adsads
Untitled design 263
Lượt Xem 3 K

Brent Gleeson là diễn giả nổi tiếng, nhà tư vấn chiến lược kinh doanh, được tạp chí Entrepreneur bình chọn là “Top 10 Giám đốc điều hành hàng đầu” vào tháng 10/2013, là tác giả của nhiều bài viết về lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp trên tạp chí Forbes và Inc.

Brent Gleeson cho rằng, sự hài hòa về văn hóa chính là khía cạnh quan trọng nhất của việc giữ chân nhân tài hơn bất kỳ yếu tố nào khác, đặc biệt là khi công ty đang phải đối mặt với những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, việc giữ chân nhân tài phải trước tiên được bắt đầu từ việc định nghĩa rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là gì. Đâu là các giá trị phù hợp, niềm tin, hành vi và kinh nghiệm để tạo nên một môi trường văn hóa của doanh nghiệp?

 

Có nhiều cách để xác định văn hóa và giá trị của doanh nghiệp, nhưng cần phải được thực hiện ngay.

Cho dù các nhà lãnh đạo cấp cao đang hợp tác cùng với các chuyên gia tư vấn hoặc thành lập một hội đồng để làm việc cùng nhau, các nền tảng văn hóa và giá trị của doanh nghiệp cần được thực thi rõ ràng trên giấy tờ. Nhưng quá trình này không phải chỉ để thực hiện cho có.

Những nhân tố liên quan cần phải được liên kết với nhau để tạo ra một văn hóa tốt nhất, phù hợp với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, văn hóa nên phù hợp với việc giúp doanh nghiệp đạt được tầm nhìn và mục tiêu chung. Nếu cần thiết, hãy sẵn sàng để thay đổi một số yếu tố của văn hóa doanh nghiệp hiện tại.

Có hai cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Một là xác định rõ ràng, sau đó nuôi dưỡng và bảo vệ văn hóa ngay từ lúc thành lập tổ chức. Hoặc hai là tạo dựng một niềm tin, kinh nghiệm và hành vi tổng thể từ sự đa dạng của các nhân viên trong doanh nghiệp. Dù bằng cách nào, nhà lãnh đạo cũng sẽ tạo ra được một nền văn hóa cho công ty của mình để giúp công ty trở nên tốt hơn, hoặc tồi tệ hơn.

Một khi văn hóa công ty đã được xác định, điều lý tưởng nhất là mọi hành động, chiến lược, quyết sách và truyền thông sẽ góp phần củng cố niềm tin văn hóa – bao gồm tất cả các cơ chế nhân sự từ tuyển dụng và quy trình tuyển dụng đến các hệ thống đánh giá hiệu suất.

 

Vậy tại sao việc phù hợp lại quan trọng trong chuyện giữ nhân tài?

Việc tuyển dụng nhân viên không phù hợp với văn hóa công ty hiện tại sẽ dẫn đến chất lượng công việc kém, giảm sự hài lòng trong công việc và tạo ra một môi trường độc hại tiềm ẩn. Điều này khiến cho chi phí tuyển dụng của công ty trở nên cao hơn.

Mặt khác, việc lựa chọn một nhân viên phù hợp với văn hóa và có niềm tin mãnh liệt vào các giá trị chung sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Một nghiên cứu về chủ đề này cho thấy rằng những nhân viên phù hợp với doanh nghiệp, đồng nghiệp và quản lý trực tiếp của họ có sự hài lòng với công việc cao hơn, có nhiều khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn và cho thấy hiệu suất công việc vượt trội. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thay đổi không thể tránh khỏi. Một đội ngũ mạnh với các giá trị chung hài hòa sẽ làm việc nhanh nhẹn hơn và có thể thích nghi dễ dàng hơn.

Vậy tại sao chúng ta thường hiểu sai? Thông thường bởi vì nhà tuyển dụng có xu hướng bị thu hút nhanh chóng bởi các nhân tài lớn với chuyên môn và CV phù hợp, hoàn hảo với yêu cầu công việc mà họ đang cần. Sau khi xem lại CV, cuộc gọi trò chuyện và cuộc phỏng vấn trực tiếp đầu tiên, một nhà tuyển dụng thông thường sẽ tự nhủ ngay: “Đây chính là ứng viên tiềm năng mà chúng ta cần!”.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với điều này. Chậm mà chắc. Chỉ bởi các nhà tuyển dụng lo lắng ứng viên sẽ bị đối thủ cạnh tranh “giật” mất, họ sẽ vội vàng đưa ra quyết định tuyển dụng trước khi phân tích sâu rộng về việc người đó có phù hợp với văn hóa hay không. Cá ở biển thì nhiều vô cùng, do đó đừng quá vội vàng. Việc nhầm lẫn này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khi một nhân tài dù giỏi đến mấy, cũng không thể gắn bó lâu. Trong khi đó, các nhân viên khác lại đang tự hỏi tại sao các nhà quản lý tuyển dụng, lãnh đạo cấp cao và bộ phận nhân sự lại làm một công việc tồi tệ như vậy để lựa chọn những ứng viên tốt nhất. Sau đó, niềm tin bắt đầu giảm dần và phát sinh thêm một vấn đề tồi tệ khác.

Trước đây, trước khi Gleeson tinh chỉnh quy trình tuyển dụng của công ty, ông đã thực hiện một số quyết định tồi tệ. Nhiều ứng viên dù có CV đẹp, phỏng vấn rất tốt và sắc sảo. Nhưng họ lại không chia sẻ cùng một giá trị hoặc tầm nhìn với công ty và chắc chắn không phù hợp với văn hóa. Văn hóa áp dụng cho nhân viên ở mọi cấp độ, nhưng một khi bạn bỏ lỡ việc đưa đúng người vào các vị trí cao cấp hơn – đó sẽ là một điều đáng báo động!

Việc giữ chân nhân tài liên quan đến khá nhiều khía cạnh về cách thức cấu trúc và lãnh đạo doanh nghiệp. Một trong những lý do quan trọng nhất để thành công đó là doanh nghiệp không chỉ cần người giỏi nhất, mà phải cần một người phù hợp nhất. Những người này phải có cùng niềm tin vào sứ mệnh và có sự hiểu biết và kết nối mật thiết với doanh nghiệp. Phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa là một tổ chức phải tuyển dụng cùng một kiểu ứng viên với cùng một nền tảng và kinh nghiệm. Nếu nhà tuyển dụng có thể kết hợp tìm đúng người phù hợp với việc đào tạo hiệu quả và phát triển chuyên môn, công ty sẽ rất nhanh gặt hái quả ngọt. Nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng chờ đợi để tìm ra ứng cử viên lý tưởng có kỹ năng họ cần, nhưng có một số cách đơn giản để đánh giá sự phù hợp với văn hóa giúp nhà tuyển dụng không thả chậm tốc độ của mình.

 

Những câu hỏi nào giúp bạn xác định ứng viên có “hợp văn hóa” hay không?

Tất cả bắt đầu với việc hỏi đúng câu hỏi. Hãy thử những kiểu câu hỏi dưới đây:

  • Tại sao bạn tin rằng bạn là ứng cử viên tốt nhất để làm việc ở đây, ngoài chuyên môn kỹ năng của bạn?
  • Từ những gì bạn đã thấy, bạn sẽ mô tả văn hóa của công ty này như thế nào?
  • Bạn sẽ mô tả văn hóa của nơi làm việc trước đây của bạn như thế nào? Làm thế nào để chứng minh được rằng bạn phù hợp với công ty?
  • Điều gì quan trọng nhất với bạn về một môi trường làm việc lý tưởng?

Tất nhiên, có thể có những cách thú vị để đánh giá tính cách của một cá nhân để xem họ có phù hợp với môi trường hay không. Chẳng hạn như đưa họ đi tham quan văn phòng, cho họ dự thính trong một cuộc họp hoặc mời họ một bữa ăn trưa chung với nhân viên trong công ty. Sau đó, hãy đánh giá mức độ thoải mái của họ trong các môi trường khác nhau. Nếu sự hợp tác là một phần quan trọng trong văn hóa công ty, hãy hỏi họ những câu hỏi về cách họ làm việc hoặc kinh nghiệm hợp tác cụ thể.

Nhà tuyển dụng nên có một hội đồng liên quan đến quá trình sàng lọc ứng viên. Vai trò chính của hội đồng này là đánh giá sự phù hợp văn hóa với doanh nghiệp để tránh những sai lầm tuyển dụng. Tuyển dụng dựa trên văn hóa và các giá trị doanh nghiệp sẽ làm tăng khả năng giữ chân nhân tài. Nhưng đó không chỉ là những gì phù hợp với công ty, mà còn về những gì tốt nhất cho ứng viên. Nếu bạn đưa họ vào chuyên môn của họ, dù biết rằng họ có thể không phù hợp với văn hóa công ty, điều đó cũng sẽ không công bằng với họ Ứng viên có thể phát triển mạnh hơn trong một môi trường phù hợp với niềm tin và giá trị của họ. Vì vậy, hãy để họ dang rộng đôi cánh của mình ở một nơi khác và tìm ra cá nhân sẽ ở bên bạn trên một chặng đường dài.

 

— HR Insider / Theo Forbes —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng...

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers