adsads
ly do nhan vien roi bo doanh nghiep 1
Lượt Xem 2 K

Thực trạng tại nhiều công ty: nhân viên nhảy việc mà quản lý vẫn coi đó là lẽ đương nhiên, không phải là vấn đề với doanh nghiệp.

Câu chuyện kể rằng khi Carly Guthrie đang làm việc ở bộ phận nhân sự cho Per Se, một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất ở New York, vị tổng giám đốc đã cho cô ấy một lời khuyên mà cô nhớ mãi. Trong buổi đánh giá kết quả làm việc thường kì với cô, ông nói: Nếu chúng ta đang làm việc như những người lãnh đạo thực sự, bảng đánh giá hiệu quả công việc chỉ nên có 2 cột A và B: cột A là những gì bạn làm rất tốt và cột B là những gì bạn làm chưa-thực-sự-tốt. Và tôi sẽ chỉ cho bạn cách để chúng ta chuyển từ cột B sang cột A.

Sau đó, Carly Guthrie chuyển sang làm việc cho các công ty công nghệ. Và cô cảm thấy rất ngạc nhiên khi ở đây chẳng hề tồn tại những cuộc nói chuyện như vậy, và nhân viên thì cứ thế nhảy việc khác như một lẽ tất nhiên. Guthrie đã chứng kiến rất nhiều người đến và đi trong suốt 15 năm qua. Cô rút ra một điều: lý do người ta yêu hoặc ghét công việc của mình hóa ra lại có cùng nguyên nhân.

Dưới đây, Guthrie chia sẻ 7 kinh nghiệm quý giá cô rút ra được trong những năm làm việc trong ngành HR của mình để giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.

 

Doanh nghiệp cần tôn trọng thời gian của nhân viên

Bên ngoài công việc, họ còn có những mối quan tâm khác như gia đình, người thân và bạn bè. Bạn không thể bắt buộc họ gắn bó với công việc 24/24, cũng không thể yêu cầu họ có mặt bất cứ lúc nào bạn cần. Chẳng ai muốn kết thúc một tuần làm việc vào lúc 7h tối thứ sáu và bắt đầu tuần mới với cuộc họp lúc 7h sáng thứ hai. “Từ 5h chiều thứ sáu đến 9h sáng thứ hai tuần sau nên là thời gian của riêng nhân viên, không phải của công ty.” Và sự thật là nhân viên có hiệu quả làm việc tốt hơn khi cuộc sống riêng của họ được đảm bảo.

 

Khi nhân viên nhảy việc vì sếp

Thường không phải vì tính cách không hợp, mà là vì thiếu sự tin tưởng – đối với lãnh đạo hoặc doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo cần nhận ra dấu hiệu này và giải quyết nhanh chóng, nếu không những nhân tài sáng giá sẽ lần lượt nhảy việc sang công ty khác

 

Có nên đề nghị nâng lương cho nhân viên sắp ra đi?

Đưa ra một đề nghị mới về lương bổng trên thực tế chỉ là một giải pháp đắt tiền tạm thời – bạn không thể giữ chân nhân viên khi họ cảm thấy không hài lòng.
Tìm kiếm công việc mới là một quá trình không hề dễ dàng, chẳng ai muốn làm điều này khi hiện tại mình đã có một công việc vừa ý. Vì thế, khi nhân viên của bạn quyết định nhảy việc, tức là họ đã không còn niềm tin vào công ty. Nếu bạn cảm thấy vui với công việc hiện tại, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn tìm kiếm một công việc mới.

 

Tầm quan trọng của một tập thể gắn kết

Điều này chắc chắn tất cả những người làm nhân sự đều phải biết: Xây dựng một tập thể vững chắc và một văn hóa tốt đẹp trong nội bộ công ty là một cách tối ưu giúp hạn chế nhân viên nhảy việc. Mục tiêu của bạn là phải làm cho nhân viên cảm thấy họ là một phần thật sự của tập thể.

 

Đưa ra một chính sách làm việc linh hoạt

Chính sách làm việc linh hoạt cho phép nhân viên lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc – là một biện pháp tốt để gia tăng sự hài lòng của họ đối với doanh nghiệp, đồng thời giúp giữ chân họ ở lại với công ty. Tuy nhiên, bạn còn phải dựa trên điều kiện cụ thể của công ty và phải đảm bảo luôn đối xử công bằng với tất cả. Ở Việt Nam, việc thực hành chính sách này còn khá hạn chế do phong cách làm việc kiểu cũ, chưa có sự linh động. Tuy nhiên, linh hoạt làm việc ngay trong văn phòng cũng có thể là bước đầu để tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên.

 

Giúp nhân viên phát triển tốt hơn bằng một người cố vấn

Tuy nhiên, việc ghép nhân viên mới với một người cố vấn cần dựa trên ý muốn cá nhân của họ. Bạn không nên gượng ép. Một người cố vấn tốt biết nhân viên cần cải thiện điều gì và sẽ không ngần ngại cho họ lời khuyên.
Bên cạnh đó, chiến lược này còn giúp doanh nghiệp rút ngắn chu kì phản hồi. Bởi vì nhân viên luôn ngại trong việc đưa ra những phản hồi quá thẳng thắn đối với lãnh đạo. Thông qua một người trung gian sẽ giúp họ cởi mở hơn trong việc chia sẻ.

 

Hãy đầu tư vào nhân sự (HR)

Một tổ chức hoạt động gắn kết không thể thiếu vai trò của người làm nhân sự. Sớm hay muộn, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào bộ phận nhân sự và những người thực sự có năng lực hỗ trợ các quản lý trong công ty giải quyết những tình huống phức tạp trong mối quan hệ với nhân viên. Doanh nghiệp cũng có thể thử thuê những nhân viên nhân sự theo hợp đồng. Những nhân viên này, với góc nhìn khách quan, có thể giúp bạn nhìn ra những vấn đề và các nhân viên lâu năm trong công ty cũng không thể nhìn thấy.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers