adsads
Thông dịch viên là gì?
Lượt Xem 228

Chắc chắn không một nhà quản lý nào mong muốn sẽ gặp phải những nhân viên cứng đầu và khó bảo. Đây chính là khó khăn mà người làm quản lý sẽ phải đối mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Để có thể quản lý những nhân viên như vậy, nhà quản lý cần có những “nghệ thuật” quản lý cap tay để có thể “thuần hóa” họ. Cùng HR Insider nghiên cứu và tham khảo cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả hơn qua bài viết sau nhé!

1.Chân dung của một nhân viên cứng đầu như thế nào? 

Mỗi nhân viên sẽ là những mảnh ghép khác nhau với những cá tính riêng biệt. Vì thế, trong đội ngũ nhân sự có thể có những nhân viên tích cực và nhân viên cứng đầu. Nhân viên cứng đầu là điều không ai mong muốn và là tín hiệu xấu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ chính là tác nhân mang đến môi trường làm việc sự tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến cả những nhân viên khác. 

Để có cách quản lý nhân viên cứng đầu này, hãy cùng nhận diện những nhân viên này qua những biểu hiện sau: 

1.1 Nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ 

Hoàn thành công việc được giao chính là chức trách của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, với những người luôn trì trệ và có thái độ lười biếng cùng tinh thần làm việc kém hiệu quả, đặc biệt là hay bao biện cho sự chậm trễ của mình chính là biểu hiện của một nhân viên cứng đầu. 

1.2 Thái độ làm việc không tốt 

Đây thường là những nhân viên có cách cư xử không thực sự chuyên nghiệp tại nơi chuyên nghiệp. Họ cũng bảo thủ và không chịu lắng nghe cũng như tiếp thu từ những góp ý của người khác. Môi trường làm việc có thể bị xáo trộn bởi những nhân viên như vậy. Biểu hiện rõ như: 

  • Thường xuyên đi làm muộn.
  • Không tích cực và chủ động trong công việc. 
  • Hay biện minh cũng như đổ lỗi trách nhiệm cho người khác. 
  • Thiếu sự chú ý lơ là trong công việc, cuộc họp.
  • Cư xử thiếu tinh tế với động việc. 
  • Có những hành vi chỉ trích, bởi móc người khác, tạo drama,… 

1.3 Nhân viên cố ý hạ thấp quyền hạn của nhà quản lý

Không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc của những nhân viên khác. Những nhân viên cứng đầu còn có thể khiến các nhà quản lý trở nên thiếu chuyên nghiệp và có năng lực kém trong mắt mọi người. 

Ở cương vị quản lý, bạn cần phân biệt được việc cố ý hạ thấp và đóng góp ý kiến. Với những nhân viên thực sự có thiện chí muốn đóng góp ý kiến để nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm. Và nếu ngược lại, nhân viên cố tình hạ thấp quyền hạn của quản lý thì bạn có thể xem xét một số cách sau đây. 

2. Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả [Viết mới] 

Dưới đây sẽ là một số cách quản lý nhân viên cứng đầu đã được tổng hợp lại, nhà quản lý có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp sau đâu để cải thiện và xử lý vấn đề mình đang gặp phải. 

2.1 Chủ động quan tâm và tìm hiểu tính cách của nhân viên 

Những nhân viên cứng đầu thường thích thể hiện cá tính cũng như thói quen đã hình thành từ lâu trong họ. Những cách cư xử trái nguyên tắc và không làm theo các quy định của công ty sẽ khiến họ khác biệt và có thể bị ghét tại môi trường làm việc. Tất nhiên, việc cứng đầu không có nghĩa là họ không làm được việc. Khi đó bạn cần làm sau để giữ chân lại nhân tài mà khiến nhân viên thay đổi tích cực. 

Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên quan tâm và chủ động tìm hiểu những suy nghĩ của nhân viên đó. Khi bạn trở thành người mà họ tin tưởng và chủ động chia sẻ tâm tư với nhà quản lý thì có thể tìm ra được hướng quản trị phù hợp. 

2.2 Trao đổi trực tiếp với nhân viên một cách thẳng thắn và khéo léo 

Với cương vị là nhà quản lý và cần giải quyết những khúc mắc có liên quan đến nhân viên, đặc biệt là nhân viên cứng đầu thì việc trao đổi và chia sẻ thẳng thắn với họ là điều thực sự nên làm. Bởi vì khi nói chuyện bạn có thể nắm được vấn đề của nhân viên là gì. Họ đang không hài lòng về cách làm việc, môi trường công ty, quản lý,.. Từ đó bạn có thể dễ dàng sắp xếp và đưa ra hướng giải quyết phù hợp, tránh việc nhân viên có thái độ cư xử chống đối và hiểu sai vấn đề. 

Nhà quản lý cần bình tĩnh và khéo léo khi nói chuyện cùng những nhân viên cứng đầu này bằng cách kiểm soát cảm xúc, đồng thời thể hiện sự thiện chí. Bởi nhân viên thường có cái tôi khá cao và rất dễ bị tổn thương hay cảm thấy xúc phạm nếu như bạn nói chuyện với thái độ khó chịu và bề trên. Cho nhân viên thêm cơ hội để nhận ra thái độ mình sai và có sự điều chỉnh, đó chính là cách quản lý nhân viên cứng đầu thật sự hiệu quả. 

2.3 Có định hướng tư tưởng rõ ràng 

Là nhà quản lý, bạn sẽ gặp rất nhiều nhân viên cứng đầu, không chịu làm theo yêu cầu và chỉ thị của cấp trên hoặc nhân viên mắc sai lỗi nhưng không chịu nhận lỗi, vì lý do không thích hợp hay bảo thủ làm theo cách mà họ cho là đúng. Lúc này, nhà quản lý cần có thái độ cứng rắn, cương quyết để có thể đưa ra sự tư tưởng làm việc thắn thắn: thưởng phạt phân minh. Lúc này nhân viên cứng đầu sẽ chẳng thể chối cãi và phải chịu những hậu quả do sự bảo thủ, cứng đầu của mình trong quá trình làm việc. 

2.4 Cơ thể thưởng phạt phân minh và linh hoạt 

Cơ chế thưởng phát trong mỗi công ty chính là biện pháp giúp nhà quản lý có thể điều hành và quản lý nhân viên mình hiệu quả hơn. Đối với nhân viên cứng đầu cơ chế này lại càng cần được áp dụng rõ ràng và mạnh tay. Hãy đánh thắng vào vật chất, các hình thức thưởng phạt thích hợp dành cho nhân viên cứng đầu sẽ đưa họ đi vào sự nguyên tắc có điều kiện, buộc họ phải tuân theo giống như tập thể cùng làm việc. 

2.5 Có sự tôn trọng nhân viên

Là một nhà quản lý thực thụ thì dù là nhân viên cứng đầu hay bất cứ một nhân sự nào khác, nhà quản lý cũng cần thể hiện thái độ tôn trọng, không phân biệt cấp bậc. Thể hiện sự tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên trong các trường hợp. 

Nếu muốn điều chỉnh và tiếp cận với nhân viên cứng đầu thì nhà quản lý cần khéo léo trong việc phê bình họ một cách kín đáo, đồng thời kịp thời động viên và khen thưởng những công sức của họ trước mọi người để họ cảm thấy được ghi nhận từ bạn và công ty.

3. Giải pháp nào để xử lý một nhân viên cứng đầu

Khi mà mọi nỗ lực để bạn có thể điều chỉnh và thay đổi hành vi của những nhân viên cứng đầu đều thất bại, giải pháp tốt nhất để có thể xử lý những nhân viên này ra sao? Bạn có thể tham khảo những phương án sau đây: 

3.1 Trao đổi chi tiết với bộ phận nhân sự

Quản lý nhân sự là điều chưa bao giờ thực sự dễ dàng đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Vì thế, trong trường hợp này cách tốt nhất là cần thông báo cho bộ phận nhân sự khi đối mặt với tình huống khó khăn với các nhân viên cứng đầu. 

Điều này có thể giúp họ nhận thức được vấn đề và thực hiện chính sách từ công ty để xử lý tình huống này. Đồng thời họ cũng có thể tư vấn cho quản lý cách xử lý với nhân viên cứng đầu này. 

3.2 Xem xét vai trò quản lý trong vấn đề này 

Nếu một nhân viên cứng đầu đang làm suy yếu quyền hạn của bạn thì cần xem xét lại cả bản thân mình xem hành viên của nhân viên có thực sự cố tình làm bạn suy yếu hay không. Bạn có thể đặt ra cho mình những câu hỏi để có thể khẳng định hành vi của nhân viên mình:

  • Nhà quản lý có biết khối lượng của nhân viên không? 
  • Nhân viên có quan điểm nào mà quản lý không thể nhìn thấy không? 
  • Nhân viên có thể đưa ra bất kỳ điểm hợp lệ nào không? 

Nếu như bạn nghi ngờ nhân viên của mình đang cố tình thực hiện việc làm suy yếu quyền hạn của quản lý thì có thể kiểm tra bằng những câu hỏi sau: 

  • Nhân viên có làm quản lý suy yếu bằng cách thực hiện công việc khác với thỏa thuận? 
  • Nhân viên có làm suy yếu nhà quản lý sau lưng không? 
  • Nhân viên có làm suy yếu nhà quản lý trước mặt khách hàng, nhà cung cấp, đồng nghiệp? 

Ở đây, bạn cần tìm hiểu rõ và cần lắng nghe phản hồi từ nhân viên. Bạn cần tìm hiểu sự cặn kẽ và có sự phân biệt giữa phê bình mang tính xây dựng và hành vi phá hoại. Khi xác định được chính xác tính chất hành động thì có hướng xử lý thích hợp. 

3.3 Giải quyết tình trạng thiếu động lực của nhân viên 

Khi nhà quản lý trao đổi với nhân viên cứng đầu mà họ không có động lực, hãy bắt đầu bằng việc mang lại lợi ích nhất định để khuyến khích họ. Bạn hãy xem liệu sự thiếu động lực này bắt nguồn từ đâu? 

  • Nhân viên cứng đầu có quá nhiều việc? 
  • Họ cảm thấy buồn chán và cần thử thách mới? 
  • Họ có kỹ năng cần thiết phù hợp vai trò không? 

Nhà quản lý có thể giải quyết tình trạng thiếu động lực của nhân viên bằng những cách sau: 

  • Điều chỉnh mô tả phần công việc của nhân viên. 
  • Giải phóng họ khỏi khối lượng công việc nếu quá nặng nề.
  • Cung cấp và đào tạo. 

3.4 Biết thời điểm thích hợp để cho họ ra đi 

Tất nhiên, không một người quản lý nào muốn chấm dứt việc làm của một ai đó. Tuy nhiên, sự thiếu tiêu cực cũng như hành vi xấu của những nhân viên cứng đầu tiếp diễn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người và môi trường làm việc lành mạnh. 

Hãy tham khảo ý kiến của bộ phận nhân sự của công ty để được tư vấn các thông tin liên quan đến các chính sách của công ty về việc cho phép nhân viên đó nghỉ việc và để họ ra đi. Sử dụng hướng dẫn này về cách chấm dứt hợp đồng với họ. Đây là phương án cuối cùng mà chúng ta không thể thay đổi nhân viên cứng đầu. Hay chính họ không muốn thay đổi bản thân để trở nên tích cực hơn. 

Bất kỳ một người quản lý hay nhà lãnh đạo nào muốn nhân viên của mình là những người cứng đầu như vậy. Tuy nhiên, trong một doanh nghiệp không thể tránh khỏi việc gặp phải những trường hợp như vậy. Điều quan trọng là cần có cách tiếp cần, bình tĩnh và xử lý phù hợp với tình huống. Vì vậy, nhà quản lý cần học cách đối phó với những nhân viên cứng đầu. Hy vọng với những chia sẻ về cách quản lý nhân viên cứng đầu mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ cung cấp thêm cho những thông tin hữu ích. 

Xem thêm: Cách làm việc hiệu quả dành cho bạn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bộ phím tắt văn phòng, tham khảo ngay kẻo không biết là phí

Làm việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, nhập liệu dữ liệu, thao tác với bảng tính,...

Năm 2024 rồi, ngoài GG Drive, đây mới là kho lưu trữ tài liệu Khủng, miễn phí dành cho bạn!

Google Drive từ lâu đã trở thành "người bạn đồng hành" quen thuộc cho việc lưu trữ tài liệu của nhiều người. Tuy nhiên, bên...

Những kênh podcast theo ngành nghề uy tín cho người đi làm

Trong thời đại công nghệ phát triển, podcast đang trở thành một hình thức giải trí và học tập phổ biến, đặc biệt là đối...

1200 900 hành trang

Top list nhạc hay giúp bạn tập trung, tăng cảm hứng làm việc

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nó có thể giúp chúng ta thư giãn, giải trí, hoặc...

Top những công cụ quản lý chi tiêu tuyệt vời cho những "chiếc ví mỏng"

Trong cuộc sống hiện đại, việc quản lý chi tiêu hiệu quả là một kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với...

Bài Viết Liên Quan

Bộ phím tắt văn phòng, tham khảo ngay kẻo không biết là phí

Làm việc văn phòng thường xuyên phải sử dụng máy tính để soạn thảo văn...

Năm 2024 rồi, ngoài GG Drive, đây mới là kho lưu trữ tài liệu Khủng, miễn phí dành cho bạn!

Google Drive từ lâu đã trở thành "người bạn đồng hành" quen thuộc cho việc...

Những kênh podcast theo ngành nghề uy tín cho người đi làm

Trong thời đại công nghệ phát triển, podcast đang trở thành một hình thức giải...

1200 900 hành trang

Top list nhạc hay giúp bạn tập trung, tăng cảm hứng làm việc

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nó...

Top những công cụ quản lý chi tiêu tuyệt vời cho những "chiếc ví mỏng"

Trong cuộc sống hiện đại, việc quản lý chi tiêu hiệu quả là một kỹ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers