adsads
Shutterstock 2173576237 1
Lượt Xem 1 K

1. Sự gắn kết nhân viên là gì?

Gắn kết nhân viên (Employee Engagement) là khái niệm để chỉ sự tương tác, kết nối và gắn kết giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức để cống hiến hết mình, cam kết với các mục tiêu và giá trị của tổ chức của họ, thúc đẩy đóng góp cho thành công của tổ chức.

Tại mỗi công ty, sự gắn kết của nhân viên đều dựa trên sự cam kết 2 chiều, những chính sách khuyến khích, đãi ngộ hay phúc lợi mà doanh nghiệp đem đến cho nhân viên của họ cũng sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng được nguồn tài nguyên con người. Khi sự gắn kết của nhân viên tăng lên, cơ hội thành công của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo. 

Gắn kết nhân viên tốt cũng là bí quyết thành công của rất nhiều ông lớn trên thị trường toàn cầu, tiêu biểu như Google, Walt Disney, Audi… Khi mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy gắn kết với chính công ty và đồng nghiệp, họ sẽ tăng mức độ cam kết và hài lòng với công việc của mình hơn, khi nhân viên được làm việc trong môi trường mà họ cảm thấy hạnh phúc, cũng là lúc họ có thể giúp doanh nghiệp lan tỏa giá trị đến với khách hàng. 

2. 3 điều nên mà lãnh đạo cần làm để gắn kết nhân viên

Tập trung vào giao tiếp

Cách giao tiếp và tần suất giao tiếp của sếp với nhân viên ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ gắn bó của họ. Một vị sếp quan tâm và thấu hiểu nhân viên chắc chắn sẽ có thể giữ chân được nhiều nhân sự giỏi bên mình. 

Hãy sắp xếp những cuộc gặp 1-1 để nắm bắt tình trạng công việc của nhân viên cũng như tâm tư nguyện vọng của họ, những bất đồng nhỏ trong công việc khi được giải quyết triệt để có thể đem lại ảnh hưởng tích cực rất lớn tới hiệu quả sau này. 

Teambuilding và các hoạt động ngoài giờ

Teambuilding đã không còn quá xa lạ và gần như đã trở thành hoạt động thiết yếu tại các công ty. Tuy nhiên việc tổ chức các chuyến team building nhưng không đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên sẽ vô tình gây ra lãng phí mà không đem lại hiệu quả. 

Không phải là những chuyến du lịch xa hay những bữa tiệc cầu kỳ, các hoạt động gắn kết hoàn toàn có thể thực hiện tại văn phòng, hoạt động thể thao hay các bữa ăn nhẹ cũng sẽ là hoạt động rất hiệu quả để nhân viên trở nên gắn kết với nhau hơn. 

Tạo điều kiện để nhân viên phát triển

Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi training hay cử nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng để giúp họ phát triển kỹ năng cũng như chuyên môn. Nếu làm việc tại một môi trường mà họ cảm thấy không được phát triển thì việc rời đi chỉ là chuyện sớm hay muộn. 

Để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, doanh nghiệp có thể: 

  • Thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao các kỹ năng chuyên môn và dạy thêm các kỹ năng mới phục vụ công việc
  • Nên nói chuyện với nhân viên, tìm hiểu định hướng phát triển của họ để có động thái giúp đỡ họ phát triển sự nghiệp
  • Hỗ trợ chi phí cho nhân viên tham gia các khóa học phát triển bản thân được tổ chức ngoài doanh nghiệp
  • Định kỳ nhận xét và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Tích cực lắng nghe và duy trì sự giao tiếp với nhân viên

3. 4 điều tránh mà lãnh đạo cần nhớ

Cam kết những điều doanh nghiệp không thực hiện được

Việc doanh nghiệp đưa ra các đãi ngộ khi tuyển dụng để thu hút nhân tài là điều rất phổ biến. Tuy nhiên nếu những cam kết mà doanh nghiệp đưa ra đó không được thực hiện sẽ khiến niềm tin của nhân viên với doanh nghiệp bị phá vỡ. Chỉ từ những sai lầm nhỏ này, nhân viên sẽ cảm thấy không được tôn trọng và đương nhiên mong muốn gắn kết của họ cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Bỏ qua những mối quan tâm của nhân viên

Không gì làm nản lòng nhân viên hơn một người lãnh đạo chỉ quan tâm đến mục tiêu của mình mà bỏ qua những mối quan tâm của họ. Những nhân viên cảm thấy họ không có tiếng nói và không được đánh giá cao sẽ có xu hướng rời bỏ công việc của mình để tìm kiếm cơ hội mới. 

Không giải quyết vấn đề nhanh chóng

Khi trong nội bộ xảy ra mâu thuẫn hoặc các vấn đề phát sinh, việc quan trọng là người lãnh đạo cần đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng. Từ những sự cố nhỏ đôi khi bị bỏ qua, lâu dần sẽ hình thành những bất ổn định trong tập thể nằm ngoài tầm kiểm soát của người đứng đầu.

Không ủy quyền

Một số nhà quản lý không ủy quyền vì họ không tin tưởng không ai ngoài bản thân có thể hoàn thành các công việc quan trọng. Điều này có thể tắc nghẽn công việc cũng như khiến bạn trở nên căng thẳng và kiệt sức.

Ủy quyền là một nghệ thuật trong lãnh đạo, nếu ủy quyền đúng lúc bạn sẽ có thể trao nhiều cơ hội cho nhân viên của mình hơn. Khi nhân viên nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo của mình, họ sẽ nâng cao được vai trò của mình, từ đó tự tin và cố gắng hơn trong công việc. 

Để có thể gắn kết nhân viên hiệu quả, nhà quản lí cần có những chiến lược dài hạn bên cạnh việc tăng lương thưởng và các chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Giúp nhân viên cảm thấy thỏa mãn, cảm thấy có niềm tin và giá trị trong công việc của họ cũng chính là chìa khóa đưa doanh nghiệp đến những thành công lớn lao hơn.

Xem thêm: Làm việc cả năm, sếp vẫn “dửng dưng” chuyện xét tăng lương

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn...

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ đơn thuần là công việc quản lý mà còn là...

Bài Viết Liên Quan

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc...

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers