adsads
Lượt Xem 351

Bên cạnh đó, để có được kết quả tốt, nhà tuyển dụng cũng cần có chiến lược triển khai các phương pháp đào tạo phù hợp, đặc biệt là với thời đại 4.0 hiện nay. Hãy cùng VietnamWorks tham khảo 4 cách thức dưới đây để giúp nhà tuyển dụng tìm ra lời giải cho bài toán làm thế nào để có thể đào tạo “nhân viên giỏi trở nên tuyệt vời” hơn nhé.

1. Tìm điểm mạnh

Nhiều nhà tuyển dụng thông thường chỉ chú ý vào những điểm yếu của nhân viên vì những tác động của nó trong công việc như chậm tiến độ, kết quả không đạt yêu cầu, giao tiếp kém hiệu quả,… Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nên tập trung vào điểm mạnh thay vì yếu điểm bởi đây là bước quan trọng để tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn trong doanh nghiệp. Một người nhân viên dù có giỏi đến đâu cũng sẽ có những sai lầm và điểm yếu nhất định, vì thế để đào tạo họ trở nên xuất sắc hơn, nhà tuyển dụng nên giúp nhân viên xác định điểm mạnh của họ. Việc trao cho nhân viên giỏi cơ hội để làm những gì họ giỏi sẽ tác động trực tiếp đến tính tích cực của họ. Họ cảm thấy vui vẻ, hài lòng, thỏa mãn và tự hào… Và cảm xúc tích cực từ việc tập trung phát huy điểm mạnh này sẽ giúp khơi dậy động lực và tiềm năng, giúp nhân viên phát triển tốt hơn thay vì chỉ trích và thúc đẩy cải thiện điểm yếu của họ.

2. Tìm niềm vui của họ

Một người yêu công việc thường làm việc với đam mê và tận hưởng công việc của họ. Điều này giúp tăng hiệu suất lao động, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tạo ra kết quả tốt hơn cho công việc. Vì thế, để đào tạo những nhân tài phát huy hết khả năng của mình trong công việc, nhà tuyển dụng cần xác định đúng năng lực cũng như niềm đam mê của họ. Cụ thể hơn, nhà tuyển dụng có thể chú ý quan sát, chủ động tìm hiểu niềm đam mê, sự ưu tiên của từng người để có “chiến lược” phân bổ công việc với tính chất phù hợp đến từng nhân viên. Bằng cách giao việc đúng năng lực cũng như niềm đam mê, nhà tuyển dụng có thể giúp các nhân viên hăng say hơn trong công việc. Bởi chỉ khi thật sự yêu thích và cảm thấy hứng thú với công việc họ mới có thể tập trung và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

3. Nhìn nhận lại những cống hiến của họ

Nhìn nhận lại những cống hiến của nhân viên giỏi là một phần quan trọng trong quá trình giúp nhà tuyển dụng quản lý và phát triển kỹ năng cho nhân sự giỏi của mình. Việc nhận biết và ghi nhận những cống hiến mà nhân viên giỏi đã đạt được có thể bao gồm sự đóng góp vào dự án quan trọng, hoàn thành công việc vượt mong đợi, hoặc các thành tựu đáng kể mà họ đã đem lại cho tổ chức. Những lời khen và sự công nhận sẽ giúp họ cảm thấy bản thân mình đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, và thúc đẩy niềm hăng say làm việc cho sự phát triển của công ty. Điều này giúp nhà tuyển dụng tạo nên một môi trường làm việc tích cực hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức.

4. Tạo cơ hội phát triển

Một người nhân viên giỏi sẽ phát huy hết khả năng của mình nếu như được tạo điều kiện để phát triển và nắm giữ những vai trò lớn hơn trong tổ chức. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên giỏi không chỉ làm họ trở nên xuất sắc hơn mà còn tạo động lực cho cả tổ chức. Điều này giúp xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực và sẵn sàng đối mặt với thách thức trong tương lai. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể cho phép nhân viên giỏi đảm nhiệm các dự án đặc biệt hoặc tham gia vào các dự án phát triển. Điều này giúp họ phát triển kỹ năng quản lý dự án và làm việc với đội ngũ đa dạng, góp phần tạo nên thế mạnh cạnh tranh cho tổ chức.

Đào tạo nhân lực là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là những nhân lực giỏi trong doanh nghiệp. Việc này không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, nhiệm vụ này còn tạo ra bước tiến vượt bậc cho doanh nghiệp trong sự phát triển lâu dài. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, nhà tuyển dụng cần có cách thức đào tạo phù hợp và kết hợp khéo léo nhằm giúp những nhân sự giỏi phát huy hết khả năng của mình và trở nên tuyệt vời hơn.

Xem thêm: 7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp giữ chân nhân tài 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers