adsads
27
Lượt Xem 5 K

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc “Bạn bị stress trong trường hợp nào?”, nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết bạn bị stress khi nào mà còn muốn biết cách bạn giải quyết nó ra sao. Họ cũng rất quan tâm những áp lực từ cuộc sống bên ngoài có làm bạn xao nhãn mà ảnh hưởng đến công việc chính không. Và nhớ rằng, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ luôn ưu ái những người giải quyết tốt căng thẳng, áp lực dù là công việc hoặc cuộc sống.

Cách trả lời phỏng vấn: “Bạn bị stress trong trường hợp nào?”

Nêu ví dụ về trường hợp đã trải qua

Để có cách trả lời phỏng vấn tốt nhất cho câu hỏi này là bạn hãy kể một câu chuyện về bản thân đã trải qua. Bạn có thể đưa những tình huống bạn nhận được nhiệm vụ nhiều phát sinh cùng lúc và phải giải quyết gấp hoặc được giao phó công việc trước giờ chưa từng làm. Không nên kể những ví dụ mà chính bạn đã tự tạo áp lực cho mình không cần thiết. Như thế, nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng làm việc dưới áp lực lớn của bạn.

Đưa ra cách bạn đã giải quyết áp lực

Sau khi đưa ra trường hợp gặp phải căng thẳng, bạn nên đưa ra cách bạn giải quyết nó. Dù chỉ là trao đổi, nhà tuyển dụng vẫn có thể nhìn ra và đánh giá mức độ thích nghi cũng năng lực của bạn qua câu hỏi phỏng vấn này.

Ví dụ tiếng Việt: “Khi làm việc ở công ty cũ, vào cuối tháng 5, tôi nhận được rất nhiều chương trình cùng một lúc kèm yêu cầu truyền thông cho tất cả và tất cả phải có tỉ lệ chuyển đổi bằng doanh thu. Lúc đó, tôi khá rối vì nó là lượng công việc khổng lồ. Nhưng rồi tôi đã quyết định tổ chức cuộc họp với nhân viên của mình. Chúng tôi cùng bàn bạc kế hoạch, cùng lên ý tưởng, timeline, tất nhiên có cả việc thỏa thuận lại với cấp trên. Và cuối cùng team tôi đã vượt qua thử thách”.

Ví dụ tiếng Anh: “At my old company, at the end of May, I received a lot of programs at once with requests marketing for all and all must have conversion rates in revenue. At that time, I was quite confused because it was a huge amount of work. Then I decided to hold a meeting with my staff. We discussed the plans together, brainstorm the ideas, the timeline, of course, had to negotiate with the superiors. And finally my team passed the challenge”.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Khéo léo chèn những thành công của bạn để có cách trả lời phỏng vấn tốt nhất

Khi đã giải quyết xong tình huống khiến bạn căng thẳng và cách giải quyết, hãy khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn bằng thành công mà bạn đạt được sau những lần đấy.

Ví dụ tiếng Việt: “Sau khi vượt qua lần căng thẳng đó, team tôi đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cấp trên. Bản thân tôi được sếp trọng dụng nhiều hơn và còn được tăng lương. Nhân viên dưới tôi càng thán phục khả năng quản lý và tôn trọng tôi nhiều hơn trước”.

Ví dụ tiếng Anh: “After overcoming that stressful time, my team received a lot of praise from the superiors. Personally, I was more appreciated by the boss and also received a raise. The staff below me more admire the ability to manage and respect me more than before.”

Khẳng định kinh nghiệm chịu được áp lực của bản thân

Để kết thúc trả lời cho câu hỏi phỏng vấn trên, bạn hãy nhấn mạnh rằng, nếu như vị trí ứng tuyển thường xuyên phải chịu nhiều áp lực lớn, thì họ hãy yên tâm vì bạn đã quá quen với áp lực và xem nó là một bài học cho chính mình. Sẽ không vì sợ hãi hay không dám đối mặt stress mà bạn làm ảnh hưởng đến công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có ẩn tượng tốt về bạn.

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc: “Mức lương & Phúc lợi bạn mong muốn là gì?

Những điều cần tránh khi trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc về áp lực công việc

Bạn tuyệt đối không được mắc phải các lỗi sau:

– Không nên đưa ra ví dụ ngớ ngẩn: Việc bạn đưa ra những ví dụ không phù hợp sẽ khiến bản thân rơi vào căng thẳng không đáng có và gây mất điểm với nhà tuyển dụng.

– Không nên nhấn mạnh sự căng thẳng của bản thân: Việc đưa quá nhiều yếu tố cảm xúc vào cuộc phỏng vấn như tức giận, căng thẳng ra sao là điều bạn cần tránh. Hãy thể hiện bạn đã chấp nhận với những áp lực ấy và những gì bạn đã làm để đối phó với nó.

>>> Xem thêm: Chuyện phỏng vấn: Chiến lược vượt qua câu hỏi tình huống

Trên đây là các câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn liên quan đến việc gặp cũng như giải quyết căng thẳng trong công việc. Hy vọng các ứng viên sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp nhất và khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top những con giáp phất lên về mọi mặt trong tháng 5 từ tình duyên lẫn sự nghiệp 

Không chỉ “đạp trúng hố vàng” mà những con giáp này còn được “vận đào hoa chiếu mệnh” trong tháng 5. Cùng check xem bạn...

Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày - Có phải là dấu hiệu bạn sắp được thăng chức?

Đừng vội than thở khi bị Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày bạn nhé! Rất có thể đó là dấu hiệu ngầm báo bạn...

Cơ hội việc làm sẽ mở rộng cho người ở tuổi 35+ hay tuổi 20+?

Có phải các bạn trẻ 20+ đang lo mình khó tìm được việc vì ít kinh nghiệm làm việc hơn người có thâm niên lâu...

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và...

Bài Viết Liên Quan

Top những con giáp phất lên về mọi mặt trong tháng 5 từ tình duyên lẫn sự nghiệp 

Không chỉ “đạp trúng hố vàng” mà những con giáp này còn được “vận đào...

Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày - Có phải là dấu hiệu bạn sắp được thăng chức?

Đừng vội than thở khi bị Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày bạn nhé!...

Cơ hội việc làm sẽ mở rộng cho người ở tuổi 35+ hay tuổi 20+?

Có phải các bạn trẻ 20+ đang lo mình khó tìm được việc vì ít...

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững...

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers