Mọi người đều muốn làm việc cho một công ty có thương hiệu tuyển dụng mạnh. Việc điền tên như Google, Apple, P&G hoặc Mckinsey,… vào sơ yếu lý lịch cá nhân giống như một con dấu năm sao cho kinh nghiệm làm việc. Đã đến lúc các công ty cần nghiêm túc trong việc lập kế hoạch xây dựng thương hiệu tuyển dụng như một hoạt động bài bản và quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào các khái niệm và chủ đề liên quan. Nó cung cấp những bước xây dựng thương hiệu đơn giản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng.
1. Thương hiệu tuyển dụng là gì?
Thương hiệu Tuyển dụng (hay còn gọi là Employer Branding) là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nghiệp coi mình là “một nhà tuyển dụng nhân lực” chứ không đơn thuần chỉ là “một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng bán”.
Tầm quan trọng của Employer Branding:
- Đây là cách để bạn thu hút nguồn nhân lực tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
- Được coi như là phương thức PR thương hiệu của các doanh nghiệp. Với nhận thức của công chúng, những doanh nghiệp thành công là nơi đem lại môi trường làm việc thoải mái và tốt nhất cho nhân viên của mình.
- Xây dựng chiến lược Employer Branding chính là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn nạn ‘chảy máu chất xám’ ở các doanh nghiệp.
Ba đặc điểm cơ bản của thương hiệu tuyển dụng
- Thứ nhất, thương hiệu tuyển dụng sẽ mang lại cho mọi người những trải nghiệm riêng cho bản thân trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp
- Thứ hai, điều mà mỗi doanh nghiệp đều muốn khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng chính là mang lại hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong mắt người khác và sự nổi tiếng mà doanh nghiệp muốn có được trong tương lai.
- Thứ ba, thương hiệu tuyển dụng của một doanh nghiệp sẽ giúp cho họ thấy được rằng những người tương tác với doanh nghiệp sẽ cảm nhận thấy thế nào về doanh nghiệp.2.
2. Những bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng ấn tượng
- Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Để có thể tạo dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ, trước hết doanh nghiệp cần phải nhìn nhận lại hình ảnh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, bắt đầu từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ dành cho những nhân viên trong công ty. Dựa trên những nhu cầu kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp sẽ xác định được những kỹ năng cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Bước 2: Xác định EVP
Sau khi đã đánh giá xong thực trạng của doanh nghiệp, bước tiếp theo chúng ta cần thực hiện là xác định EVP (Employee Value Propositions) – khái niệm cơ bản trong thương hiệu tuyển dụng, đó là các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm khuyến khích ứng viên ứng tuyển hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại. Điều này sẽ giúp cho công ty biết được rằng điểm mạnh của mình ở đâu và phát huy nó hơn nữa để giúp ích cho việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng mà công ty đang hướng đến.
- Bước 3: Quảng bá thương hiệu
Sau khi đã chọn lọc ra được những gì mà công ty đã mang lại, bạn nên quảng bá thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ hơn về giá trị rõ ràng của công ty thông qua các website, những trang mạng xã hội mà nhiều người sử dụng nhất để có thể tương tác với mọi người nhiều hơn. Đây không chỉ là quảng bá hình ảnh của công ty mà còn chứng minh được sự cam kết của công ty đối với mọi người. Vì vậy, bạn nên thể hiện chính xác nhất những gì mà nhân viên nghĩ về công ty.
- Bước 4: Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp
Trang tuyển dụng là hình ảnh chính thức của doanh nghiệp với ứng viên, đa số ứng cử viên luôn tìm kiếm các cơ hội việc làm qua Internet, và phần lớn đều sở hữu ít nhất một tài khoản mạng xã hội cho công việc cũng như các mục đích cá nhân. Đừng biến trang tuyển dụng của bạn thành một danh sách dài yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng, hãy làm cho nó trở thành những thông tin tuyển dụng thu hút và sống động hơn.
- Bước 5: Tạo sự công nhận từ cộng đồng
Một ứng viên mới khi họ muốn tìm hiểu về một công ty nào đó, bước đầu thường họ sẽ tiếp cận những nhân viên chính thức của công ty hoặc tìm hiểu trên website công ty để có thể hỏi han về cách làm việc, lương thưởng, các chế độ đãi ngộ cũng như mức độ danh tiếng của công ty đó. Để tận dụng điều này doanh nghiệp nên tổ chức những buổi liên hoan, team building và đăng những hình ảnh đó lên mạng xã hội để tiếp cận nhiều người hơn. Giúp hình ảnh của công ty được nhiều người biết đến hơn
- Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc
Một bản mô tả công việc rõ ràng không chỉ là tối thiểu cho việc phân công trách nhiệm cho các nhân viên công ty, mà còn giúp sàng lọc các ứng viên, là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của công ty. Thay vì cố gắng để sáng tạo nhưng lại khó nắm bắt, một bản mô tả công việc chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
- Bước 7: Tối ưu hóa trải nghiệm ứng viên
Mỗi ứng viên như một khách hàng và nhà tuyển dụng cần thuyết phục sao cho ứng viên sử dụng dịch vụ. Trải nghiệm ứng viên trong quá trình tuyển dụng cũng giống như trải nghiệm dịch vụ của bất kỳ khách hàng nào khi mua sản phẩm.
- Bước 8: Kêu gọi sự chia sẻ từ chính nhân viên
Một chương trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng sẽ thành công là khi nó có thể thúc đẩy hoạt động giới thiệu ứng viên nội bộ; việc này không những giúp công ty thu được nguồn ứng viên lớn, mà cũng đồng thời đưa hình ảnh doanh nghiệp đi rộng rãi hơn.
- Bước 9: Đánh giá và đo lường
Nếu bạn không đo lường được thương hiệu tuyển dụng, bạn sẽ không quản lý được. Một vài chỉ số bạn có thể đo lường sau quá trình xây dựng thương hiệu tuyển dụng: mức độ gắn kết của nhân viên với công việc, tỉ lệ nhân viên tiếp tục gắn bó với công ty sau thời gian thử việc, chất lượng nhân viên tuyển mới, chi phí cho mỗi nhân viên mới, số lượng ứng viên và thời gian tuyển dụng.
Với sự vận động và ngành cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, sự quảng bá thương hiệu tuyển dụng trở nên dễ dàng thực hiện hơn bao giờ hết. Ngay bây giờ, hãy bắt tay xây dựng ngay thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ như một dấu mốc tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn nhé!
>> Xem thêm: Không người sếp nào thích nhân viên của mình làm 7 điều này
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.