• .
adsads
Untitled design 37
Lượt Xem 8 K

1. Ngành nhân sự là gì?

Ngành nhân sự là nghề gì? Nhân sự là bộ phận đảm nhận công việc quản lý nguồn nhân lực của công ty hay doanh nghiệp. Vị trí này có vai trò quan trọng trong mỗi công ty, bởi nó giúp duy trì mối quan hệ lao động tốt đẹp và bền vững để cùng nhau tạo nên sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp.

Ngành nhân sự là gì?

Ngành nhân sự là gì?

2. Công việc chính của ngành nhân sự 

Ngành nhân sự có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng, nhưng công việc chính của họ là quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Dưới đây là một số công việc chính của ngành nhân sự:

  • Tuyển dụng và tuyển chọn: Tìm kiếm, thu hút và chọn lọc ứng viên phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức.
  • Quản lý nhân sự: Theo dõi và quản lý thông tin nhân viên, bao gồm cả hồ sơ, chế độ đãi ngộ, và quản lý thời gian làm việc.
  • Đào tạo và phát triển: Tổ chức các chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng và năng lực của nhân viên, giúp họ đáp ứng yêu cầu công việc và đạt được mục tiêu cá nhân.
  • Quản lý hiệu suất: Đánh giá hiệu suất của nhân viên và đề xuất các biện pháp cải thiện.
  • Quản lý xung đột: Giải quyết xung đột lao động và tạo môi trường làm việc tích cực.
  • Chính sách và quy định: Phát triển và thực hiện chính sách nhân sự và quy định nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật lao động và an toàn lao động.
  • Quản lý lợi ích: Quản lý các chế độ lợi ích như bảo hiểm, nghỉ phép, và các chính sách nhận định giá trị nhân viên.
  • Giao tiếp nhân sự: Làm cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên, giúp thông tin lãnh đạo đến nhân viên và ngược lại.

Những công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu tổ chức.

Xem thêm: Bí quyết tuyển dụng nhân sự cấp cao cho doanh nghiệp

3. Ngành nhân sự gồm những mảng nào?

Hiện nay, ngành nhân sự sẽ bao gồm các mảng sau:

Mảng tuyển dụng

Trong mảng tuyển dụng, nhân sự không chỉ đơn thuần đăng tin tuyển dụng mà còn thực hiện các công việc chi tiết như lên kế hoạch tuyển dụng, đảm bảo sự đồng bộ trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Các hoạt động này bao gồm việc đăng tin trên các trang web uy tín, lọc CV, tuyển chọn ứng viên, và tổ chức các sự kiện để thu hút ứng viên tiềm năng.

Mảng đào tạo, phát triển

Sau khi tuyển dụng được ứng viên, phòng Nhân sự chịu trách nhiệm đào tạo và huấn luyện nhân viên. Đào tạo tập trung vào hoạt động giáo dục để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên, cung cấp thông tin, nội quy và hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Mục tiêu là phát triển kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

Mảng đào tạo, phát triển

Mảng đào tạo, phát triển

Mảng công việc hành chính

Trách nhiệm hành chính của Nhân sự bao gồm quản lý đội ngũ nhân viên, thực hiện chính sách của lãnh đạo, và tiến hành điều tra nội bộ khi cần thiết. Các công việc cụ thể bao gồm sắp xếp, tổ chức và lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin nội bộ, chuẩn bị tài liệu nhân sự, sửa đổi chính sách, liên hệ với đối tác bên ngoài, báo cáo chỉ số nhân sự, giải đáp thắc mắc của nhân viên, và hỗ trợ tính lương. Họ cũng tham gia vào các sự kiện nhân sự như hội chợ việc làm và tổng kết cuối năm.

Mảng công việc C&B – lương và phúc lợi

Công việc trong mảng C&B không chỉ giới hạn ở việc trả lương theo công sức mà còn đảm bảo các lợi ích không quy ra tiền mặt, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và giữ chân nhân viên. Các nhiệm vụ bao gồm:

  • Tính lương, thuế thu nhập cá nhân, thưởng, phụ cấp hàng tháng.
  • Lập báo cáo chi phí, bảng lương, báo cáo thuế thu nhập cá nhân.
  • Quản lý quyền lợi như bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế.
  • Hỗ trợ Giám đốc Nhân sự trong việc phát triển, khen thưởng, và chăm sóc sức khỏe.
  • Thực hiện các công việc khác theo giao phó.

Mảng quản lý, đánh giá hiệu suất

Công việc trong mảng này tập trung vào việc thiết lập mục tiêu, đưa ra phản hồi liên tục và kiểm tra kết quả. Mục tiêu được cá nhân hóa và linh hoạt, cung cấp kết quả chính xác về hiệu suất làm việc và tạo động lực cho nhân viên.

Mảng phân tích và báo cáo dữ liệu nhân sự

Công tác quản lý nhân sự ngày càng chú trọng đến sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định. Báo cáo dữ liệu nhân sự và phân tích nhân sự giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân sự và hỗ trợ quyết định thông minh.

4. Thu nhập của từng bộ phận trong ngành nhân sự

Hiện nay, mức lương trong lĩnh vực nhân sự phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí cụ thể trong doanh nghiệp:

Nhân sự mới ra trường

Sinh viên mới tốt nghiệp thường bắt đầu sự nghiệp tại vị trí thực tập sinh nhân sự, thực hiện các công việc đơn giản như chấm công, mua vật phẩm văn phòng, và nhiều công việc khác. Mức lương cho vị trí này thường dao động từ 3-5 triệu đồng, và có thể tăng lên nếu nhân viên thể hiện năng lực xuất sắc.

Chuyên viên nhân sự

Chuyên viên nhân sự chịu trách nhiệm về tuyển dụng, bố trí nhân sự, và quản lý các vấn đề liên quan. Cần có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, và kỹ năng xử lý công việc phức tạp. Mức lương cho chuyên viên nhân sự, với kinh nghiệm từ 2-5 năm, thường nằm trong khoảng 8-12 triệu đồng.

Giám sát nhân sự

Giám sát nhân sự quản lý, giám sát, và điều phối hoạt động của nhân viên cấp dưới. Đây là bước đầu tiên vào vị trí quản lý, với nhiệm vụ giám sát trong phạm vi nhỏ và là cơ hội để phát triển sự nghiệp. Mức lương cho giám sát nhân sự, với kinh nghiệm từ 2-5 năm, thường là từ 10-20 triệu đồng/tháng.

Giám sát nhân sự

Giám sát nhân sự

Phó phòng nhân sự

Phó phòng nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, và bổ sung mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Mặc dù là quản lý cấp cao, nhưng họ vẫn phải tuân thủ sự quản lý từ Trưởng phòng và hỗ trợ trong các công việc được ủy quyền.

Trưởng phòng nhân sự

Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các nhiệm vụ chính của vị trí này bao gồm lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý mối quan hệ lao động, cũng như truyền thông tin liên quan. Trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, Trưởng phòng nhân sự được coi là cánh tay phải, đảm bảo cân bằng mối quan hệ và sử dụng nhân lực một cách hiệu quả nhất. Mức lương cho vị trí này, với kinh nghiệm từ 3-8 năm, thường dao động từ 15-45 triệu đồng/tháng.

Giám đốc CEO nhân sự

Với vị trí Giám đốc CEO nhân sự, vị trí này thường xuất hiện trong các tập đoàn hay doanh nghiệp lớn và được xem là đỉnh cao của ngành nghề. Để đạt tới vị trí này, người quản lý cần có kinh nghiệm làm việc lâu dài, tích lũy nhiều năm kinh nghiệm, và trải qua những thách thức và thăng trầm trong sự nghiệp. Mức lương cho Giám đốc CEO nhân sự, với kinh nghiệm từ 10-25 năm, thường nằm trong khoảng từ 30-100 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Đánh giá hiệu suất nhân viên có phải là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay?

5. Những hiểu lầm tai hại về ngành nhân sự

Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi ngành nhân sự vì nghĩ rằng ngành này sẽ cho họ có cơ hội được tiếp xúc với con người, giúp con người phát triển tiềm năng. Thế nhưng, liệu rằng suy nghĩ này đã đúng hay chưa? Ngành nhân sự có thật sự “màu hồng” như thế không?

Câu trả lời sẽ có nếu bạn biết được 5 hiểu lầm tai hại về nghề nhân sự dưới đây.

Luôn trong vai “bà tiên” với nhân viên

Nếu bạn nghĩ rằng nghề nhân sự là môi trường để bạn được “hiền lành” khi tiếp xúc với mọi người thì bạn đã sai. Ngược lại, khi bắt đầu công việc của một giám đốc nhân sự, bạn cần phải thẳng thắn và quyết đoán khi đưa ra nhận xét, thậm chí là nói ra những điều gây mất lòng với ứng viên của mình để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp nhất cho công ty.

Luôn đóng vai ác khi cắt giảm biên chế, tái cơ cấu

Một trong những công việc mà nghề nhân sự luôn phải đối mặt chính là đóng vai ác khi thực hiện chính sách tái cơ cấu hay cắt giảm biên chế. Môi trường công sở là nơi có người mạnh và cũng có người yếu. Việc của một người quản lý nhân sự chính là sàng lọc để chọn ra người mạnh nhất ở lại phục vụ cho công ty.

Tất nhiên, người bị bạn loại ra khỏi vị trí việc làm chắc chắn sẽ không mấy thiện cảm với bạn. Thậm chí, có người rất cần công việc này nhưng họ lại không đủ khả năng và bạn loại họ hay đôi khi người bạn loại còn là đồng nghiệp mà bạn yêu quý. Điều này rất có thể sẽ khiến bạn mất đi một số mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Vậy đấy, quản lý nhân sự luôn đóng vai ác trong những lúc như thế.

Khoảng cách từ “ông bụt” và “kẻ xấu” chỉ là 1 câu nói

Bạn đã bao giờ đi phỏng vấn và bị từ chối hoặc đồng ý chưa? Người được nhận chắc chắn sẽ vui, còn người bị loại đương nhiên sẽ buồn. Thế nhưng, ít ai biết được người phải chịu sự áy náy trong lòng nhiều nhất lại chính là nhà tuyển dụng, hay nói chính xác hơn là nhà quản lý nhân sự.

Việc bạn chính miệng thông báo với ứng viên rằng họ bị loại khỏi vị trí này quả thật không hề dễ dàng gì.

Những hiểu lầm tai hại về ngành nhân sự

Những hiểu lầm tai hại về ngành nhân sự

Giải quyết các vụ bồi thường hợp đồng

Người lao động luôn trong tâm thế phải được nhận những gì họ muốn. Nhưng người quản lý nhân sự lại phải cân nhắc trả cho lao động những gì xứng đáng, căn cứ vào các điều khoản và luật định của công ty.

Và khi điều này xảy ra, rất có thể bạn phải đối mặt với những cuộc tranh cãi và xung đột lớn tiếng. Chính những lúc này, nghề nhân sự mới thật sự cần có những người khéo léo và thông minh để dẫn dắt tình huống và giải quyết nó nhanh, gọn và hiệu quả.

Một thực trạng trong ngành quản lý nhân sự ngày nay là “Cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra” – Rand, Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới.

Thật vậy, ngành quản lý nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng. Ngoài những suy nghĩ màu hồng về sự đồng hành, phát triển và khai thác tiềm năng của con người thì vẫn còn tồn tại những màu xám nhất định trong một vài tình huống.

Vì thế, khi có ý định lựa chọn gắn bó với nghề nhân sự hãy cân nhắc kỹ càng về những gì bạn phải trải qua. Nếu bạn là một người thẳng thắn, kiên định, mạnh mẽ và chắc rằng có thể mạnh dạn vượt qua những điều trên thì còn chần chờ chi nữa, đây là ngành nghề dành cho bạn.

6. Một số câu hỏi thường gặp về ngành nhân sự

Nghề nhân sự học ngành nào?

Nghề nhân sự liên quan đến nhiều ngành khác nhau, phụ thuộc vào trình độ và sự quan tâm của người học. Các ngành phổ biến bao gồm Quản trị nhân lực, Quản lý nhân sự, Hành chính nhân sự, Tâm lý học, Kinh tế, Luật, và nhiều ngành khác. Sự đa dạng này giúp người học lựa chọn theo đuổi sự chuyên sâu trong lĩnh vực mong muốn của họ.

Phân biệt HR Internal và HR Services?

Để giải thích một cách đơn giản, HR Internal đề cập đến những nhân viên làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, tham gia vào các quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự nội bộ. Ngược lại, HR Services là bộ phận thuê ngoại, chuyên nghiệp trong việc tìm kiếm và cung cấp ứng viên chất lượng từ bên ngoài doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực một cách hiệu quả mà không cần phải có đội ngũ nhân sự nội bộ lớn.

Hi vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành nhân sự, các vị trí phổ biến và mức lương thích hợp.

Xem thêm: 7 bước xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp giữ chân nhân tài

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads

Bài Viết Liên Quan

5 1200x900 1

Collaborative là gì? Tầm quan trọng của “hợp tác” đối với doanh nghiệp

Nếu bạn là một fan chân chính của các dòng công nghệ hiện đại thì chắc chắn sẽ biết hai thương hiệu lớn là Apple và Samsung. Hai thương hiệu này không chỉ là đối thủ mà còn là đối tác quan trọng của nhau. Samsung là đơn vị cung cấp linh kiện điện tử cho Apple, ví dụ như màn hình, bộ nhớ, chip điện thoại di động,... Đây là một ví dụ điển hình cho Collaborative. Vậy Collaborative là gì và nó có vai trò như thế nào? Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua nội dung dưới đây

shutterstock 2092394326 4

Bí quyết giành được ứng viên tiềm năng cho HR

Thị trường lao động luôn có sự cạnh tranh khốc liệt vì hầu như các doanh nghiệp đều mong muốn có người tài về với đội ngũ của mình. Để đảm bảo cho việc giành được ứng viên tiềm năng cho nhà tuyển dụng, HR Insider sẽ nêu cho nhà tuyển dụng những bí quyết dưới giúp bạn giành được sự chú ý của người lao động.

9a 1200x900 1

Có nên sử dụng TikTok để chiêu mộ ứng viên?

Chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc của TikTok. TikTok đang ngày càng thu hút được nhiều người đăng ký. Hầu hết, độ tuổi của người dùng của nền tảng này rất đa dạng. Vậy, đứng trước việc có thể tiếp cận một thị trường lao động đầy tiềm năng như này, doanh nghiệp nên làm gì? Liệu việc sử dụng kênh TikTok có chiêu mộ được ứng viên hay không?

Bảng đánh giá, nhận xét nhân viên cuối năm

Mẫu Bảng Đánh Giá Nhân Viên Cuối Năm Mới Nhất

Còn mấy tháng nữa là hết một năm, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho các đợt đánh giá nhân sự để làm tiêu chí xét thưởng. Bảng đánh giá nhân viên cuối năm được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả công việc, nhận xét nhân viên vào dịp cuối năm để làm cơ sở xét duyệt nhân viên xuất sắc, tổng kết ý kiến của nhân viên, đưa ra mức thưởng phù hợp và các chính sách động viên, khen thưởng một cách hợp lý.

9 1200X900 1 1

Năm 2023, ngành HR sẽ chuyển mình như thế nào?

Trong những năm vừa rồi, thị trường làm việc trên toàn thế giới và ở Việt Nam có những sự thay đổi mạnh mẽ, chúng ta phải trải qua một giai đoạn khó khăn trong công việc và những thay đổi trong phương thức hoạt động, làm việc. Còn 2 tháng nữa thôi, năm 2023 sắp đến, xu hướng của nhân sự sẽ có sự thay đổi lớn.

Bài Viết Liên Quan

5 1200x900 1

Collaborative là gì? Tầm quan trọng của “hợp tác” đối với doanh nghiệp

Nếu bạn là một fan chân chính của các dòng công nghệ hiện đại thì chắc chắn sẽ biết hai thương hiệu lớn là Apple và Samsung. Hai thương hiệu này không chỉ là đối thủ mà còn là đối tác quan trọng của nhau. Samsung là đơn vị cung cấp linh kiện điện tử cho Apple, ví dụ như màn hình, bộ nhớ, chip điện thoại di động,... Đây là một ví dụ điển hình cho Collaborative. Vậy Collaborative là gì và nó có vai trò như thế nào? Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua nội dung dưới đây

shutterstock 2092394326 4

Bí quyết giành được ứng viên tiềm năng cho HR

Thị trường lao động luôn có sự cạnh tranh khốc liệt vì hầu như các doanh nghiệp đều mong muốn có người tài về với đội ngũ của mình. Để đảm bảo cho việc giành được ứng viên tiềm năng cho nhà tuyển dụng, HR Insider sẽ nêu cho nhà tuyển dụng những bí quyết dưới giúp bạn giành được sự chú ý của người lao động.

9a 1200x900 1

Có nên sử dụng TikTok để chiêu mộ ứng viên?

Chúng ta đã được chứng kiến sự phát triển đáng kinh ngạc của TikTok. TikTok đang ngày càng thu hút được nhiều người đăng ký. Hầu hết, độ tuổi của người dùng của nền tảng này rất đa dạng. Vậy, đứng trước việc có thể tiếp cận một thị trường lao động đầy tiềm năng như này, doanh nghiệp nên làm gì? Liệu việc sử dụng kênh TikTok có chiêu mộ được ứng viên hay không?

Bảng đánh giá, nhận xét nhân viên cuối năm

Mẫu Bảng Đánh Giá Nhân Viên Cuối Năm Mới Nhất

Còn mấy tháng nữa là hết một năm, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho các đợt đánh giá nhân sự để làm tiêu chí xét thưởng. Bảng đánh giá nhân viên cuối năm được sử dụng nhằm mục đích đánh giá kết quả công việc, nhận xét nhân viên vào dịp cuối năm để làm cơ sở xét duyệt nhân viên xuất sắc, tổng kết ý kiến của nhân viên, đưa ra mức thưởng phù hợp và các chính sách động viên, khen thưởng một cách hợp lý.

9 1200X900 1 1

Năm 2023, ngành HR sẽ chuyển mình như thế nào?

Trong những năm vừa rồi, thị trường làm việc trên toàn thế giới và ở Việt Nam có những sự thay đổi mạnh mẽ, chúng ta phải trải qua một giai đoạn khó khăn trong công việc và những thay đổi trong phương thức hoạt động, làm việc. Còn 2 tháng nữa thôi, năm 2023 sắp đến, xu hướng của nhân sự sẽ có sự thay đổi lớn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers