adsads
Lượt Xem 515

Thế nhưng, yêu cầu trong công việc của GenZ cũng là điều mà các nhà tuyển dụng cần quan tâm nếu muốn thu hút và quy tụ nhiều người tài thuộc thế hệ này về làm việc cho doanh nghiệp. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu chi tiết yêu cầu trong công việc của thế hệ này qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân GenZ không thích công việc hiện tại

Môi trường làm việc gò bó

Môi trường làm việc gò bó có thể là một nguyên nhân quan trọng khiến thế hệ Gen Z không thích công việc hiện tại. Gen Z thường đánh giá cao tính linh hoạt, tự do và sự đồng thuận với giá trị cá nhân trong môi trường làm việc của họ. Môi trường làm việc gò bó có thể không đáp ứng nhu cầu này, khiến GenZ cảm thấy bị ràng buộc bởi họ luôn muốn có khả năng làm việc từ xa, thời gian làm việc linh hoạt và sự tự quản lý thời gian. Theo cuộc thăm dò của Flexible job, 75% GenZ tỏ ra hứng thú và muốn ứng tuyển cho công việc có thể cung cấp sự linh hoạt trong môi trường và thời gian làm việc.  

Tính chất công việc nhàm chán

Được sinh ra trong một xã hội phát triển nhanh chóng với những công nghệ tiên tiến nhất, GenZ được biết đến là thế hệ năng động và luôn tò mò khám phá những điều mới mẻ mỗi ngày. Do đó, những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại là một trong những nguyên nhân chính khiến nhân sự GenZ không thích công việc hiện tại của mình. Với xu hướng thường xuyên thay đổi công việc để tìm kiếm trải nghiệm mới và định hình sự nghiệp, GenZ sẵn sàng nhảy việc để thỏa mãn mong muốn được đa dạng hóa của mình nếu họ cảm thấy đã “làm” đủ ở một công ty. 

Không có cơ hội phát triển bản thân

GenZ khao khát thăng tiến trong sự nghiệp và sẵn sàng dấn thân để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân dù trong bất kỳ môi trường doanh nghiệp nào. Điều này có thể thấy khi GenZ nhận ra mình đã chinh phục mọi thử thách và khó khăn trong công việc hiện tại, cơ hội phát triển bản thân không còn thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm đến một nơi có nhiều thử thách hơn. Đó cũng là lý do vì sao nhân sự GenZ ngày nay lại cực kỳ bị thu hút bởi những môi trường làm việc tạo cơ hội để phát triển và có tính cọ xát cao. Họ mong muốn được thử nghiệm, và dẫn dắt bởi các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn và sẽ ở lại hoặc rời khỏi tổ chức tùy thuộc vào triển vọng phát triển cá nhân của họ. 

2. Kỳ vọng trong công việc mà Gen Z mong muốn

Phát triển kỹ năng cá nhân

GenZ là một thế hệ thực sự tài năng, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Với những kỳ vọng cao hơn, tiêu chuẩn cao hơn so với những thế hệ trước, GenZ đánh giá cao việc phát triển bản thân trong môi trường làm việc và kỳ vọng có cơ hội học hỏi, thực hành, và thăng tiến trong sự nghiệp của họ. Họ thường muốn tham gia vào các chương trình đào tạo, khóa học trực tuyến, hoặc các hoạt động học hỏi để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Theo khảo sát từ orbi, GenZ cho rằng cơ hội phát triển bản thân là một quyền lợi thậm chí còn hấp dẫn hơn lương thưởng cạnh tranh và khả năng tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng công ty.

Cảm thấy được tôn trọng

Ngoài ra, văn hoá làm việc đề cao con người cũng là một trong những yếu tố tạo nên môi trường làm việc lý tưởng của GenZ. GenZ mang những cá tính riêng biệt và họ luôn khao khát được thể hiện nó ở cả nơi làm việc. GenZ thích có cơ hội được thể hiện bản thân, đóng góp ý tưởng cho công ty thay vì chỉ ngồi đợi chỉ việc. Vì thế, một môi trường làm việc đem lại cho họ cảm giác được đối xử bình đẳng và tôn trọng sẽ được đánh giá cao. 

Môi trường làm việc thoải mái

Gen Z bước chân vào thị trường lao động trong lúc đại dịch Covid đang trở nên nghiêm trọng, khi mà các văn phòng đóng cửa và nhân viên được yêu cầu làm việc tại nhà để đảm bảo sự an toàn. Vì thế, GenZ từ lâu đã trở nên quen thuộc với khái niệm làm việc từ xa và họ cũng không có hứng thú với những chuyến đi làm thường xuyên mỗi ngày. Sự linh hoạt trong giờ giấc và khả năng tự sắp xếp công việc trở thành kỳ vọng và ưu tiên của nhân viên Gen Z khi tìm kiếm một công việc mới tại doanh nghiệp.

Được chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Khác với những thế hệ trước, với Gen Z, họ kỳ vọng vào nhiều thứ hơn khi tìm kiếm một môi trường làm việc lý tưởng. Những nhân viên thuộc Gen Z chú trọng hơn về nhu cầu được chăm sóc sức khỏe trong môi trường làm việc. Họ đánh giá cao các công ty ưu tiên sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên. Ngoài ra, Gen Z coi cuộc sống cá nhân và công việc như hai phần không thể tách rời. Họ muốn có khả năng linh hoạt trong thời gian làm việc để có thời gian cho gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân. Vì thế, cung cấp một môi trường làm việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần có thể giúp thu hút và giữ chân nguồn nhân lực trẻ này, tạo ra một nơi làm việc tích cực và thúc đẩy hiệu suất.

3. Phải làm gì để thu hút thế hệ Gen Z?

Trao cho họ quyền tự chủ

Văn hóa làm việc đề cao con người là một trong những yếu tố hút thế hệ Z khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp. Để thu hút thế hệ Z, các nhà tuyển dụng cần hiểu rằng việc tạo nên một môi trường không o ép nhân viên vào khuôn mẫu “chuẩn chỉnh” mà luôn tạo cơ hội để nhân viên GenZ tự do sáng tạo sẽ là điều cần thiết. Hơn nữa, một công ty, doanh nghiệp đề cao nhân viên thẳng thắn thể hiện quan điểm và trao cho họ quyền tự chủ cũng sẽ thu hút nhân sự Gen Z và giúp họ đạt năng suất cao trong công việc. 

Tạo ra nền văn hóa đa dạng và tích cực

Để thu hút thế hệ Gen Z, doanh nghiệp cần tạo ra một nền văn hóa đa dạng và tích cực. Gen Z đánh giá cao sự đa dạng về giới tính, tôn giáo, chủng tộc và muốn làm việc trong môi trường mà tôn trọng và thúc đẩy điều này. Doanh nghiệp có thể tạo sự đa dạng trong lực lượng lao động bằng cách tuyển dụng từ nhiều nguồn và loại hình khác nhau. Khuyến khích sự đa dạng trong quá trình tuyển dụng và thúc đẩy cơ hội công bằng cho tất cả. Bên cạnh đó, Gen Z còn mong muốn một môi trường làm việc mà khuyến khích sự tích cực, tôn trọng và đề cao sự hợp tác.

Khuyến khích giao tiếp trong môi trường làm việc

Môi trường làm việc lý tưởng chính là chất xúc tác để Gen Z thể hiện hết khả năng, cống hiến hết mình cho công ty. Với thế hệ Z, nỗ lực xây dựng các mối quan hệ chân chính, lành mạnh giữa mọi người trong công ty cũng quan trọng như công việc, bởi vậy, họ luôn mong muốn kết nối với đồng nghiệp. Có thể thấy, môi trường làm việc luôn khuyến khích sự giao tiếp với nhau trong mắt Gen Z chính là nơi thúc đẩy quá trình sáng tạo và khơi nguồn cảm hứng. Tuy được lớn lên trong thời đại mà sự tương tác dễ dàng xảy ra chỉ cần thông qua một chiếc điện thoại thông minh, thế nhưng những nhân viên trẻ này vẫn luôn mong muốn được làm việc với sự kết hợp cùng đồng nghiệp, đặc biệt là những người nhiệt huyết, có kinh nghiệm để họ học hỏi và trau dồi ngay trong môi trường làm việc hằng ngày. Vì thế, một môi trường làm việc luôn khuyến khích giao tiếp hiệu quả có thể giúp thu hút và giữ chân thế hệ Gen Z và tạo ra một nền văn hóa tích cực, đoàn kết trong tổ chức. 

Có thể thấy, GenZ luôn có những kỳ vọng và yêu cầu cao hơn trong công việc so với các thế hệ trước. Điều này là hoàn toàn bình thường và cũng đúng với xu hướng phát triển của xã hội. Đặc biệt, khi các nhà tuyển dụng nắm bắt được những yêu cầu này và thay đổi chiến lược tiếp cận nguồn nhân lực GenZ, doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, thu hút và giữ chân những nhân sự trẻ tuổi tài năng nhất về làm việc. Hy vọng với bài viết này, VietnamWorks đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân sự GenZ cũng như đưa ra được những chiến lược đúng đắn giúp thu hút nhân tài trẻ tuổi về làm việc cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Xa mặt nhưng không cách lòng, đây là cách để sếp gắn kết với “Remote Workers”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers