. Họ là những người sinh ra vào thời kỳ công nghệ, Internet bùng nổ nên còn được gọi bởi nhiều cái tên khác như iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives,…

Phần lớn thì Gen Z là con cái của Gen X (sinh từ năm 1965 đến 1979), thế hệ tiếp theo Gen Z chính là (Thế hệ Y) và trước Thế hệ Alpha (α).

Hiện nay, theo thống kê trên toàn cầu, thế hệ Gen Z bao gồm khoảng 2,6 tỷ người trên toàn thế giới, tương đương với khoảng ¼ dân số toàn cầu. Tại Việt Nam thì Gen Z chiếm khoảng 25% lực lượng lao động cả nước, tương đương khoảng 15 triệu người.

Xem thêm :

gen z là gì

Tại sao lại gọi là Gen Z

Vậy nguồn gốc của Gen Z là gì? Thực chất Gen Z là sự tiếp nối của Gen Y (1981-1996) và Gen X (1965-1980). Trong khi Gen X sinh ra và lớn lên trong thời điểm thế giới đang có những bước tiến vượt bậc, chẳng hạn như khám phá không gian hay phát triển máy tính. Thì Gen Z sinh ra vào thời kỳ công nghệ, Internet bùng nổ.

Thuật ngữ Gen Z lần đầu tiên sử dụng là trong 1 bài viết trên Ad Age vào tháng 9 năm 2000, do thế hệ này ra đời ngay sau Gen Y nên nó được gọi là Gen Z. Đây là thể hệ sinh ra trong kỷ nguyên phổ cập Internet, khác với thế hệ Y sinh ra trong quá trình hình thành và phát triển của Internet.

Đặc điểm của thế hệ Gen Z

Đặc điểm của thế hệ Gen Z là gì? Đây chính là những điểm nổi bật để có thể nhận diện thể hệ nay so với những thế hệ khác trước đó. Một số đặc điểm nổi bật khắc họa rõ nét về thế hệ Gen Z là:

  • Có nhận thức mạnh mẽ về thông tin truyền thông đại chúng: Những bạn trẻ thế hệ Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số như Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động. Điều này đã tạo nên nhận thức mạnh mẽ về sức mạnh của thông tin, truyền thông đại chúng và trải nghiệm ảo và toàn cầu hoá.
  • Luôn tìm kiếm và tôn trọng sự thật: Internet và thông tin đại chúng đã giúp Gen Z luôn tìm tòi mọi thử, đặc biệt là sự thật đằng sau các sự việc, vấn đề đưa ra.
  • Đề cao cái tôi và tự do cá nhân: Họ yêu thích sự tự chủ trong cuộc sống cả nhân lẫn tài chính. Họ tôn trọng đời sống cá nhân của người khác cũng như mong muốn người tôn trọng con người cá nhân của mình.

Những đặc điểm này có thể sẽ là điểm mạnh nhưng cũng có thể là điểm yếu bởi sự đặc thù khác biệt so với các thể hệ trước đây. Đặc biệt là trong các môi trường làm việc, đây là nơi giao thoa giữa nhiều thế hệ và tư tưởng cũng như suy nghĩ khác nhau.

Đặc điểm của thế hệ Gen Z

Sự khác biệt giữa Gen Z và Gen Y

Tuy có sự khác biệt về thế hệ, nhưng khoảng cách giữa 2 nhóm này không quá xa. Đặc biệt là lứa các bạn trẻ nằm ở khoảng cuối Gen Y và đầu Gen Z. Vì vậy giữa họ cũng sẽ có một số điểm chung khá giống nhau, kể đến như:

  • Họ đều thích độc lập, mong muốn đóng góp cho cộng đồng, lấy tri thức là “kim chỉ nam”,…
  • Đều lớn lên và nhận được ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển khoa học kỹ thuật, với những phát minh công nghệ tiến bộ, tiên tiến. Vì vậy, tư duy học hỏi của 2 nhóm thế hệ này vì thế cũng trở nên cởi mở, từ đó đón nhận nhiều cơ hội hơn.

Về điểm khác biệt giữa 2 thế hệ này được thể hiện rõ như sau:

  • Gen Z khác biệt và có phần “nổi trội” hơn đàn anh, đàn chị đi trước lối suy nghĩ táo bạo “dám nghĩ, dám làm”.
  • Sự khác biệt so với thế hệ “anh chị” trước ở các điểm sau: họ mơ mộng hơn so với thực tế, có tư duy kinh doanh hơn, hoạt ngôn hơn, cạnh tranh hơn, mưu cầu an toàn và được bảo vệ, có định hướng mục tiêu tài chính và sự nghiệp rõ ràng.
  • Gen Z dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cách biệt văn hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc,…
  • Họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, vấn đề tâm lý, cảm xúc,…của mình.
  • Tuy nhiên, họ thường bị gắn kèm với một số “mác” tiêu cực như: thế hệ lo âu/trầm cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bảo bọc quá nhiều,…

Chân dung của một Gen Z chốn công sở 

Có tính cạnh tranh cao

Họ có tính cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là trong công việc. Họ luôn muốn tìm một công việc lương cao. Họ quen với phong cách làm việc cạnh tranh và thử thách bản thân. Điều này cũng có thể tạo ra cảm giác tiêu cực cho họ khi làm việc với các thể hệ khac.

Nếu các công ty khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh tại nơi làm việc, thì những ứng viên trẻ này sẽ có động lực cao và có thể dễ dàng phát huy hết tiềm năng của mình. Gen Z họ không ngại việc tìm kiếm những ý tưởng mới để áp dụng vào công việc và tạo ra những lợi ích bất ngờ cho công ty của họ.

Thích làm việc độc lập

Bản chất cạnh tranh của Gen Z khiến họ muốn được kiểm soát công việc của mình mà không phụ thuộc vào nó. Đây cũng chính là lý do tại sao các Gen khác thường cảm thấy Gen Z kiêu ngạo trong việc giao tiếp và ngại lắng nghe những lời chỉ trích.

Gen Z cũng luôn chủ động nghiên cứu và tiếp cận nhiều nguồn thông tin nên họ có chính kiến ​​rất mạnh mẽ và muốn được lắng nghe. Họ đặc biến muốn được đóng góp bình đặc vào công việc và có quyền tự quản lý, lãnh đạo các dự án để có thể vững vàng hơn trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, họ vẫn hợp tác với các đồng nghiệp khác đấy nhé!

Chân dung của một Gen Z chốn công sở

Nhanh nhạy với công nghệ 

Gen Z là thế hệ được sinh ra trong những năm bùng nổ của Internet và các sản phẩm công nghệ. Họ được xem như là những người “bản địa” trong thế giới kỹ thuật số này. Gen Z có thể sử dụng thành thạo nhiều loại máy văn phòng, hay vận hành nhanh các phần mềm nội bộ phức tạp chỉ với một vài thao tác hướng dẫn.

Họ cũng có thể tận dụng lợi thế này cực hiệu quả khi tìm kiếm thông tin, ý tưởng kinh doanh mới hoặc sáng kiến cải thiện công việc của mình. Họ có thể tận dụng tối đa công nghệ để thực hiện công việc của mình.

Cởi mở

Gen Z không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự khác biệt về chủng tộc, xu hướng tình dục hay tôn giáo của những người xung quanh mình. Họ thường đánh giá và nhìn nhận một người phụ thuộc vào chính con người và tính cách, chứ không phải là từ xuất thân của người đó.

Điều này dễ hiểu khi Gen Z được sinh ra trong thời kỳ hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet. Họ cũng có nhiều cơ hội được tiếp xúc và giao lưu với những nền văn hóa khác nhau từ rất sớm. Với Gen Z không còn chỗ cho những đánh giá chủ quan về đặc điểm nhận dạng của đối phương.

Sự thích ứng của doanh nghiệp với nhân sự Gen Z 

Những lứa Gen Z đời đầu đã và đang dần trở thành lực lượng lao động quan trọng hiện nay, vì vậy, các doanh nghiệp muốn thành công cần biết thích ứng và có những điều chỉnh phù hợp để có thể tận dụng nguồn nhân tài mới mẻ, là luồng “gió mới” đầy tiềm năng này.

Chấp nhận sự đa dạng 

Có đến 63% Gen Z cảm thấy môi trường làm việc với sự đa dạng về văn hoá, giáo dục và kỹ năng là vô cùng quan trọng. Công bằng và hợp tác chính là những điều lý tưởng mà Gen Z thực sự tìm kiếm.

Đặc biệt, sự đa dạng của nhân viên tại các tổ chức doanh nghiệp cũng có thể giữ chân nhân viên được lâu hơn.

Thích ứng công nghệ

Theo thống kê có đến hơn ¾ các bạn trẻ thuộc thế hệ  Gen Z dành từ 1 – 10 tiếng mỗi ngày để sử dụng và kết nối với các thiết bị điện tử, công nghệ. Đây chính là chìa khóa vàng của năng suất hiện đại. Doanh nghiệp và đội ngũ quản lý am hiểu và cởi mở với công nghệ sẽ thu hút sự quan tâm của nhân sự Gen Z. Đặc biệt là sử dụng các ứng dụng công nghệ vào quá trình làm việc để tăng hiệu suất công việc.

Mặt khác, để dễ dàng tiếp cận nhân sự Gen Z, công ty cần xây dựng thương hiệu tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, hay Tiktok.

Sự thích ứng của doanh nghiệp với nhân sự Gen Z

Giao tiếp thường xuyên 

Nhắn tin, trao đổi ngắn qua email, hay chỉ đơn giản là sử dụng emoji và nhãn dán trong các cuộc hội thoại cũng  sẽ giúp Gen Z thoải mái và dễ dàng kết nối với các thành viên hơn.

Người quản lý có thể thường xuyên đưa ra các phản hồi, nhận xét ngắn gọn, cô đọng vấn đề và tạo cơ hội mở, tin tưởng để nhân viên Gen Z có thể tự do khám phá và hoàn thành tốt công việc của mình.

Tính chất công việc linh động

Các công việc remote luôn thu hút nhiều các bạn trẻ thế hệ Gen Z. Theo khảo có đến 69,5% Gen Z thích làm việc theo hình thức hybrid (linh động làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa). Với khả năng làm việc độc lập tốt, tính chất công việc linh động sẽ giúp Gen Z phát huy hết sở trường và tư duy sáng tạo của mình

Doanh nghiệp có thể cân nhắc mô hình làm việc kết hợp: online – offline, vừa mang lại cơ hội làm việc mới mẻ, vừa đảm bảo quản lý được các công việc của Gen Z tại văn phòng hiệu quả.

Như vậy, bài viết của chúng tôi đã giải đáp về khái niệm Gen Z là gì và những thông tin tổng quan quan trọng. Thế hệ Gen Z với tư duy tiếp cận mới mẻ, tự tin sẽ là luồng gió mới và là những nhân tố sẽ bùng nổ và ngày càng có sự phát triển hơn nữa, đặc biệt là môi trường việc làm hiện nay.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers