• .
Lượt Xem 438

1. Micro Influencer là gì?

Khác với influencer thường có tầm ảnh hưởng rộng, micro-influencer (những người có tầm ảnh hưởng trong một nhóm rất nhỏ) là những cá nhân giống như chúng ta, đang công tác hoặc có một sở thích đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Họ có thói quen đăng những nội dung có liên quan đến sở thích hay chuyên môn của mình trên mạng xã hội. Micro-influencer có lượng fan không cao bằng thường là  dưới 30,000 lượt theo dõi.

Điểm khởi đầu của micro-influencer chính là Instagram. Với đa số họ tập trung vào nội dung thị giác, nơi thể hiện nội dung trải nghiệm cá nhân về sản phẩm và nhãn hàng. Cho đến hiện nay, Instagram vẫn là kênh social media số một để đăng tải và book quảng cáo với micro-influencer, so với các kênh khác như Facebook hay Tiktok.

2. Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Micro Influencer?

Nhắm đến tập khách hàng chính xác hơn

Giả sử khi bạn một marketer làm cho nhãn hàng bánh kẹo, bạn book quảng cáo với một người nổi tiếng có hàng triệu follower trên Instagram. Có thể họ sẽ mang lại cho bạn một lượng like và share khá lớn. Nhưng đừng bị đánh lừa bởi con số! Bởi trong số những follower đó, có rất nhiều người không hẳn yêu thích bánh kẹo, hay có thói quen ăn ăn đồ ngọt thường xuyên. Thay vào đó, nếu kết nối với 100 blogger đồ ăn, trong đó mỗi người có khoảng hơn 1,000 follower, bạn sẽ có khả năng nhắm đến những nhóm nhỏ hơn nhưng tập trung hơn. Bạn sẽ biết rõ ràng rằng các follower đó yêu thích bánh kẹo và mong muốn tìm hiểu về sản phẩm đó. Từ đó, lượng tương tác sẽ đúng mục tiêu và có chất lượng cao hơn.

Giá cả dễ chịu hơn

Một điều dễ dàng nhận ra đó là mức giá book quảng cáo của micro-influencer sẽ thấp hơn rất nhiều so với những người nổi tiếng. Chẳng hạn, một ca sĩ nổi tiếng có thể đưa ra mức giá book lên tới 20 – 40 triệu cho một bài post trên Facebook, trong khi một blogger chuyên về bánh kẹo mới nổi có thể đưa ra mức giá chỉ khoảng vài triệu, nhưng nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu hơn.

3. Cách sử dụng Micro Influencer để tạo sức ảnh hưởng cho chiến dịch

Biến fan của họ thành fan của thương hiệu bạn

Những người có ảnh hưởng siêu nhỏ tốt nhất để sử dụng là những người đã là fan của sản phẩm bạn. Tại sao? Bởi vì họ sẽ sẵn lòng đứng ra review sản phẩm cho bạn với một mức phí dễ thở, và họ sẽ review có nhiều cảm xúc hơn, “thật” hơn, mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn.

Hãy để micro-influencer kể chuyện

Người tiêu dùng ngày càng khôn ngoan hơn, và có xu hướng bỏ qua các nội dung quảng cáo, nên hãy thật khéo léo và khôn ngoan lồng ghép thông điệp quảng cáo xoay quanh sản phẩm của bạn thông qua những câu chuyện thực tế được chia sẻ từ người có ảnh hưởng siêu nhỏ.

Mềm mỏng nhưng phải rõ ràng

Những micro-influencer vốn là những con người bình thường, họ có cảm xúc và cần được tôn trọng cũng như họ luôn có nhu cầu để xây dựng các mối quan hệ tốt với những nhãn hàng. Khi thỏa thuận với những micro-influencer, bạn không nên quá cứng nhắc trong cách làm việc, nên mềm mỏng, thân thiện. Đặc biệt, những influencer này rất thích được làm việc với những doanh nghiệp mà họ cho là trẻ trung năng động, phù hợp với lifestyle của họ. Việc chiếm được lòng yêu mến của micro-influencer là chìa khóa giúp cho chiến dịch của bạn thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng công việc, bạn nên nói rõ KPI và phần thưởng xứng đáng với những micro-influencer ngay từ đầu, việc này sẽ giúp đôi bên hợp tác dễ dàng hơn rất nhiều.

Xu hướng Micro Influencer hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng được chú ý nhiều hơn. Thông qua Micro Influencer, nhiều doanh nghiệp đã có thể khiến những người hâm mộ trở thành khách hàng thân thiết của mình. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ về cách sử dụng Micro-influencer, cũng như những lợi có thể mang lại cho thương hiệu hay sản phẩm của công ty bạn.

Xem thêm: Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

Nghề tổ chức sự kiện - Vì sao chưa bao giờ hết "hot"?

Tổ chức sự kiện đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngành này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo của các bạn trẻ với sự hào nhoáng bên ngoài. Vậy nghề tổ chức sự kiện là gì? Vì sao nó chưa bao giờ hết hot? Và nghề này có thật sự hào nhoáng như vẻ bề ngoài? Mời bạn cùng khám phá nhé!

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình.

Những sai lầm "chết người" dẫn đến sự thất bại của 1 chiến dịch Marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực hay ngành hàng gì. Khi được thực hiện một cách chính xác và bài bản, marketing có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn, định vị công ty của bạn trong tâm trí khách hàng và cuối cùng, đem đến những khách hàng tiềm năng và doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải lúc nào chiến dịch Marketing cũng hoạt động một cách hiệu quả. Trong bài viết này sẽ kể ra những lỗi sai cơ bản khi triển khai một chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Bài Viết Liên Quan

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

Nghề tổ chức sự kiện - Vì sao chưa bao giờ hết "hot"?

Tổ chức sự kiện đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Ngành này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo của các bạn trẻ với sự hào nhoáng bên ngoài. Vậy nghề tổ chức sự kiện là gì? Vì sao nó chưa bao giờ hết hot? Và nghề này có thật sự hào nhoáng như vẻ bề ngoài? Mời bạn cùng khám phá nhé!

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình.

Những sai lầm "chết người" dẫn đến sự thất bại của 1 chiến dịch Marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực hay ngành hàng gì. Khi được thực hiện một cách chính xác và bài bản, marketing có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn, định vị công ty của bạn trong tâm trí khách hàng và cuối cùng, đem đến những khách hàng tiềm năng và doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải lúc nào chiến dịch Marketing cũng hoạt động một cách hiệu quả. Trong bài viết này sẽ kể ra những lỗi sai cơ bản khi triển khai một chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.