adsads
New Project 74
Lượt Xem 985

Theo ước tính thì năm 2023 chính là sự bùng nổ của ngành xây dựng, nhu cầu việc làm xây dựng sẽ đạt mức độ tăng trưởng cao nhất. Vậy ngành xây dựng là gì? Việc làm ngành xây dựng có những gì? Để trở thành một kỹ sư ngành xây dựng dân dụng lành nghề cần có những kỹ năng thiết yếu gì? 

Ngành xây dựng là gì? Công việc của Kỹ sư ngành xây dựng dân dụng.

Ngành xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công, khai thác và quản lý các công trình phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau. Ngoài ra, xây dựng dân dụng còn có nhiệm vụ giám sát thực hiện và tổ chức thi công các công trình dân dụng có chức năng phục vụ đời sống. Một số công trình dân dụng có thể là nhà ở, cầu đường, tòa nhà, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại….

Kỹ sư xây dựng dân dụng là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động thiết kế, giám sát và quản lý các công trình xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế khác nhau và phục vụ đời sống xã hội. Ngày nay, mức sống và thu nhập xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng như các công trình ngày càng tăng cao. Từ đó, kỹ sư ngành xây dựng dân dụng đang dần trở thành ngành nghề được quan tâm những năm trở lại đây.

Việc làm ngành xây dựng hiện nay 

Các Công Việc Ở Ngoài Công Trường

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng, kỹ sư xây dựng có thể tham gia làm việc tại các công trường với các vị trí như kỹ sư thi công, đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng vật liệu, thực hiện công tác trắc đạc, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng công trường.

Kỹ sư xây dựng làm việc ngoài công trường sẽ được học thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên, tính chất công việc này sẽ nguy hiểm và không ổn định, chẳng hạn như tiến độ thi công sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng hay biến cố công trường.

Free photo pointing at sketch

Các Công Việc Trong Công Xưởng

Không chỉ trực tiếp làm việc ngoài công trường, kỹ sư xây dựng có thể làm việc tại các công xưởng thi công với vị trí Kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm, kỹ sư giám sát nội bộ,… Những công việc tại đây tuy ít vất vả hơn nhưng bù lại bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về ngành xây dựng, bạn còn phải có cả kinh nghiệm thực tiễn. 

Các Công Việc Văn Phòng

Một hướng đi an toàn hơn cho các kỹ sư là làm công việc tại văn phòng, trở thành những cộng sự đứng sau để hỗ trợ và lên ý tưởng như trở thành kỹ sư thiết kế công trình, chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, tư vấn về thiết kế, lập dự toán, …

Bên cạnh đó, kỹ sư xây dựng dân dụng có thể làm các vị trí tại văn phòng như quản lý chất lượng, lập kế hoạch, chuyên viên thẩm định chất lượng công trình, thiết lập hồ sơ đấu thầu và mời thầu, kiểm định chất lượng, quản lý giám sát các dự án xây dựng,…

Yêu cầu thiết yếu của kỹ sư ngành xây dựng dân dụng 

Sức khỏe 

Đối với những kỹ sư ngành xây dựng dân dụng, sức khỏe là yếu tố quan trọng để đảm bảo những công trình mà mình đang quản lý đang diễn ra theo đúng tiến độ. Đặc biệt với những kỹ sư làm việc ngoài công trường và công xưởng, họ phải di chuyển giữa những công trình để theo dõi, giám sát và chỉ đạo mọi thứ. 

Ngoài ra, môi trường làm việc tại các công trình thường có nhiều tiếng ồn, khói bụi, thời tiết nắng nóng thất thường. Điều này yêu cầu một người kỹ sư xây dựng dân dụng phải đảm bảo tự chăm sóc và rèn luyện được sức khỏe của mình để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong nghề.

