adsads
sep oi em phai lam sao 3
Lượt Xem 38 K

1. Khi sếp là “người ngoài hành tinh”

Khi đi làm, sẽ có lúc bạn phải làm việc với một cấp trên lúc nào cũng lơ ngơ, mơ hồ về mọi việc trong công ty. Liệu người sếp này có nắm được mọi hoạt động của công ty hay không thì chỉ có họ mới biết!

Chiến thuật: Hãy chủ động tìm hiểu nhiều hơn về cấp trên của mình, nắm bắt xem lí do tại sao họ lại sống và làm việc tách biệt với đồng nghiệp như vậy. Sau đó giúp đỡ họ nếu bạn có khả năng. Ngoài ra, hãy luôn trong tư thế chủ động với mọi công việc và đừng trông chờ vào sự giúp đỡ của bất kì ai.

2. Khi sếp có tâm hồn “lơ lửng trên mây”

Ý tưởng là vô hạn, tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng có thể thực hiện được. Vậy mà Vui Vẻ đã nhiều lần khổ sở vì sếp nêu ra những ý tưởng táo bạo, tuyệt vời mỗi tội “hơi” viễn vông. Sau đó, đáng buồn thay, người chịu trách nhiệm biến những điều viễn vông thành hiện thực là những thân phận cấp dưới đáng thương…

Chiến thuật: Cho họ thấy bạn rất hào hứng về ý tưởng của họ. Sau đó, hãy lên kế hoạch triển khai ý tưởng lạ lùng kia một cách chi tiết nhất và sau đó hãy chỉ ra cho sếp thấy tính bất hợp lý trong việc thực hiện ý tưởng này.

3. Khi sếp nghiện đóng vai ác

Đây là hình tượng “boss” gây ám ảnh nhất cho mọi nhân viên. Bởi lẽ, họ chính là người có đặc quyền soi mói, chỉ trích bạn. Dù khó chịu đến mấy, bạn vẫn phải “cắn răng chịu đựng” để làm việc một cách suôn sẻ.

Chiến thuật: Đừng để những lời chỉ trích của sếp ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, đặc biệt là trong công việc. Nói gì là chuyện của họ, điều bạn cần làm là cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể “xoa dịu” mối quan hệ này bằng việc chủ động bắt chuyện, quan tâm sếp bằng thái độ thân thiện nhất.

4. Khi sếp quá đỗi thân thiện

Nhân viên nào cũng muốn có một cấp trên thân thiện. Tuy nhiên, sự thân thiện quá mức của sếp đôi lúc dẫn đến một số tiêu cực trong công ty như nhân viên không tôn trọng họ, trễ deadline…hoặc bạn không thể phát triển trong công ty vì sếp chẳng bao giờ góp ý về điểm sai của bạn.

Chiến thuật: Góp ý thẳng thắn là điều bạn nên làm để giúp người sếp mà bạn yêu quý quay về đúng vị trí của họ. Tuy nhiên, bạn cũng nên khéo léo một chút khi góp ý với sếp nhé!

5. Khi sếp thích làm bảo mẫu

Thật đáng sợ khi dù đã trưởng thành nhưng bên cạnh chúng ta vẫn kè kè một bảo mẫu. Nhất là trong công việc, đi đâu, làm gì cũng bị sếp để ý và hỏi han, thiệt khó chịu quá phải không?

Chiến thuật: với trường hợp này, cũng có thể chỉ là sếp đang “quan tâm” quá mức đến bạn mà thôi. Bạn hãy hỏi về giờ giấc, kế hoạch, mong muốn của sếp khi giao việc cho bạn, càng chi tiết càng tốt…Điều này không những giúp bạn hoàn thành mọi việc đúng ý sếp mà còn khiến sếp “thấu hiểu” cảm giác được “quan tâm” mà bạn đang phải “gánh chịu”.

Bạn đã “chộp” được eBook “Tạp Chí Tuyển Dụng” số 01/2017 VietnamWorks chưa?

Nhân tài không còn như lá mùa thu nữa mà bạn vẫn chưa tuyển được người ưng ý?

Vậy đâu là chìa khoá để bạn “câu” đúng nhân tài và thuyết phục họ trung thành với doanh nghiệp? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ngay trong cuốn Tạp Chí Tuyển Dụng này.

Hãy nhanh tay TẢI MIỄN PHÍ cuốn Tạp Chí Tuyển Dụng – hành trang cực kì bổ ích cho nghề nghiệp của bạn !

 

Save

Save

Save

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers