Quản trị thương hiệu là gì?
Thương hiệu là một khái niệm vô hình và khá trừu tượng, nó không đơn giản là cái tên, câu slogan hay logo,…Thương hiệu chính là những gì mà khách hàng sẽ nghĩ đến khi nhắc về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu còn là công cụ hàng đầu giúp các doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Nếu xét trên khía cạnh thương hiệu của một công ty, thương hiệu sẽ là đội ngũ nhân viên, văn hóa công ty, nhà đầu tư, các cấp lãnh đạo hoặc sản phẩm của công ty đó… Còn nếu xét trên góc độ của một sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu bao gồm: Chất lượng, bao bì, logo, slogan, giá cả và dịch vụ hậu mãi… Nó sẽ là những thứ được hiện hữu trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhớ về sản phẩm.
Vậy quản trị thương hiệu là gì? Quản trị thương hiệu là các hoạt động Marketing nhằm củng cố niềm tin và xây dựng hình ảnh đẹp về sản phẩm dịch vụ, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển và khắc sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Vai trò của quản trị thương hiệu
Ngày nay, quản trị thương hiệu là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu đến với khách hàng nhanh chóng hơn thông qua các chiến lược marketing quản trị thương hiệu. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, quản trị thương hiệu được ví như những bậc thang nền móng đầu tiên để làm hoạt động Marketing cho doanh nghiệp.
Một số vai trò của quản trị thương hiệu có thể kể đến như:
Nâng cao giá trị thương hiệu
Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá cho doanh nghiệp. Các hoạt động marketing thương hiệu giúp nâng cao giá trị của thương hiệu nói riêng và của doanh nghiệp nói chung.
Tạo ra khách hàng mới
Việc quản trị thương hiệu tốt sẽ đem hình ảnh thương hiệu đến với công chúng và nhóm khách hàng mục tiêu. Nhờ đó, những người có nhu cầu sẽ tìm đến các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi hình ảnh thương đẹp hơn, người dùng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và thu hút khách hàng tiềm năng.
Tăng cường độ nhận diện thương hiệu
Thực hiện marketing thương hiệu sẽ giúp lan tỏa đến công chúng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông. Nhờ đó, khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu.
Xây dựng lòng tin ở khách hàng
Khi hình ảnh thương hiệu đẹp, khách hàng sẽ tin tưởng và dễ dàng chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing quản trị thương hiệu mạnh cùng thương hiệu uy tín, những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ tự tin hơn khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ đó đến người khác. Từ đó, họ sẽ trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu
Các bước triển khai chiến lược marketing quản trị thương hiệu hiệu quả
Để chiến lược marketing thương hiệu đạt hiệu quả và mang đến lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, bạn cần triển khai theo các bước cơ bản dưới đây.
Nhận diện người dùng
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc xây dựng và quản trị thương hiệu. Khi nhận diện tốt người dùng, chiến lược Marketing quản trị thương hiệu sẽ đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí ngân sách nhiều hơn.
Nhận diện người dùng còn giúp bạn xác định chính xác đối tượng mà mình hướng tới. Để làm được điều này, bạn cần biết cách phân loại phân khúc khách hàng, thấu hiểu người dùng và tìm hiểu chi tiết insight người dùng.
Lên chiến lược Marketing thương hiệu
Marketing quản trị thương hiệu là làm gì? Đó là việc lên chiến lược tiếp thị thương hiệu, định vị thương hiệu, tạo danh mục thương hiệu và đặt mục tiêu cho chiến lược. Khi hoàn thành các việc này, quy trình quản trị thương hiệu của bạn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Thực hiện Marketing thương hiệu
Sau khi hoạch định chiến lược xong, bạn thực hiện triển khai chiến dịch tiếp thị thương hiệu của mình dựa trên 3 hoạt động chính, bao gồm: phát triển sản phẩm, tiến hành quảng cáo – PR và kích hoạt thương hiệu.
Kiểm tra kết quả
Chiến lược Marketing quản trị thương hiệu có thể đạt được kết quả như mong muốn khi nhận được sự hỗ trợ bởi nhiều bộ phận khác nhau như Sales và Trade Marketing. Vì thế, sau khi kết thúc chiến dịch, bạn nên đầu tư một khoản chi phí nhỏ để kiểm tra kết quả đạt được. Qua đó đánh giá được chính xác mức độ hiệu quả của chiến dịch, đồng thời nhìn nhận những thiếu sót để rút ra bài học cho các chiến dịch sau.
Việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing quản trị thương hiệu hiệu quả mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào đó xây dựng được chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp để không bỏ lỡ những cơ hội mang về doanh thu tốt hơn.
>> Xem thêm: Nghề IT: Tư duy ra sao, dấn thân thế nào?
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.