Kỹ năng chuyên môn

Để xác định và giải quyết được các vấn đề kỹ thuật xây dựng dân dụng, các kỹ sư này phải thông thạo các kiến thức chuyên môn liên quan đến toán học, vật lý, có khả năng tư vấn, thiết kế, tính toán kết cấu, thi công và các phần mềm bổ trợ để quản lý các công trình xây dựng. Bạn làm việc với các kiến thức chuyên môn phức tạp để hiểu và tính toán các thông số kỹ thuật của công trình nhằm đảm bảo rằng cấu trúc và dự án tuân thủ các quy định về xây dựng của nhà nước và cơ quan quản lý.

Thêm vào đó, công việc của kỹ sư xây dựng là công việc về kỹ thuật thực tiễn. Chính vì thế, để trở thành một kỹ sư xây dựng dân dụng trước hết phải trải qua học tập để có kiến ​​thức về chuyên môn cơ bản như đọc bản vẽ, bóc tách dự toán, lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự án, lập hồ sơ quyết toán xây dựng để có thể thực hiện được làm việc thực tế.

Kỹ năng giao tiếp

Các kỹ sư xây dựng dân dụng cần khả năng giao tiếp hiệu quả vì sự không rõ ràng và nhầm lẫn trong cách truyền đạt sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thi công công trình. Ngành xây dựng là một ngành kỹ thuật cao với các nguyên tắc phức tạp, hệ thống kiến thức đa dạng. Điều quan trọng là các kỹ sư có thể thảo luận ý kiến và quan điểm một cách rõ ràng với nhiều đối tượng khác nhau, không chỉ với các cộng sự, nhà tư vấn, chuyên gia mà còn với các công nhân đang thực hiện dự án của mình. 

Free photo back view man holding building plans

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vấn đề là thứ không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là với ngành xây dựng. Trong các giai đoạn khác nhau của dự án, chẳng hạn như lập kế hoạch và thực thi, các kỹ sư sẽ gặp phải một số biến cố ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của dự án. Đây là lúc bạn cần vận dụng các kỹ năng, trình độ học vấn và kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp an toàn và tiết kiệm chi phí cho các vấn đề phát sinh trong khi vẫn đảm bảo dự án đi đúng hướng. Và khi có vấn đề phát sinh, những người tham gia trong dự án chắc chắn sẽ tìm đến bạn để được hướng dẫn và tư vấn cách giải quyết. Trong tình huống này, bạn cần vận dụng tốt kỹ năng giải quyết vấn đề của mình nhằm đưa ra hướng đi hiệu quả. Bạn cũng cần đánh giá công việc của những người khác và đảm bảo công việc của họ tuân theo các luật, quy định và tiêu chuẩn hiện hành.

Kỹ năng ra quyết định 

Khi làm việc với tư cách là người lãnh đạo và quản lý dự án, một kỹ sư xây dựng dân dụng sẽ cần xem xét các thực trạng dự án, yếu tố dẫn đến mâu thuẫn trong mục tiêu giữa các thành viên trong dự án, tình trạng tài chính và các lưu ý về an toàn thi công khi đưa ra quyết định. Bạn cần có niềm tin vào bản thân, đồng đội của mình và thông tin có sẵn để đưa ra quyết định rõ ràng và hiệu quả. Ngoài ra, khi mắc lỗi, các kỹ sư xây dựng dân dụng chuyên nghiệp sẽ chịu trách nhiệm, rút ​​kinh nghiệm từ sai sót đó và quản lý dự án theo một hướng đi mới. 

Trên đây là các thông tin trả lời cho vấn đề Yêu cầu thiết yếu của kỹ sư ngành xây dựng dân dụng. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về Ngành xây dựng cũng như trang bị được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Kỹ sư xây dựng dân dụng “lành nghề”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sẽ lựa chọn được cho mình ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Bạn đã biết cách thăng tiến trong nghề Kế toán?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về ăn uống, lưu trú và đi lại ngày càng gia...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty thì sẽ không xa lạ về thuật ngữ CRM -...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác và phối hợp của toàn bộ ekip, trong đó có...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp...

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối...

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về...

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty...

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác...

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers