adsads
Lượt Xem 3 K

Nói về quá trình tiếp nhận nhân viên mới, các chủ doanh nghiệp thường sẽ chú trọng đến một danh sách những công việc giấy tờ cần hoàn thiện, giới thiệu nhân viên mới với tập thể nhân sự, dẫn họ đi tham quan văn phòng, đưa ra tầm nhìn của công ty, vân vân và vân vân…

Nhưng điều quan trọng nhất mà ta thường hay lãng quên – chính là việc tiếp nhận sao cho nhân viên mới cảm thấy rằng họ được chào đón, được trân trọng, và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa công ty mình. Mặc dù những yếu tố về mặt kỹ thuật đã được lên kế hoạch và quán triệt khá chỉnh chu, tuy nhiên đại đa số các tổ chức hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt phần chào đón thành viên mới sao cho trân trọng và nồng hậu nhất.

Chúng ta chỉ có duy nhất một cơ hội để tạo ấn tượng ban đầu tốt với nhân viên mới, và những ngày làm việc đầu tiên chính là thời gian ghi lại dấu ấn khó phai nhất đối với họ. Khiến cho thành viên mới cảm thấy được chào đón sẽ góp phần tăng tỉ lệ trung thành và giữ chân nhân viên lâu dài với công ty, đồng thời đó cũng là điểm mấu chốt trong việc kinh doanh của doanh nghiệp đấy.

Hãy cùng theo dõi năm cách dưới đây, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách “nắm giữ trái tim” của bất kì nhân viên mới nào nhé!

 

1. Chiến lược chào đón cụ thể

Tất cả các cấp từ quản lý cho đến nhân viên, mỗi người đều có một phần trách nhiệm trong việc chào đón và tiếp nhận thành viên mới. Hãy hỏi mọi người rằng: “Ngày / Tuần làm việc đầu tiên của bạn ở đây như thế nào?”, và “Bạn mong muốn điều gì nên được thực hiện để bản thân cảm thấy thoải mái, được chào đón, và được trân trọng hơn?”. Những câu trả lời này chính là tiền đề cho một bản kế hoạch tiếp nhận thành viên mới được hoàn hảo và chi tiết hơn đấy!

Nhân viên mới chắc chắn sẽ bị "đốn tim" bởi những cách chào đón này

Một khi bản kế hoạch đã được phát triển và soạn thảo trên giấy tờ, thì tất cả mọi người đều sẽ góp phần tham gia thực thi kế hoạch bất cứ khi nào có thành viên mới xuất hiện. Bản kế hoạchchính là minh chứng nhắc nhở mọi người cần phải tạo ấn tượng ban đầu tích cực và cố gắng hết mình trong việc hỗ trợ thành viên mới. Điều này cũng chỉ ra rằng đây là trách nhiệm không chỉ của riêng ai, mà chính là nỗ lực chung của cả một tập thể.

 

2. Hình ghép của các thành viên trong công ty

Một trong những nỗi bận tâm của người mới chính là lo lắng về cách mà họ sẽ thích ứng với mọi người như thế nào. Vào ngày làm việc đầu tiên, họ sẽ được gặp mặt với rất nhiều người, và chắc hẳn rằng việc nhớ tên của từng người sẽ đem lại cho nhân viên mới nhiều phiền toái.

Thay vì cung cấp cho họ một bảng thống kê tên tuổi và chức danh dài ngoằng và khô khan, hãy thử cách ghép hình với thông tin cá nhân của mỗi người xem sao nhé?! Bạn có thể chọn hình ảnh của người giám sát, của những người đồng nghiệp – cộng với một vài thông tin trong đời sống mà họ cho phép chia sẻ như gia đình, thú cưng, sở thích, địa điểm du lịch yêu thích, và cả những câu nói mà họ tâm đắc nữa.

Việc ghép ảnh cùng với các thông tin cá nhân này sẽ giúp nhân viên mới trút bỏ phần nào áp lực nhớ tên đồng nghiệp của mình vào ngày đầu làm việc. Ngoài ra, với những gương mặt được ghép cùng với nhau sẽ giúp cho nhân viên mới cảm thấy mình hiện giờ chính là một phần của tập thể rồi đấy!

 

3. Người bạn đồng hành

Hãy ghép đôi thành viên mới với một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Người này sẽ hướng dẫn cách vận hành các công việc cho thành viên mới, cùng họ ăn trưa, và hỗ trợ họ khi cần thiết. Quá trình này sẽ được tham gia bởi một người, hoặc cũng có thể là xoay vòng trong một nhóm chẳng hạn.

Nhân viên mới chắc chắn sẽ bị "đốn tim" bởi những cách chào đón này

Khi người bạn đồng hành thực hiện vai trò của mình, các thành viên còn lại cũng nên được khuyến khích tham gia – dù ít hay nhiều cũng góp phần giúp cho người mới có cảm giác chào đón hơn nữa đấy.

 

4. Bày tỏ mối quan tâm chân thành

Biết được một người có khuynh hướng theo kiểu nghe, nhìn hay vận động – sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nắm được tính cách và sở thích của người đó. Ví dụ, với một người thích nghe, việc đưa ra những lời khen bằng lời nói thì sẽ tốt hơn là lời khen được viết ra giấy, và ngược lại. Người chuộng vận động sẽ thích được bắt tay và giao tiếp trực diện bằng mắt.

Mặc dù những thông tin này không phải luôn luôn có sẵn cho từng loại người, nhưng tốt nhất chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu về nó. Nếu bạn không chắc, hãy thử qua cả ba cách để xem xem người mới chuộng phong cách nào nhất. Càng hiểu về một người, chúng ta càng có thể “đo ni đóng giày” quá trình chào đón nhân viên mới tốt hơn; đồng thời còn tăng lên các trải nghiệm của họ khi nhận công việc mới, nhằm giúp cho những hành vi cử chỉ này được ghi nhớ và đem lại nhiều ấn tượng khó phai hơn.

 

5. Văn hóa công ty

Hãy nhanh chóng giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp, vì đó chính là cách tốt nhất khiến họ thấy rằng mình là một thành viên không thể thiếu của cả tập thể vậy. Sau khi giao nhiệm vụ cho nhân viên mới, hãy yêu cầu họ đưa ra kế hoạch cho bất kì lĩnh vực nào mà họ được tham gia. Khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mà họ mong muốn sẽ được thực hiện hay đạt được trong tương lai tới. Cho họ thấy ý nghĩa của việc tham gia tất cả các hoạt động xã hội ngoài công việc. Hay trong các buổi họp, hãy khuyến khích nhân viên mới đưa ra ý kiến của mình, và hãy chủ động lắng nghe những gì mà họ đề xuất nữa nhé!

Nhân viên mới chắc chắn sẽ bị "đốn tim" bởi những cách chào đón này

 

Đôi điều về tác giả

Harvey Deutschendorf là một chuyên gia về Trí Tuệ Cảm Xúc, tác giả và diễn giả. Với cuốn sách “The Other Kind Of Smart” của ông đã giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc của con người nhằm đạt được hiệu quả cá nhân cao hơn và thành công. Cuốn sách hiện nay đã được dịch sang bốn ngôn ngữ. Ngoài ra, Harvey được biết đến với khả năng làm cho các khái niệm khó hiểu trở nên dễ hiểu và muốn mang thông tin này đến càng nhiều doanh nghiệp và cá nhân càng tốt. Trí thông minh cảm xúc đã thay đổi cuộc sống của Harvey.

— HR Insider/Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng...

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers