adsads
Shutterstock 2196005585 1
Lượt Xem 364

Đam mê với công việc

Niềm đam mê với công việc chính là động lực thúc đẩy to lớn nhất để nhân viên kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sự thích thú và đam mê với công việc sẽ tạo ra nhiều điều mới mẻ, cũng từ đó mà khiến khách hàng có lý do để tin tưởng và mua hàng nhiều hơn.

Tư duy vượt trội – tố chất cần có ở nhân viên kinh doanh

Khả năng tư duy vượt trội cũng là tố chất cho thấy bạn có thể trở thành một nhân viên kinh doanh tài năng. Điều này có nghĩa là bạn có khả năng kết hợp và sử dụng nhiều cách thức khác nhau để tiếp thị và bán hàng. Ví dụ dễ hiểu là từ một khách hàng khó tính với những suy nghĩ tiêu cực về sản phẩm, bạn có thể giúp họ thấu hiểu và dần quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn. Đây chính là một trong những điều làm nên một nhân viên kinh doanh giỏi.

Định hướng rõ ràng

Những người xác định được mục tiêu rõ ràng trong công việc thường có động lực cao hơn để hoàn thành mục tiêu đã vạch ra trước đó. Những người thành công hầu hết là người có mục tiêu cụ thể và xem mục tiêu đó là kim chỉ nam cho những hành động của mình.

Đồng thời sự tự giác trong công việc là một trong kỹ năng của người kinh doanh giỏi phải có. Họ có khả năng đa nhiệm cùng với tâm thế chủ động trong công việc, bởi vậy mà họ rất dễ đạt được mục tiêu một cách dễ dàng nhất. 

Tinh thần trách nhiệm cao

Luôn có tinh thần trách nhiệm cao và không đùn đẩy công việc cho người khác chính là tố chất cần có của một nhân viên kinh doanh best seller. Nếu trong quá trình làm việc phát sinh các vấn đề, họ sẽ tự thấy mình có trách nhiệm phải tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết thay vì đổ lỗi cho ai đó.

Giao tiếp tốt

Chắc chắn, kỹ năng giao tiếp chính là yếu tố thúc đẩy công việc của nhân viên kinh doanh được tốt hơn. Trên thực tế, những người ở vị trí này đều là những người có kỹ năng giao tiếp và lắng nghe tốt, họ biết cách đặt ra các câu hỏi mở để khách hàng có thể chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống. Khi đó, thay vì nói về lợi ích của sản phẩm, họ thường sẽ tập trung vào việc phân tích ý nghĩa của sản phẩm đối với cuộc sống khách hàng.

Sự cảm thông

Để trở thành một nhân viên kinh doanh được mọi người tín nhiệm, bạn phải rèn luyện cho mình có được tính cảm thông không chỉ với khách hàng mà còn với những đồng nghiệp của mình. Hãy cố gắng tìm hiểu họ đang mắc kẹt ở vấn đề nào và tìm kiếm giải pháp phù hợp để giúp họ xử lý. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cũng cần phải có khả năng thiết lập các mối quan hệ dựa trên sự cảm thông, tạo ra triển vọng bán hàng từ những mối quan hệ này. Bạn nên nhớ, khách hàng sẽ không thấu hiểu được bạn đang nghĩ gì về những khó khăn của họ cho đến khi bạn thể hiện sự quan tâm và cảm thông với những vấn đề đó ra bên ngoài.

Suy nghĩ tích cực

Khi đối mặt với thất bại, suy nghĩ tích cực chính là điều kéo bạn khỏi điều đó. Nếu không có suy nghĩ tích cực, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn hoặc cảm thấy tiêu cực khi mọi việc diễn ra không như ý muốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng năng suất làm việc của bạn ngày một đi xuống. Chính vì vậy, khả năng tự tạo động lực cho bản thân là vô cùng cần thiết. Bạn không được phép để cho một vấn đề nhỏ xảy ra mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình làm việc. Mọi chuyện tốt đẹp vẫn còn đang chờ đợi bạn ở phía trước nếu như bạn luôn suy nghĩ thấu đáo, tích cực.

Tự tin

Chẳng ai muốn mua hàng hay sử dụng dịch vụ của một người mà ngay chính bản thân họ cũng không hề tin tưởng vào sản phẩm của mình? Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh phải là người hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của mình, và phải có khả năng truyền đạt những hiểu biết đó đến khách hàng một cách rõ ràng, mạch lạc nhất. Tuy nhiên, tự tin ở đây không có nghĩa là kiêu ngạo và nó cũng không đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng cứ thế mà tăng lên. Sự tự tin sẽ luôn dựa trên cơ sở thực tế, biết bản thân là ai, bản thân đang đại diện cho điều gì và bản thân có thể mang đến những giá trị gì.

Trung thực

Không chỉ riêng nhân viên kinh doanh mà ở bất cứ vị trí, ngành nghề nào cũng đều yêu cầu sự trung thực. Đặc biệt, mọi thứ nên xuất phát từ sự chân thành. Trong kinh doanh, người nhân viên phải biết khi nào thì nên chấp nhận từ bỏ một khách hàng và không bao giờ cho phép bản thân mình đưa ra những lời hứa sáo rỗng chỉ để ký được hợp đồng. Nói sai hoàn toàn sự thật, dù chỉ là một phần nhỏ thôi cũng sẽ phá hỏng mối quan hệ mà bạn đã mất bao công sức gây dựng và sẽ dập tắt hoàn toàn cơ hội được khách hàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ tới những mối quan hệ khác.

Sáng suốt, linh hoạt

Trong kinh doanh, sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với mọi thay đổi là điều vô cùng cần thiết. Nhân viên kinh doanh giỏi luôn sẵn sàng thay đổi bất cứ lúc nào để đưa ra giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Ngày nay, với xã hội phát triển, khách hàng cũng là những người vô cùng thông thái. Vì thế, những giải pháp bạn đưa ra cần cụ thể và hữu ích chứ không chỉ đơn giản là những gì mà họ có thể tìm thấy trên internet hay bất cứ đâu. Đây cũng là một trong những yêu cầu năng lực của một nhân viên bán hàng giỏi.

Những tố chất cần có của nhân viên kinh doanh được chia sẻ trên đây không thể 100% quyết định được sự thành công. Nhưng nếu có được những kỹ năng này, bạn sẽ tạo dựng được một niềm tin cũng như hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. Cùng với đó, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị trí và nếu có niềm đam mê công việc này thì nỗ lực phấn đấu, rèn luyện sao cho đạt được vị trí như mong muốn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Người hướng nội làm thế nào để trở thành Sales giỏi?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các...

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp một số thông tin thú vị về telemarketing – một...

sale marketing

Sales Marketing là gì? Bí quyết để trở thành Sales Marketing giỏi?

Sales Marketing là một trong những ngành nghề hot và có cơ hội việc làm cao trong thời đại công nghệ số. Nhưng nhiều người...

Promote sale là gì?

Promote sale là gì? Phương pháp tạo nên Promote sale hiệu quả

Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để thúc đẩy doanh số thì cần có những “cú hích” nhằm kích thích thị trường...

Shutterstock 2203904237 1

Sales Executive là gì? Mô tả công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nghề Sale thì có nhiều vị trí với tính chất ngành...

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối...

Telemarketing là gì?

Telemarketing là gì? Cơ hội việc làm trong ngành

Trong lĩnh vực marketing, vốn đa dạng về thuật ngữ, HR Insider đã tổng hợp...

sale marketing

Sales Marketing là gì? Bí quyết để trở thành Sales Marketing giỏi?

Sales Marketing là một trong những ngành nghề hot và có cơ hội việc làm...

Promote sale là gì?

Promote sale là gì? Phương pháp tạo nên Promote sale hiệu quả

Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để thúc đẩy doanh số thì...

Shutterstock 2203904237 1

Sales Executive là gì? Mô tả công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là nghề...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers