adsads
shutterstock 1515878147
Lượt Xem 2 K

Quy trình đánh giá hiệu suất được tạo ra bởi chủ doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả công việc, đồng thời giúp nhân viên có những mặt tiến bộ mang tính tích cực hơn. Trải qua nhiều năm, quy trình này đã có nhiều biến chuyển – với mục tiêu nhân viên tự làm chủ cho sự phát triển chuyên môn của bản thân, cũng như tạo ra sự cân bằng hơn về quyền lực giữa nhân viên và quản lý. Tuy nhiên, cơn đại dịch ập đến, hàng triệu người giờ đây đã chuyển sang phương án làm việc tại gia, chắc hẳn rằng 2021 sẽ là một năm với nhiều sự thay đổi hơn nữa.

Trang bị tốt cho nhà quản lý chính

Chúng ta vẫn chưa thể biết trước được liệu rằng mọi việc sẽ ổn hơn vào thời gian tiếp theo hay không, nhưng một điều khá chắc rằng làm việc tại nhà sẽ vẫn tiếp tục cho đến hết năm nay. Nếu 2020 là một năm cả thế giới xoay xở tìm cách để chống dịch, 2021 sẽ là một năm của sự vươn lên từ nghịch cảnh và thích nghi với nó. Tương tự đối với doanh nghiệp, nhà quản lý trực tiếp chính là một điểm mấu chốt vô cùng quan trọng.

Có một thực tế phũ phàng rằng, có nhiều hơn một nửa các nhà quản lý nói rằng, họ vẫn chưa được đào tạo đối với bất kì chương trình quản trị con người nào. Điều này cần phải được thay đổi và điều chỉnh ngay nếu doanh nghiệp muốn sở hữu một đội ngũ nhân viên hiệu quả trong mùa dịch.

Nhà quản lý là những người phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi, và thật vô lý khi bạn buộc họ giải quyết vấn đề mà không có một sự hỗ trợ nào cả. Những chương trình đào tạo như cách hỏi thăm nhân viên hiệu quả, cách đưa và nhận feedback, hay ủng hộ sức khỏe tinh thần như thế nào – tất cả là nguồn động lực vô cùng quý giá nhằm giúp nhà quản lý có thể dẫn dắt nhóm của mình một cách thật sự năng suất và hiệu quả.

Thường xuyên thăm hỏi và động viên lẫn nhau

Trong một cuộc khảo sát vào năm 2019, 84% nhân viên trả lời rằng họ đánh giá rất cao khoảng thời gian khi làm việc chung với nhà quản lý trực tiếp của họ. Với tình trạng các thành viên trong nhóm không thể làm việc chung với nhau như hiện nay, thì mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sự kết nối giữa quản lý – nhân viên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ không trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, trao đổi thông tin hoặc quan sát hành vi của nhau.

Việc check-in thăm hỏi thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt luồng công việc của nhân viên, và để theo dõi tiến trình có đang theo sát mục tiêu đề ra hay không. Còn đối với nhân viên, đây là cơ hội để họ đặt câu hỏi, yêu cầu sự giúp đỡ hay cùng nhau ăn mừng cho một thành tích nào đó! Đây chính là một yếu tố trọng yếu cho bất kỳ phương pháp quản trị hiệu năng nào.

Đổi mới quy trình đánh giá

Theo thông lệ, công ty sẽ đánh giá hiệu năng làm việc của nhân sự bằng những con số, thứ hạng và so sánh người này với người khác. Ngày nay, nguyên lý đó đã không còn “đất dụng võ” nữa. Thay vào đó, nhân viên sẽ được đánh giá theo những chuẩn mực mang tính cá nhân hóa, theo nhiều phương diện và nhu cầu cụ thể khác nhau.

Thích nghi để thay đổi cách quản lý

Với tình hình hiện nay, khi mà phương thức làm việc chuyển sang tại gia, thì quy trình đánh giá hiệu suất cũng cần được cải tiến để phù hợp hơn với môi trường và tình trạng sức khỏe của nhân viên. Một người làm việc hiệu quả là khi họ đặt toàn bộ nỗ lực và tâm huyết vào công việc đó. Làm việc tại nhà đồng nghĩa với việc nhân viên phải xoay vòng với công việc nhà, chăm sóc con, chưa kể họ còn phải đối mặt với những lo âu về sức khỏe cũng như tài chính. Vì thế, việc thăm hỏi thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những gì mà nhân viên đang trải qua, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn khi tiến hành quy trình đánh giá của mình.

Cho nhân viên có quyền tự chủ

Với phương thức làm việc từ xa, nhân viên phải dựa vào chính nỗ lực của bản thân và trở nên tự lập hơn. Họ có quyền tự kiểm soát giờ giấc, nơi làm việc, hoặc thậm chí cách ăn mặc của chính mình. Sự tự do này đem lại nhiều thích thú cho nhân viên.

Người quản lý nên nắm bắt điều này nhằm khuyến khích nhân viên tự kiểm soát sự phát triển chuyên môn của chính bản thân họ. Một vài cách hữu ích giúp nhân viên trở nên chủ động; ví dụ như họ có thể nhận xét về hiệu năng làm việc của đồng nghiệp mà không cần phải chờ đến một ngày đánh giá cụ thể nào cả – miễn là bạn cung cấp cho nhân viên các thông tin có liên quan và kịp thời nhằm giúp họ làm tốt được điều này.

Thử nghiệm và Học hỏi

Công việc sẽ ra sao sau cơn đại dịch? Đã có rất nhiều dự đoán được đưa ra, nhưng không một ai chắc chắn cả. Có vẻ như tình hình sẽ khác nhau tùy vào từng ngành và khu vực. Mỗi tổ chức cũng sẽ có một lối đi riêng cho chính bản thân mình.

Trong tình huống này, thì phương pháp thử nghiệm và học hỏi có vẻ đem lại nhiều hiệu quả. Chủ doanh nghiệp phải dám đương đầu với những cái mới để từ đó xem mọi việc sẽ được vận hành như thế nào. Đồng thời, họ cũng nên dám bỏ đi những sáng kiến không đem lại giá trị hữu ích. Điều quan trọng nhất lúc này, chính là sự linh hoạt và sẵn sàng để thay đổi. Một tư duy cầu tiến sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn nhằm đảm bảo mọi thứ đang đi theo đúng hướng.

Văn hóa doanh nghiệp là một nền tảng vững chắc

Một vài tổ chức sở hữu trong mình một nền văn hóa truyền thống, đó là nhân viên phải có mặt tại công ty để làm việc. Nhưng hiện tại, điều đó có vẻ bất khả thi, và doanh nghiệp phải tìm ra một hướng đi mới. Văn hóa được tạo ra từ hành động, không phải từ lời nói – và cách mà chúng ta cư xử có thể tạo ra sự khác biệt.

Các phương pháp quản trị hiệu năng xuyên suốt và chủ động – bao gồm những chu trình đánh giá ngắn gọn hơn, thường xuyên thăm hỏi động viên, hay đưa ra lời nhận xét “đúng việc, đúng thời điểm”, chính là những gì mà nhà lãnh đạo cần nhằm xây dựng nên một môi trường làm việc mơ ước!

>>> Xem thêm: 4 Nguyên tắc đàm phán đang thay đổi theo thời cuộc

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers