adsads
KOL là gì
Lượt Xem 1 K

KOL là gì?

KOL là gì? KOL là viết tắt của cụm từ Key Opinion Leader được dịch là “người tư vấn quan điểm chính”, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng nhất định. Họ là những người có chuyên môn trong một hay nhiều lĩnh vực, có độ phủ sóng và tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định. Họ có thể là ca sĩ, diễn viên, vận động viên, cầu thủ, đầu bếp,…

Bằng những kiến thức cũng như chia sẻ của mình, các KOL sẽ chiếm được cảm tình và sự yêu thích cũng như lòng tin của nhiều người. Với sự uy tín của mình thì các KOL sẽ là đối tượng mà các nhãn hàng hướng đến và lựa chọn để hợp tác và thực hiện các chiến dịch tiếp thị và quảng bá sản phẩm.

KOL là gì

Xem thêm:

Các nhóm KOL hiện nay

Như vậy, chúng ta đã biết về khái niệm của KOL là gì? Vậy hiện nay có những kiểu KOL nào? Dựa vào tác tiêu chí hay sự ảnh hưởng của họ ở các lĩnh vực và phạm vi sẽ được chia làm 3 nhóm KOL hiện nay như sau:

Celebrity

Đây được biết đến là những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như ca sĩ, ngôi sao hạng A,… Họ thường có vai trò là hình ảnh đại diện chính cho các nhãn hàng và đại sứ thương hiệu,…

Influencer

Họ được gọi là những người truyền cảm hứng, mang những thông điệp và thông tin bổ ích về  lĩnh vực nào đó đến xã hội. Ví dụ như: nấu ăn, du lịch… KOL này có thể là bất cứ ai trong bất cứ ngành nghề và lĩnh vực nào như streamer, Vlogger, đầu bếp,…

Mass Seeder

Mass Seeder chính là những người có sức ảnh hướng trọng phạm vi nhỏ hơn so với 2 nhóm trên. Công việc của họ chính là chia sẻ về những thông tin từ nhóm Celebrity và Influence với mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến với nhóm khách hàng đó của mình.

Vai trò của KOL là gì?

Trong ngành Marketing, KOL có vai trò quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường sẽ dựa vào mức độ ảnh hưởng KOL mà mời họ tham gia vào các dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ ảnh hưởng của KOL sẽ mời họ tham gia vào các dự án quảng cáo nhằm tăng độ nhận diện và tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn thương hiệu của mình có chỗ đứng trên thị trường. Nhờ đó, mức độ phủ sóng và lòng tin khách hàng dành cho KOL sẽ giúp thương hiệu được biết đến một cách rộng rãi hơn.
  • Tiếp cận sâu rộng hơn với khách hàng mục tiêu: KOL là những người có sự am hiểu về một lĩnh vực nào đó. Vì thế, những sản phẩm hay dịch vụ được KOL chia sẻ/ giới thiệu sẽ nhận được sự quan tâm và tin dùng của nhóm người theo dõi họ. Vì điều này mà sản phẩm được quảng cáo dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Tăng độ uy tín cho sản phẩm/ dịch vụ: Khách hàng chính là những người mua hàng thông minh. Họ thường khắt khe trong việc lựa chọn cũng như đánh giá sản phẩm. Vì thế, những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực của KOL vô cùng giá trị. Vì thế, việc KOL giới thiệu sản phẩm giúp người dùng có niềm tin về sản phẩm.
  • Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ: Khách hàng thường do dự trước khi mua hàng về chất lượng, độ phù hợp. Nhiều người sẽ dựa vào những chia sẻ từ những người có chuyên môn như KOL để có thể lựa chọn được sản phẩm mình muốn. Do đó, quá trình nhận diện thương hiệu đã có được lòng tin từ khách hàng thì hành vi mua sẽ diễn ra nhanh hơn.
  • Cải thiện thứ hạng từ khóa khi SEO: Những bài viết của KOL có liên quan đến sản phẩm mà khách hàng quan tâm và tìm kiếm. Vì vậy cũng nhận được nhiều sự quan tâm và tin đọc của nhiều người, Thứ hạng SEO vì đó cũng tăng lên.

KOL và những nguyên tắc khi lựa chọn 

Hiện nay, nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp lựa chọn phương thức chọn KOL cho thương hiệu và sản phẩm của mình với mục đích quảng bá và thúc đẩy doanh số bán hàng dựa vào mức độ nhận diện thương hiệu, Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lựa chọn KOL phù hợp và thực sự mang lại hiệu quả.

Dưới đây là một số nguyên tắc khi lựa chọn KOL mà bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình:

  • KOL phù hợp với sản phẩm và lĩnh vực quảng bá: Cần dựa vào sản phẩm và những kiến thức về lĩnh vực của KOL để có được sự lựa chọn phù hợp nhất. Bởi KOL sẽ dùng những kiến thức chuyên môn có thể tăng mức độ thuyết phục của khách hàng.
  • Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và người hâm mộ: Người hâm mộ sẽ luôn theo dõi và cập nhật các trạng thái và chia sẻ của những KOL mà họ yêu mến trên các nền tảng. Vì thế, việc tiếp cận sản phẩm sẽ dễ dàng nếu như khách hàng mục tiêu nằm trong nhóm người hâm mộ KOL.
  • KOL đang được nhiều người yêu mến: Những KOL có nhiều lượng người yêu mến sẽ giúp thúc đẩy việc nhận diện thương hiệu cũng như lượng khách tiêu thụ sản phẩm cao. Vì thế, việc sản phẩm ngày càng lan tỏa trên diện rộng là điều dễ dàng hơn.
  • Thông điệp tích cực mà KOL mang lại: Nếu như KOL chia sẻ về những thông điệp tích cực, thông tin chân thật thì sẽ thu hút lượng lớn khách hàng. Cùng nhờ đó mà tạo được niềm tin của những người theo dõi. Và thông quá đó, sản phẩm/ dịch vụ mà KOL đã được trải nghiệm và chia sẻ được người theo dõi và ưa chuộng hơn.

Cách để trở thành KOL thực thụ

Hiểu được KOL là gì? Thế nhưng để trở thành một KOL thực thụ thì không phải là dễ dàng. Vậy làm thế nào để có thể làm được điều đó? Tham khảo chi tiết các bước sau đây:

Hiểu về thế mạnh của bản thân

Để có thể phát triển bản thân lâu dài, bạn cần hiểu được điểm mạnh của mình. Điều này sẽ giúp ích cho bạn khi định hướng phát triển bản thân. KOL sẽ cần có kiến thức cũng như hiểu biết nhất định về lĩnh vực nào đó. Với kiến thức này thì bạn có thể tạo dựng được niềm tin từ mọi người.

Xác định nhóm hàng hưởng đến

Bạn cần biết về tệp khách hàng phù hợp với lĩnh vực mà mình đang theo đuổi và hướng tới. Những yếu tố mà bạn cần phải quan tâm chính là độ tuổi, mức thu nhập, sở thích.

Ví dụ: Nếu nhóm khách hàng mà bạn đang hướng tới là Gen Z thì bạn cần biết tạo video, hình ảnh theo phong cách trẻ trung, gần gũi, ngôn ngữ phù hợp với họ.

Đầu tư content, xây dựng tên tuổi

Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng cũng như lĩnh vực cần đầu tư, bạn sẽ cần tạo dựng các nội dung như bài viết, video phù hợp với đối tượng hướng đến. Nội dung đăng tải cần chi tiết, hữu ích và phù hợp với nền tảng mà mình sử dụng.

Bạn cần chú ý các nội dung content cần phù hợp với thị hiếu công chúng cũng như bắt kịp xu hướng marketing online hay không.

Đồng thời với đó là bạn cần liên tục sáng tạo và làm mới các nội dung của mình để khản giá luôn thấy được những điều mới lạ. Điều này có thể thu hút nhiều người quan tâm hơn cũng như gây sự chú ý cho khản giá và giúp tư duy phát triển hơn.

Tiếp thu ý kiến từ công chúng

Nếu đã là người của công chúng thì bạn cần chấp nhận việc mình sẽ nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau.

Những ý kiến đó có thể là tích cực và tiêu cực. Bạn cần tiếp thu những ý kiến tích cực, giúp bạn có tinh thần và động lực để làm việc và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó bạn nên học cách chấp nhận được ý kiến tiêu cực hay ác ý.  Đồng thời học hỏi từ đó để mình ngày càng phát triển hơn. Có như vậy thì công việc của bạn mới ngày càng chất lượng và uy tín.

Mở rộng các mối quan hệ

KOL cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể gây được thiện cảm với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn có thể gầy gũi hơn với người hâm mộ và có thêm cơ hội để hợp tác với những KOL khác cho hình ảnh trở nên đa dạng. Nhờ đó tăng thêm lượng người theo dõi, tăng thu nhập cho mình.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn có thể hiểu thêm về KOL là gì, tầm vai trò cũng như cách lựa chọn KOL hiệu quả. Để có thể trở thành một KOL thực thụ cũng như nổi bật trong công việc này thì cần phải cập nhật xu hướng, làm mới bản thân và không ngừng sáng tạo, học hỏi. Với những thông tin trên, chúng tôi đã hy vọng cung cấp đến bạn những điều thú vị cũng như giải đáp được những thắc mắc của bạn. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất hoàn toàn lắng nghe. Vậy có cách nào nhận biết sếp đang ở giai đoạn lắng nghe nào để đưa ra phương thức giao tiếp hiệu quả? Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng lên hàng đầu. Khái niệm Emotional Salary chỉ ra rằng, tiền bạc không phải là giá trị duy nhất mà nhiều người lao động mong muốn có được từ công việc của mình. 

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi email quyết định lớn đến hiệu suất, tiến độ công việc và phản ánh phần nào sự chuyên nghiệp trong công việc. Vì vậy, muốn được đánh giá cao thì bạn không nên bỏ lỡ thông tin thú vị về 3 cấp độ phản hồi email sau đây nhé!

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp và Sếp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng chỉ hứng thú với mỗi loại chủ đề khác nhau. Bỏ túi ngay top chủ đề thú vị phù hợp nhất với đồng nghiệp nữ, đồng nghiệp nam và Sếp trong bài viết hữu ích dưới đây! 

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn đang “bóc lột sức lao động” lẫn tinh thần của chính mình thì nguồn năng lượng ấy sẽ mau chóng tiêu hao, chỉ còn lại sự mệt mỏi. Vậy nên muốn lương cao thì phải nâng cao nguồn năng lượng tích cực về cả thể chất, cảm xúc lẫn tâm trí bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất hoàn toàn lắng nghe. Vậy có cách nào nhận biết sếp đang ở giai đoạn lắng nghe nào để đưa ra phương thức giao tiếp hiệu quả? Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng lên hàng đầu. Khái niệm Emotional Salary chỉ ra rằng, tiền bạc không phải là giá trị duy nhất mà nhiều người lao động mong muốn có được từ công việc của mình. 

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi email quyết định lớn đến hiệu suất, tiến độ công việc và phản ánh phần nào sự chuyên nghiệp trong công việc. Vì vậy, muốn được đánh giá cao thì bạn không nên bỏ lỡ thông tin thú vị về 3 cấp độ phản hồi email sau đây nhé!

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp và Sếp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng chỉ hứng thú với mỗi loại chủ đề khác nhau. Bỏ túi ngay top chủ đề thú vị phù hợp nhất với đồng nghiệp nữ, đồng nghiệp nam và Sếp trong bài viết hữu ích dưới đây! 

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn đang “bóc lột sức lao động” lẫn tinh thần của chính mình thì nguồn năng lượng ấy sẽ mau chóng tiêu hao, chỉ còn lại sự mệt mỏi. Vậy nên muốn lương cao thì phải nâng cao nguồn năng lượng tích cực về cả thể chất, cảm xúc lẫn tâm trí bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers