adsads
Scam là gì?
Lượt Xem 501

Scam là gì?

Scam có nghĩa là “lừa đảo“. Thuật ngữ này được dùng để chỉ những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hiện nay, mạng internet đã trở thành cầu nối liên kết mọi người lại với nhau. Do đó, bạn sẽ gặp nhiều hình thức Scam tinh vi và khó phát hiện từ Scammer (Người lừa đảo) trong nước lẫn quốc tế.

Scam là gì?

Xem thêm :

Những loại hình Scam thường gặp trên mạng

Sự bùng nổ Internet đã tạo ra nhiều cơ hội cho các kẻ lừa đảo. Hàng loạt chiêu trò gian lận, lừa đảo online xuất hiện tấn công vào người dùng Internet. Vậy các loại hình Scam là gì? Dưới đây là một số loại scam phổ biến:

Lừa đảo qua Email

Email là công cụ trao đổi thông tin hữu ích và nhanh chóng. Đây cũng là địa chỉ mà các Scammer hướng tới nhằm thu thập các thông tin thực hiện chiêu trò lừa đảo. Cụ thể, các kẻ lừa đảo gửi email có nội dung yêu cầu người sử dụng cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng như: “Ngân hàng phải xác thực thông tin, vui lòng nhấn vào link để đăng nhập”.

Để tăng thêm sự tin tưởng, nội dung đó thường được gửi từ email có định dạng khá giống với ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn như: noreply@paypal.com hay noreply@bidv.com,…

Hack tài khoản Facebook

Hình thức tiếp theo Scam là gì? Đó là hack tài khoản facebook. Hình thức scam thường gặp, quen thuộc nhất với người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam. Scammer tiến hành hack tài khoản Facebook của người dùng và sử dụng tài khoản đó nhắn tin đến bạn bè, người thân để xin, vay mượn tiền với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Chiêu trò lừa đảo trở nên tinh vi hơn khi kẻ lừa đảo dùng công nghệ dựng video giả mạo gương mặt của người dùng để tăng độ tin cậy. Vì thế, bạn hãy cẩn thận với tin nhắn hoặc, gọi video vay mượn tiền từ người khác trên mạng xã hội.

Tạo website mạo danh lừa đảo

Website giả sẽ được lập với thiết kế giống hệt website nổi bật và dùng thủ thuật đẩy website giả lên đầu trang công cụ tìm kiếm. Sau đó, dùng chiêu trò, thủ đoạn khác nhau nhằm lôi kéo người dùng đăng nhập website giả mạo. Thông qua thông tin cá nhân từ người dùng cung cấp, các kẻ lừa đảo sẽ ăn cắp dữ liệu với mục đích xấu.

Mạo danh tên và thương hiệu để lừa đảo

Đây là hình thức Scam tạo ra tài khoản mạng xã hội giả, có tên giống hay gần giống với thương hiệu nổi tiếng ở trên thị trường. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, hãy cẩn trọng với quyết định đặt hàng, chuyển tiền bởi xác suất bạn Scam là rất cao.

Bán hàng online không đúng với quảng cáo

Dường như mua sắm trực tuyến đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của hầu hết tất cả mọi người. Đặc biệt, sau dịch bệnh Covid – 19, sự tiện lợi từ mua sắm trực tuyến càng được khẳng định và được mọi người ưa chuộng hơn.

Tuy nhiên, kéo theo đó là các chiêu trò lừa đảo vô cùng tinh vi và dễ gặp nhất là hình thức đánh tráo hàng hóa. Cụ thể là khi nhận được hàng, bạn nhận thấy chất lượng không giống quảng cáo và hình ảnh, mô tả từ phía bán hàng.

Lừa đảo về quyên góp từ thiện

Vấn đề lừa đảo để quyên góp từ thiện đang khá “nóng”. Hàng loạt lùm xùm trong việc từ thiện khiến mọi người mất lòng tin. Ngay trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ thấy một người nào đó đăng hình ảnh về hoàn cảnh đáng thương, đang cần tiền để chữa bệnh gấp,… Ở cuối bài đăng, người đó để lại số tài khoản ngân hàng để mọi người chuyển tiền ủng hộ. Các thông tin một chiều và chưa được kiểm chứng rất dễ là scam. Vậy nên, hãy cẩn trọng tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin trước khi bấm chuyển tiền giúp đỡ.

Những loại hình Scam thường gặp trên mạng

Lừa đảo qua số điện thoại mạo danh, gửi SMS

Trong thời gian trở lại đây, xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo mạo danh thông qua điện thoại, tin nhắn… Nhiều người nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng thương mại với nội dung là thông báo đăng ký, kích hoạt dịch vụ quảng cáo trên tiktok, tài chính,… có mức phí sử dụng hàng tháng từ 3 đến 6 triệu đồng.

Để hủy đăng ký dịch vụ thì người dùng phải truy cập vào website khác. Đây đều là những chiêu trò dụ dỗ người dùng truy cập vào link website giả mạo ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có hình thức gọi điện mạo danh người làm việc trong cơ quan pháp luật, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như là số căn cước công dân,…

Scam offline

Scam offline là hình thức thường gặp trước khi hình thức lừa đảo online xuất hiện. Kẻ lừa đảo offline hay tổ chức lừa đảo, mạo danh nhà đầu tư uy tín để bẫy con mồi chuyển tiền. Sau khi nhận được tiền, kẻ lừa đảo sẽ biến mất mà không để lại dấu vết nào.

Cách nhận biết Scam 

Dấu hiệu nhận biết Scam là gì? Dưới đây là một số cách giúp bạn nhận biết Scam online và Scam offline:

Scam online

Các dấu hiệu nhận biết Scam online là:

  • Nếu người dùng nhận được lời mời, quyền lợi cuốn hút như: kêu gọi đầu tư với vốn ít nhưng lợi nhuận cao, quà tặng thưởng khủng,…
  • Nhận được email xác nhận thông tin, nội dung,… với câu từ sai ngữ pháp và chính tả. Đồng thời, địa chỉ có phần giống email thật của công ty, doanh nghiệp thật.
  • Một tin nhắn và cuộc gọi gửi tới bạn và yêu cầu cung cấp mã OTP ngân hàng hoặc thông tin cá nhân,…
  • Tài khoản lạ gửi tới người dùng đường link thông qua email, tin nhắn Facebook hoặc tin nhắn thường,… Nếu tin nhắn đó đến từ người quen thì bạn cũng hãy kiểm tra lại vì có thể nick của người quen đó đã bị hack.
  • Một số đối tượng Scam khác sẽ nhắn tin, gọi điện báo là bạn vi phạm và họ đòi xử phạt, bắt giữ,… Trong khi đó, bạn không phạm phải lỗi gì nên hãy tỉnh táo.

Scam offline

Để nhận biết Scam offline thì bạn phải mất thời gian tiếp xúc để nhận ra. Thông thường, các kẻ lừa đảo đó có sự đầu tư công phu và xuất hiện với vẻ ngoài lịch sự, thu hút. Họ có phong cách nói chuyện chuyên nghiệp để lấy được thiện cảm, niềm tin của “con mồi”. Tiếp đến, họ bịa ra lý do thu hút bạn đầu tư, cho vay tiền và khi đã nhận được tiền thì hoàn toàn chuồn mất.

Cách nhận biết Scam 

Cách phòng tránh Scam hiệu quả

Cách phòng tránh Scam là gì? Tốt nhất chính là chính bản thân bạn hãy cẩn thận, suy nghĩ kỹ lưỡng, không nên vội nghe theo lời hay hướng dẫn người khác để tránh bị lừa đảo. Dưới đây là một số cách phòng tránh Scam hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Tìm người thứ 3 uy tín và nhờ họ làm trung gian trong cuộc giao dịch của bạn với người lạ.
  • Kiểm tra, tìm hiểu kỹ website trước thực hiện đăng nhập vào.
  • Khi mua hàng trực tuyến, bạn hãy tham khảo phần đánh giá khách hàng. Nếu cửa hàng có nhiều phản hồi tích cực của khách hàng thì bước đầu yên tâm hơn.
  • Nên mua hàng từ nơi uy tín và được đánh giá tốt từ trang Review, từ cộng đồng.
  • Không cung cấp thông tin cá nhân hay số căn cước công dân cho người lạ, thậm chí là người quen.
  • Thực hiện bảo mật nhiều lớp theo yêu cầu từ nhà phát hành nhằm tránh mất thông tin.
  • Không click link lạ gửi đến hay truy cập trang web yêu cầu đăng nhập tài khoản, thông tin cá nhân.

Trên đây là thông tin Scam là gì, các hình thức Scam thường gặp, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng tránh hiệu quả mà HR Insider gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đá giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về Scam để phòng ngừa một cách tốt nhất. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau tại HR Insider.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers