adsads
nghiep vu la gi
Lượt Xem 7 K

Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ là những kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định của một ứng viên/ nhân sự nào đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao. Cũng có đôi khi, Nghiệp vụ là một trong những công cụ để đo trình độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào mà thôi.

Người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện những công việc có năng suất và chất lượng, đạt hiệu quả cao hơn người có Nghiệp vụ thấp.

Vì thế, trong nhiều trường hợp và ngành nghề, Nghiệp vụ chính là thước đo năng lực của nhân viên khi thực hiện công việc. Đồng thời, đây cũng là căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương, thăng chức.

<strong>Nghiệp vụ</strong> là gì?

Xem thêm :

Nghiệp vụ được phân thành mấy nhóm?

Nghiệp vụ có thể được phân thành hai nhóm chính là: Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn và Nghiệp vụ theo tính chất công việc. Cụ thể như sau:

Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

Đây là Nghiệp vụ đã có từ trước, tích lũy trong quá trình học tập và sau đó vận dụng, sáng tạo trong công việc, giúp mọi nhiệm vụ được hoàn thành một cách thuận lợi nhất. Dù bạn ứng tuyển vào bất kỳ công việc, lĩnh vực nào thì nhà tuyển dụng cũng sẽ ưu tiên ứng viên cùng ngành và cùng chuyên môn để xét tuyển trước. Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn một công việc nào đó, bạn cần đầu tư kiến thức chuyên môn vững vàng về công việc đó.

Nghiệp vụ theo tính chất của công việc

Nghiệp vụ yêu cầu các kỹ năng nhất định để thực hiện một công việc cụ thể. Chẳng hạn như Nghiệp vụ ngành kế toán, công an, quân đội… Từng công việc khác nhau sẽ có Nghiệp vụ chuyên môn khác nhau phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đang đảm nhận. Nghiệp vụ theo tính chất công việc cũng yêu cầu tính cách của bạn phải phù hợp với nghề đó. Đây là cách để bạn kiểm tra xem bản thân mình nên lựa chọn nghề nào và làm công việc gì thì phù hợp.

Xem thêm:

<strong>Nghiệp vụ</strong> được phân thành mấy nhóm?

Các yếu tố đo lường Nghiệp vụ

Để đánh giá Nghiệp vụ của ứng viên, các nhà tuyển dụng phải suy xét rất nhiều yếu tố để làm thước đo cho ứng viên. Dưới đây là một số tiêu chí đo lường Nghiệp vụ chính xác:

Kiến thức chuyên môn

Yếu tố đầu tiên để đo lường nghiệp vụ là gì? Đó chính là kiến thức chuyên môn. Trong xã hội ngày nay, một số người vẫn cho rằng “Bằng cấp không quan trọng”. Tuy nhiên trên thực tế, việc nắm giữ tấm bằng đúng chuyên môn là lợi thế lớn khi ứng tuyển bất kỳ công việc nào. Bởi vì nếu bạn có kiến thức về ngành nghề đó từ trước thì bạn sẽ dễ dàng tiếp thu công việc hơn, quá trình ứng dụng và sáng tạo trong công việc cũng thuận lợi hơn.

Khi có năng lực chuyên môn vững vàng, bạn sẽ dễ dàng đảm nhận vị trí mới, thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới. Từ đó, hiệu suất làm việc và tỷ lệ hoàn thành cao hơn.

Kỹ năng mềm liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

Có nhiều người không đánh giá cao những kỹ năng mềm trong công việc. Điều này là sai lầm bởi vì chính các kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn phát triển tốt, tiến xa hơn trong công việc. Vậy kỹ năng mềm trong Nghiệp vụ là gì? Đó là các kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, lập kế hoạch, làm việc nhóm, làm việc độc lập,…

Đây sẽ là điều kiện đủ để giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả. Và chính các kỹ năng này sẽ giúp họ phát triển, nâng cao cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.

Kỹ năng mềm liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn

Sức khỏe nghề nghiệp

Sức khỏe cũng là yếu tố mà nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, đây sẽ là thước đo để đánh giá Nghiệp vụ bởi muốn hoàn thành công việc nhanh chóng, đạt kết quả tốt thì bạn phải có sức khỏe tốt để đảm đương lượng công việc được giao.

Đừng bao giờ xem thường sức khỏe của mình bởi nếu làm việc quá sức sẽ dẫn khiến chất lượng công việc giảm sút. Hãy cố gắng quản lý thời gian tốt hơn để biết phân chia công việc hợp lý, ưu tiên công việc quan trọng, biết lúc nào nên làm, lúc nào cần nghỉ ngơi. Dù thời gian làm việc ngắn nhưng với mức độ tập trung cao, sức khỏe tốt thì bạn vẫn đem lại được hiệu quả công việc như mong đợi.

Xem thêm: Revenue là gì và bài toán xây dựng Revenue hiệu quả của các công ty

Nghiệp vụ cơ bản đối với 5 ngành nghề

Nghiệp vụ ngân hàng

  • Nghiệp vụ mở tài khoản, nhận tiền gửi: Thu hút khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính và mở tài khoản, làm thẻ, gửi tiền tiết kiệm, lập sổ tiết kiệm ngân hàng,…
  • Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng: Là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, gồm vay thế chấp, vay mua tài sản, gói vay kinh doanh, thẻ tín dụng,… để mang lại lợi nhuận cao, hạn chế tối đa nợ xấu.
  • Nghiệp vụ đầu tư: Môi giới, mua bán trái phiếu và đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh, tư vấn mua bán sáp nhập.
  • Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: Mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu thương mại, thanh toán quốc tế,…
  • Các Nghiệp vụ khác: Ủy thác, mua bán hộ, quản lý đầu tư, Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, Private Equity, Prime Brokerage,…

Nghiệp vụ kế toán

Các Nghiệp vụ kế toán nội bộ bao gồm:

  • Nghiệp vụ kế toán thuế: Hoạt động ghi nhận các khoản thuế hàng ngày, làm báo cáo quyết toán thuế định kỳ, nộp thuế, nhận hoàn thuế đầu năm và cuối năm.
  • Nghiệp vụ kế toán mua hàng, bán hàng, công nợ
  • Nghiệp vụ kế toán kho
  • Nghiệp vụ kế toán tiền lương, khoản tiền trích theo lương
  • Hạch toán Nghiệp vụ kế toán cuối kỳ, kế toán tổng hợp

Nghiệp vụ lễ tân khách sạn

  • Đón tiếp khách hàng lưu trú
  • Thực hiện check in, check out, thanh toán cho khách
  • Giới thiệu dịch vụ phòng, giải đáp thắc mắc cho khách lưu trú
  • Đặt phòng, giải quyết booking
  • Tiếp nhận yêu cầu của khách lưu trú, chuyển giao cho bộ phận liên quan khác
  • Xử lý tình huống cho khách lưu trú

Nghiệp vụ buồng phòng

  • Check tình trạng phòng, kiểm tra thông tin khách hàng từ bộ phận lễ tân,…
  • Chuẩn bị, sử dụng trang thiết bị để dọn phòng cho khách trong ca làm việc.
  • Dọn giường cho khách, sắp xếp chăn gối, trải drap giường đúng kỹ thuật, sắp xếp các vật dụng gọn gàng, dọn sàn, phòng tắm, phòng vệ sinh,…
  • Xử lý tình huống khách muốn đổi phòng, khách phàn nàn về dịch vụ phòng, khách dùng quá số giờ như đã quy định,…
  • Phối hợp với bộ phận lễ tân kiểm tra phòng trước khi khách trả phòng để xác định tình trạng phòng, dịch vụ khách hàng đã sử dụng.

Nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm bao gồm nhiều hoạt động như:

  • Thiết kế giáo án, thiết kế bài giảng
  • Điều hành lớp học, hoạt động giảng dạy, điều phối học viên
  • Kỹ năng giảng bài, đặt câu hỏi
  • Thiết kế bài kiểm tra, chấm điểm,…

Nghiệp vụ sư phạm là chương trình đào tạo dành cho các đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên/ giảng viên, có kiến thức chuyên môn nhưng không tốt nghiệp chuyên ngành ngành sư phạm. Thông qua lớp Nghiệp vụ sư phạm, bạn sẽ có được kiến thức, kỹ năng sư phạm để đảm bảo có đủ năng lực đứng lớp. Sau khi thi đỗ chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm, bạn chính thức đủ điều kiện giảng dạy tại các cơ sở chính quy.

Xem thêm: Supply Chain là gì? Cơ hội việc làm ngành Supply Chain trong thời buổi toàn cầu hóa

<strong>Nghiệp vụ</strong> cơ bản đối với 5 ngành nghề

Bí quyết nâng cao Nghiệp vụ chuyên môn

Bạn hãy trao dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày bởi chỉ có không ngừng học hỏi, cố gắng thì bạn mới nâng cao được nghiệp của mình. Với công việc yêu cầu chuyên môn cao, bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin và tri thức mới để áp dụng vào công việc. Ngoài ra, bạn cũng nên đầu tư cho bản thân bằng cách tham gia khóa học nâng cao, chứng chỉ nghề nghiệp liên quan,…

Khi bạn đã tự tin về Nghiệp vụ chuyên môn của mình thì hãy truy cập ngay danh mục việc làm của Vietnamworks.com để tìm kiếm được công việc phù hợp. Tất cả thông tin đăng tuyển tại danh mục việc làm của Vietnamworks.com luôn được cập nhật liên tục và độ chính xác cao, giúp ứng viên tìm việc dễ dàng lựa chọn được những công việc phù hợp, nhanh chóng.

Là một trong những website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, VietnamWorks hỗ trợ ứng viên tìm kiếm hàng ngàn công việc đến từ những doanh nghiệp, công ty, tập đoàn hàng đầu. Các vị trí việc làm tại đây luôn được cập nhật liên tục, mang đến sự lựa chọn đa dạng cho ứng viên. Trải nghiệm tìm việc thông qua kênh tuyển dụng VietnamWorks, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian lẫn công sức và mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, tại danh mục WowCV của Vietnamworks.com, các bạn cũng có thể tự tạo cho mình bản CV xin việc chuyên nghiệp, hoàn hảo và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Xem thêm: Team leader là gì? Vai trò, công việc và kỹ năng cần có

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp nghiệp vụ là gì, các Nghiệp vụ của một số ngành nghề cùng những thông tin liên quan đến Nghiệp vụ. Hy vọng qua đây, bạn sẽ nắm rõ tâm quan trọng của Nghiệp vụ để tích cực nâng cao Nghiệp vụ cho bản thân mình hơn. Ngoài ra, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi danh mục HR Insider của Vietnamworks.com thường xuyên hơn để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích khác nhé.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty dược phẩm Stella tuyển dụng, Bidiphar tuyển dụng, CP Group tuyển dụng, CPC1 tuyển dụng, Trung Sơn tuyển dụng, Nanogen tuyển dụng, OPV tuyển dụng, và Pymepharco tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để máy tính và tài liệu....

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ dừng lại ở việc quản lý và điều hành mà...

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải là hiếm gặp và có thể gây ra nhiều vấn...

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do ngập lụt: Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ buộc người lao động phải nghỉ làm để đảm bảo...

Bài Viết Liên Quan

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ...

Làm sếp và học cách "bảo vệ" nhân viên đúng mực trong công việc

Trong môi trường công việc ngày nay, vai trò của một người sếp không chỉ...

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải...

Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do ngập lụt: Người lao động nghỉ bão lũ có được hưởng lương không?

Mưa lớn kéo dài đã gây ra đợt lũ trên các sông ở Bắc Bộ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers