adsads
nhan vien quan ly san xuat thumb
Lượt Xem 2 K

Nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhân viên quản lý sản xuất là những người tham gia vào việc lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chung của họ chính là đảm bảo hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hiệu quả, đáp ứng  đủ yêu cầu về số lượng, chi phí và chất lượng.

Tuỳ vào từng hệ thống sản xuất cũng như quy mô sản xuất mà nhiệm vụ của nhân viên quản lý sản xuất cũng sẽ thay đổi và đa dạng hơn, bao quát cả các công việc liên quan đến quản lý về nhân công.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Sản xuất luôn là một khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị doanh nghiệp. Chính vì thế, quản lý sản xuất cũng chính là bộ phận rất quan trọng. Quản lý sản xuất giỏi sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong hoạt động sản xuất, giảm thiểu tối đa rủi ro, cắt giảm được nhiều chi phí không cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Giúp công ty có thể hoàn thành mục tiêu đề ra: Quản lý sản xuất giúp đề ra kế hoạch và giám sát quá trình thực hiện sản xuất để doanh nghiệp đạt được các chỉ tiêu bán hàng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sản xuất đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì chắc chắn sẽ mang về nhiều lợi nhuận cho công ty.
  • Nâng tầm uy tín kinh doanh: Quản lý sản xuất cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Nếu hàng hóa sản xuất chất lượng tốt thì người tiêu dùng sẽ hài lòng và quay trở lại. Từ đó, củng cố và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, có được vị thế trước đối thủ cạnh tranh, đưa doanh nghiệp đi lên tầm cao mới.
nhân viên quản lý sản xuất chính là bộ phận rất quan trọng trong doanh nghiệp

nhân viên quản lý sản xuất chính là bộ phận rất quan trọng trong doanh nghiệp

  • Giảm chi phí sản xuất: Có thể nói, chi phí sản xuất sẽ chiếm phần lớn trong chi phí của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, người quản lý sản xuất sẽ theo dõi và sử dụng các nguồn lực nhân công, nguyên vật liệu… một cách thận trọng, tránh đi sự lãng phí. Họ sẽ xem xét các sản phẩm lỗi thời, kịp thời ngừng sản xuất và giảm bớt đi các chi phí không đáng có.

Công việc của một nhân viên quản lý sản xuất là gì?

Nhiệm vụ chủ yếu của vị trí nhân viên quản lý sản xuất là:

  • Giám sát quá trình sản xuất và lên lịch trình sản xuất.
  • Đảm bảo về vấn đề chi phí sản xuất.
  • Xác định được những nguồn lực cần thiết để quy trình sản xuất được đảm bảo.
  • Phác thảo thời gian dự kiến hoàn thành công việc.
  • Ước tính mức chi phí và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng.
  • Giám sát quy trình sản xuất, điều chỉnh lịch trình khi cần thiết.
  • Lựa chọn và bảo trì thiết bị khi cần.
  • Giám sát tiêu chuẩn sản phẩm và thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
  • Làm việc và liên lạc với các bộ phận khác nhau như nhà cung cấp, quản lý.
  • Làm việc với nhà quản lý để thảo luận và thực hiện các chính sách và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng về sức khỏe và an toàn.
  • Giám sát hoạt động của đội ngũ công nhân, hiệu suất làm việc và đào tạo nhân viên.

4 Yếu tố và kỹ năng cần có của một nhân viên quản lý sản xuất

1 Hoạch định và tổ chức

Là một người quản lý sản xuất giỏi thì cần nắm vững được các yêu cầu, chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm để từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp. Họ phải có khả năng lập kế hoạch cũng như tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính khả thi, từ đó đạt được hiệu suất cao trong công việc.

2 Am hiểu các công đoạn sản xuất

Quá trình sản xuất là sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, quản lý sản xuất cần phải có kiến thức chuyên môn cũng như am hiểu về mỗi công đoạn sản xuất để có thể xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp nhất. Như vậy sẽ giúp đội ngũ sản xuất có thể làm việc hiệu quả nhất.

3 Kỹ năng quản lý

Đây là kỹ năng cơ bản cần có của bất kỳ một người làm công việc quản lý sản xuất nào. Bởi họ không chỉ quản lý công việc mà bạn còn phải có khả năng quản trị nhân lực.

Một nhân viên quản lý sản xuất thực thụ đòi hỏi cần phải có kỹ năng chuyên môn. Quan trọng là cần tìm hiểu về khuôn khổ, quy trình, tìm ra phương pháp hiệu quả, từ đó phát triển các chiến lược quản lý khác nhau. Đồng thời, họ cũng cần có khả năng xử lý, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

4 Kỹ năng giao tiếp

Là bộ phận làm việc và kết hợp với nhiều bên khác nhau, vì thế, kỹ năng giao tiếp là điều thực sự quan trọng. Không chỉ giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin hiệu quả đến đội ngũ sản xuất cũng như ban lãnh đạo, mà còn giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, hữu ích cho công việc. Từ đó, công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Mức lương của nhân viên quản lý sản xuất là bao nhiêu?

Hiện tại, mức lương trung bình của nhân viên quản lý sản xuất sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, kể đến như: năng lực, quy mô sản xuất, quy mô của doanh nghiệp,…

Bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí nhân viên quản lý sản xuất theo khảo sát sau:

  • Mức lương thấp nhất là: 7.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương trung bình: 12.000.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến là: 11.600.000 – 13.900.000 đồng/ tháng.
  • Mức lương cao nhất là: 23.200.000 đồng/ tháng.

Tuy nhiên, sẽ có những vị trí quản lý sản xuất đặc biệt hơn, yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn hơn thì sẽ có mức thu nhập cũng sẽ cao hơn.

Ví dụ như:

  • Vị trí nhân viên quản lý sản xuất chất lượng: có mức lương trung bình khoảng 35.600.000 đồng/ tháng.
  • Vị trí phó phòng hoặc quản lý sản xuất: Mức lương trung bình sẽ khoảng 25.500.000 đồng/ tháng.
Một nhân viên quản lý sản xuất thực thụ đòi hỏi cần phải có kỹ năng chuyên môn

Một nhân viên quản lý sản xuất thực thụ đòi hỏi cần phải có kỹ năng chuyên môn

Học gì để trở thành nhân viên quản lý sản xuất

nhân viên quản lý sản xuất thường có bằng cao đẳng, đại học trở lên từ các chuyên ngành khác nhau. Sẽ tùy vào lĩnh vực sản xuất bạn mà nhân viên tham gia thì sẽ có yêu cầu chuyên môn khác nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn làm trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến thì sẽ cần học và cung cấp bằng cấp các ngành sinh hóa, chế biến, sinh học sẽ phù hợp. Nếu như bạn làm trong xưởng may thời trang thì các ngành học về may công nghiệp hay thiết kế sẽ phù hợp hơn.

nhân viên quản lý sản xuất có thể học các chuyên ngành về Logistic và quản lý chuỗi cung ứng; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp; Quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực chuyên môn như đã nói ở trên.

Nếu như muốn làm việc trong các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài thì nhân viên quản lý sản xuất thường được yêu cầu có khả năng ngoại ngữ để có thể  báo cáo trực tiếp cho quản lý và ban giám đốc khi cần thiết.

Tìm việc nhân viên quản lý sản xuất ở đâu?

Hiện nay, có khá nhiều kênh tuyển dụng việc làm để bạn có thể tham khảo khi xin viên. Tuy nhiên, để có thể tìm được một trang uy tín và chất lượng là điều không đơn giản.

Nếu như bạn còn đang băn khoăn tìm nhà tuyển dụng ở đâu thì hãy truy cập ngay website VietnamWorks nhé. Đây là website việc làm uy tín và chuyên nghiệp quy mô toàn cầu. Tại đây, luôn cập nhật thông tin về việc làm quản lý sản xuất mới nhất với đầy đủ thông tin về yêu cầu, mức lương, chế độ đãi ngộ,… giúp kết nối ứng viên với đơn vị tuyển dụng nhanh chóng và đơn giản nhất.

Nền tảng VietnamWorks còn cung cấp công cụ giúp bạn có được bộ hồ sơ tìm việc thật chuyên nghiệp và chỉn chu nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm lộ trình phát triển nghề nghiệp dựa vào VietnamWorks.com để có được định hướng con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai của mình. Hãy để VietnamWork cùng đồng hành với bạn trong chặng đường tìm kiếm việc làm phù hợp mà mình hằng mong ước nhé.

Trong lĩnh vực sản xuất bao gồm rất nhiều các vị trí khác nhau cho bạn lựa chọn. Ngoài nhân viên quản lý sản xuất, công nhân sản xuất thì bạn cũng có thể trở thành quản lý sản xuất hay giám đốc sản xuất nếu có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cho mình. Hy vọng rằng với những giải đáp về nhân viên quản lý sản xuất là gì, cũng như chia sẻ về công việc, yếu tố cần có, mức lương chi tiết sẽ giúp bạn có thể hiểu hết về công việc nay và có cho mình những định hướng tốt nhất cho công việc và tương lai của mình nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái độ của bạn trong công việc. 

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo dựng uy tín cho cá nhân. Việc viết cam đoan đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội trở lại công việc một cách nhanh chóng và hợp pháp sau khi sinh con. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục đóng góp và phát triển trong môi trường làm việc của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng từ chế độ thai sản.

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái độ của bạn trong công việc. 

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo dựng uy tín cho cá nhân. Việc viết cam đoan đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân trong học tập, công việc và cuộc sống.

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội trở lại công việc một cách nhanh chóng và hợp pháp sau khi sinh con. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục đóng góp và phát triển trong môi trường làm việc của mình, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng từ chế độ thai sản.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers