adsads
shutterstock 625498841
Lượt Xem 7 K

Thành công của Apple từ trước đến nay luôn được ví như là một tấm gương điển hình cho rất nhiều doanh nghiệp, là câu chuyện mỗi lần được nhắc đến ai ai cũng phải hết lời khen ngợi bởi vì kỳ tích kinh doanh vô cùng ấn tượng.

Nhưng mà, bạn biết không? Tại thời điểm năm 1997, một cổ phiếu của Apple thực tế chỉ đáng giá “một bát phở”. Thế mà, trong vòng chưa đầy 25 năm, hiện tại giá trị một cổ phiếu của “Apple” chắc chắn có thể giúp bạn tự mình mở một cửa hàng phở rồi đấy. Sự lớn mạnh vượt bậc của hãng công nghệ đến từ Hoa Kỳ này là điều mà các công ty lớn phải mất gấp đôi hoặc hơn 25 năm mới đạt được. Mọi người đều biết rằng thành công rực rỡ như hôm nay của Apple chủ yếu là nhờ Steve Jobs và Iphone, vậy đâu là yếu tố quyết định sự phát triển vượt bậc này, hãy cùng HR Insider vén bức màn bí ẩn này nhé.

Quyết định điều gì “không nên làm” cũng quan trọng như quyết định điều gì “nên làm”

Apple thành lập vào năm 1976, với trị giá khoảng 100 triệu USD tính đến năm 1980, được sáng lập và lãnh đạo bởi CEO Steve Jobs.

Tuy nhiên, sau năm 1985, đối mặt với tình hình kinh tế ngày càng trì trệ, cổ phiếu liên tục rớt giá, tổng doanh thu sa sút nặng nề cùng với sự rút lui đầy tiếc nuối của Steve Jobs khiến công ty như rơi xuống vực thẳm. Không nghi ngờ gì nữa, sự tụt dốc không phanh của công ty ngay sau đó đã dẫn đến việc Apple gần như đứng trên bờ vực phá sản vào đầu những năm 90. Năm 1997, Jobs quay lại hội đồng quản trị và đưa Apple quay về quỹ đạo vốn có của nó, bắt đầu tăng tốc cho cuộc đua công nghệ.

Sự trở lại của Jobs dường như đã khôi phục được niềm tin của thị trường vào Apple. Bởi vì, việc đầu tiên mà Jobs làm cho bộ phận kinh doanh của Apple sau khi quay trở về là dồn hết tâm huyết cho các dự án trọng tâm, bên cạnh đó cắt giảm mạnh mẽ 70% các dự án chi phí không hợp lý khác. Năm 1998, sự xuất hiện của iMac trở thành một cột mốc đánh dấu sự trở lại hết sức thành công của Apple. Chỉ trong vài tháng, 800,000 chiếc iMac đã được bán ra, Apple dường như chuyển lỗ thành lãi và được hồi sinh từ bờ vực phá sản.

Sự trở lại của Jobs và sự khai sinh của những công nghệ mới

Apple được coi là công ty công nghệ sáng tạo hàng đầu thế giới khi liên tục phổ cập ra thế giới những xu hướng mới lạ. Trên thực tế, Apple không phải là hãng khai sinh ra những công nghệ mới, nhưng nó lại chính là bàn đạp làm nổi bật những công nghệ đó, đủ để làm náo động sân chơi trào lưu trong giới công nghệ.

Trước khi Iphone được tung ra, thị trường smartphone tràn ngập những thiết kế đa dạng với hàng tá kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Thị trường điện thoại di động lúc đó dường như mắc kẹt trong vòng xoáy tính năng và kiểu mẫu. Song, chỉ sau khi sản phẩm điện thoại thông minh gắn mác “Apple” này xuất hiện năm 2007, thị trường smartphone dường như được thay đổi với sự đồng bộ về thiết kế.

Có thể thấy đây không phải là chiếc smartphone màn hình cảm ứng đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, iPhone được coi là sản phẩm gây ra nhiều sóng gió nhất và đã làm thay đổi hoàn toàn thị trường di động thông minh.

3 năm sau khi iPhone thành công ra mắt, Apple tiếp tục “kéo căng” màn hình Iphone và cho ra đời những chiếc iPad đầu tiên, khai sinh một phân khúc sản phẩm mới: Máy tính bảng. Ngay lập tức, phân khúc sản phẩm mới này được các hãng công nghệ lớn cật lực đào sâu khai thác, thị trường máy tính bảng cũng nhờ đó mà trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Năm 2008, Steve Jobs và Apple lần nữa làm gợn lên làn sóng công nghệ mới khi giới thiệu máy tính xách tay MacBook Air với thiết kế siêu mỏng nhẹ, độ dày chỉ 19mm. MacBook Air ngay lập tức trở thành sản phẩm công nghệ chiếm thị phần lớn trên thị trường máy tính xách tay, tại thời điểm mà máy tính Windows vẫn đang thống trị tất cả các bảng xếp hạng 

Công nghệ dẫn dắt xu hướng

Khi nhu cầu đối với sự bảo mật và sự tiện dụng của điện thoại ngày càng tăng cao, tính năng cảm biến vân tay và Face ID giờ đây có vẻ như đã trở thành hai thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với những tín đồ công nghệ. Hiển nhiên, Apple cũng không phải là hãng đầu tiên trang bị cho những chiếc smartphone của mình cảm biến vân tay hay là Face ID. Thế nhưng, sự xuất hiện của Face ID hay cảm biến vân tay trên các sản phẩm của Apple lần nữa khiến chúng trở thành những tính năng không thể dứt rời trên các dòng smartphone từ bình dân cho đến cao cấp.

Danh sách các sản phẩm đình đám của Apple kể trên hoàn toàn xứng đáng để nói rằng Apple là hãng công nghệ có sức ảnh hưởng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Sự thành công của Apple thật đáng để quan sát và học hỏi đúng không nào?

— HR Insider / Theo techtimes.vn —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers