adsads
Shutterstock 2251995605
Lượt Xem 39 K

Làm “sếp trẻ”, tôi thường xuyên bị bắt bẻ bởi một số nhân viên lớn tuổi trong quá trình quản lý. “Cậu bao nhiêu tuổi?”, “Trông cậu như ngang tuổi con trai tôi vậy!”, thâm chí là bị sai khiến làm chuyện lặt vặt là điều mà tôi đã từng phải đối mặt trong thời gian đầu làm lãnh đạo. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và trải nghiệm, giờ đây đối với tôi, quản lý nhân sự lớn tuổi không còn là điều đáng quan ngại bởi tôi đã sở hữu bí quyết cho riêng mình!

1. Chuyên nghiệp trong giao tiếp

Giao tiếp chuyên nghiệp là khi chúng ta có thể kết hợp lắng nghe và sẻ chia. Trước đây, khi trao đổi với đồng nghiệp lớn tuổi, tôi chỉ tập trung vào những gì mình cần nghe vì nghĩ rằng dù họ có san sẻ, tôi cũng không thể hiểu bởi khoảng cách thế hệ. Việc này khiến tôi vô tình nhắc họ rằng giữa chúng tôi có sự chênh lệch tuổi tác. Do đó, nếu bạn khiến người đối diện cảm thấy được đón nhận và tôn trọng, họ sẽ tập trung vào điểm tốt của bạn hơn là vấn đề tuổi tác.

2. Nắm rõ ưu nhược và khuyến khích nhân viên phát triển

Nhân viên lớn tuổi không phải ai cũng giỏi, nhưng họ có kinh nghiệm lâu năm. Nhà quản lý tài năng là người nắm bắt được điểm mạnh, yếu của nhân viên và tạo cơ hội cho họ phát triển ưu và cải thiện nhược. Trẻ tuổi ư? Hãy quên đi, vì đối với họ, bạn đã thật sự đứng ở vị trí lãnh đạo vì đã tạo điều kiện cho mọi người thể hiện năng lực và khuyến khích họ tỏa sáng.

3. Đặt kết quả lên hàng đầu

Mỗi người đều có những nhu cầu nhất định nhằm đạt được mục đích cá nhân. Điều nên làm khi quản lý nhân sự lớn tuổi là quan tâm đến điều họ cần dù bạn nghĩ nó không phù hợp. Tôi có một nhân viên chỉ tập trung được khi nghe nhạc loa ngoài. Thay vì không cho anh ta tiếp tục làm phiền mọi người, tôi đề nghị chuyển anh ấy đến chỗ làm việc khác phù hợp với thói quen này. Sau lần đó, kết qủa dự án mà anh ta đảm nhận hoàn thành một cách xuất sắc và chúng tôi cũng trở nên thân thiết hơn.

4. Luôn sẵn sàng đối mặt với câu hỏi về tuổi tác

Hãy chắn chắn rằng bạn sẽ không cư xử lúng túng như một chú nai con khi được hỏi về tuổi tác. Mỉm cười và vui đùa bằng một câu nói như: “Tôi đủ tuổi để làm công việc này!” cũng là một cách hay. Dù trong mọi tình huống, mục đích cuối cùng của bạn là khiến “tuổi” không trở thành chủ đề chính của cuộc tán gẫu. Do đó, hãy tự tin đáp lại bằng cách nói lái sang vấn đề khác trước khi giải đáp câu hỏi của những người xung quanh, vì đây sẽ là thời gian giúp bạn suy nghĩ nhằm trả lời câu hỏi một cách khéo léo.

5. Giữ trạng thái bình tĩnh

Cô bạn thân cực giỏi của tôi đã phải nói lời tạm biệt với chiếc ghế Trưởng Phòng Nhân Sự cách đây không lâu bởi tính cách nôn nóng, thiếu bình tĩnh. Như chúng ta đã biết, người làm nhân sự là người truyền cảm hứng làm việc cho cả công ty. Khi công ty gặp phải vấn đề khó khăn, điềm tĩnh và tìm phương án giải quyết hiệu quả là điều mà mọi nhân viên trông chờ ở bạn. Tỏ ra bối rối và bốc đồng chỉ thể hiện sự non nớt và thiếu chuyên nghiệp trong suy nghĩ của mọi người về “sếp trẻ”.

6. Khiến mọi người tôn trọng bạn

Văn phòng không phải là nơi phù hợp để các nhà quản trị tìm kiếm bạn thân. Do đó, thay vì cố gắng làm hài lòng những “người lớn”, hãy khiến họ tôn trọng bạn. Khi nhân viên đến họp muộn không lý do, đừng tỏ ra bình thản mà hãy cho họ cảm nhận được lỗi sai của mình. Bởi lẽ, khi bạn không có thái độ dứt khoát và có tính kỷ luật, nhân viên lớn tuổi sẽ nghĩ rằng bạn quá dễ tính. Nguy hiểm hơn, thay vì yêu quý, họ sẽ cho rằng bạn không đủ năng lực để tiếp tục đảm nhiệm vị trí này.

Có thể nói, trở ngại đôi khi lại tạo cho chúng ta cơ hội để phát triển bản thân. Tuổi tác cũng vậy, thay vì luống cuống, hãy xem đó là thời cơ giúp bạn thể hiện năng lực và sự trưởng thành của mình trước tất cả mọi người.

Xem thêm: Làm sao để doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng sa thải nhân sự hàng loạt?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers