adsads
định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
Lượt Xem 2 K

Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) ra đời và phát triển đến nay, vấn đề định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của rất nhiều nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và nhà kinh tế học. Đứng trên góc độ đầu tư, việc định giá cổ phiếu giúp xác định giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu để đưa ra quyết định mua và bán. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì việc định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền sẽ giúp xác định giá trị của doanh nghiệp và chi phí huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Vậy định giá cổ phiếu theo dòng tiền là gì? Cách định giá ra sao? Cùng xem chi tiết qua bài viết sau đây.

Chiết khấu dòng tiền là gì?

Để hiểu rõ hơn về định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm chiết khấu dòng tiền.

Chiết khấu dòng tiền (DCF) là phương pháp định giá giúp ước tính giá trị của khoản đầu tư thông qua dòng trong tương lai của nó. Phương pháp định giá này tìm ra giá trị của doanh nghiệp, căn cứ theo những dự đoán về số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ tạo ra trong tương lai.

Công thức tính chiết khấu dòng tiền 

Khi tìm hiểu cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền, chúng ta cần biết rõ về công thức tính chiết khấu dòng tiền. Công thức cụ thể như sau: 

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • r: là ký hiệu lãi suất chiết khấu
  • n:là ký hiệu năm tính (giả sử năm thứ 5 hoặc năm thứ 10)
  • FV: là ký hiệu giá trị tương lai của tiền được hiểu là giá trị tương tai của một khoản tiền hoặc dòng tiền ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: 

Doanh nghiệp A trong tương lai tạo ra dòng tiền có giá trị là 200.000.000 đồng/ năm. Tỷ suất lợi nhuận là 10%, dòng tiền năm thứ 10, khi đó dòng tiền năm thứ 10 của doanh nghiệp PV sẽ được tính như sau: 

PV: 200.000.000 / (1 + 0.1)^10 = 77.130.000 (tương đối) 

Lưu ý: Khi thực hiện công thức này với khoản đầu tư của doanh nghiệp từ năm 1, năm 2, năm 3,… năm n, khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp sau 10 năm sẽ bằng tổng của PV của từng năm (theo công thức trên). Đó chính là giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Khi xem xét và đánh giá doanh nghiệp thì chỉ số FV được thay thế bởi dòng tiền tự do của doanh nghiệp theo năm.

Cách định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền

Công thức chi tiết định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền

Dòng tiền chiết khấu sẽ được xác định bằng công thức tính chi tiết. Công thức được xác định bằng cách lấy tổng dòng tiền trong mỗi kỳ chia cho một cộng với mức lãi suất chiết khấu (WACC) tăng theo khả năng của số kỳ. 

Công thức tính chiết khấu dòng tiền theo phương pháp DCF là: 

Trong đó: 

DCF: là ký hiệu mô hình dòng tiền 

CF: là ký hiệu dòng tiền trong kỳ 

r: Là ký hiệu lãi suất/ lãi suất chiết khấu 

n: là ký hiệu số kỳ. 

Giải thích thuật ngữ 

CF – Dòng tiền trong kỳ 

Đây là giá trị đại diện cho khoản thanh toán bằng tiền mặt miễn phí mà đầu tư nhận được trong một khoảng thời gian nhất định để có thể sở hữu được một chứng khoán nhất định như cổ phiếu, trái phiếu,… 

Tỷ lệ chiết khấu – r

Tỷ lệ chiết khấu là chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp. WACC chính là đại diện cho tỷ suất sinh lời mà các nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào doanh nghiệp. Vì thế tỷ lệ này được sử dụng phổ biến bởi các nhà đầu tư. Với trái phiếu thì lãi suất chiết khấu sẽ bằng với lãi suất đảm bảo.

Số kỳ – n 

Mỗi dòng tiền thường sẽ gắn với một thời kỳ: năm, quý, tháng. Khoảng thời gian này có thể lấy bằng nhau hoặc khác nhau. Trường hợp chúng khác nhau thì sẽ được hiểu thị dưới dạng thập phân.

Các bước chi tiết để tính giá trị dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp

Để có thể áp dụng chiết khấu dòng tiền trong việc định giá doanh nghiệp, sẽ được thực hiện qua các bước sau đây: 

Lên dự toán chi phí cho doanh nghiệp 

Ở bước đầu tiên, bạn cần dự đoán được năng lực tài chính của công ty trong các năm tới. Năng lực tài chính này thể hiện ở dòng tiền của công ty. Thông thường, các công ty thường dự đoán cho 5 đôi khi là 10 năm tới. 

Trong việc dự toán tài chính, bạn cần dự đoán về doanh thu, các khoản chi phí và đầu tư trong những năm tới. Điều này được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ làm cơ sở để dự đoán tương lai.

Xác định “dòng tiền tự do”

Dòng tiền tự do của doanh nghiệp chính là dòng tiền còn lại sau khi đã tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây chính là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khỏe tài chính và định giá cổ phiếu. 

Dòng tiền tự do cũng đại diện cho năng lực tài chính của doanh nghiệp. Là dòng tiền cần thiết để giữ công ty vận hành trong thời gian ngắn.

Công thức tính dòng tiền tự do được thể hiện như sau: 

FCFF = EBIT x (1 – thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động.

Tính thừa số chiết khấu

Thừa số chiết khấu chính là hạng tử 1/(1+r)^n trong công thức tính chiết khấu dòng tiền và thể hiện CF trong tương lai sẽ được còn lại bao nhiêu phần giá trị ở thời điểm hiện tại. Như vậy chúng ta cần xác định “r”. 

Thường sẽ sử dụng WACC cho r (WACC = r). Trong đó, WACC thể hiện chi phí sử dụng vốn ở các nguồn: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, nợ. Chi phí của từng loại sẽ được tính theo tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của doanh nghiệp.

Mục đích của việc xác định WACC chính là xác định chi phí của từng cấu trúc vốn của công ty dựa trên vốn chủ sở hữu, nợ và cổ phiếu ưu đãi. Mỗi thành phần sẽ có một chi phí cho công ty. Công ty sẽ trả lãi suất cố định cho các khoản nợ, cộng thêm cả phần lãi suất cố định trên cổ phiếu ưu tiên của doanh nghiệp. 

WACC chính là đại diện cho rủi ro trong tương lai của các còng tiền. WACC mà càng cao thì rủi ro càng lớn bởi thừa số chiết khấu càng nhỏ thì định giá doanh nghiệp càng nhỏ.

Công thức WACC được xác định như sau: 

WACC = (E/V x Re) + ((D/V x Rd) x (1 – T) 

Trong đó: 

E: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu 

D: Giá trị thị trường của nợ công ty 

V: Tổng giá trị vốn (Vốn chủ sở hữu + Nợ) 

E/V: Phần trăm vốn chủ sở hữu 

D/V: Phần trăm vốn nợ 

Re: Chi phí vốn chủ sở hữu (Tỷ suất lợi nhuận bắt buộc)

Rd: Chi phí nợ 

T: Thuế 

Lưu ý: Chúng ta đang tính giá trị của dòng tiền tương lai về dòng tiền hiện tại ở một số năm nhất định, dự kiến có thể là  5 – 10 năm. 

Tính giá trị cuối cùng – Terminal Value

Giá trị cuối cùng chính là giá trị hiện tại của tất cả những dòng tiền trong tương lai (với giả định là tăng trưởng ổn định vĩnh viễn). Giá trị cuối cùng thường bao gồm tỉ lệ lớn trong tổng giá trị được đánh giá.

Terminal Value là giá trị đại diện cho Free Cash Flows của công ty cho những năm về sau. Về cơ bản đó chính là giới hạn của tổng các hạng số CF/(1+r)^n khi cho n chạy đến dương vô cực (với n > 5). 

Để tính giới hạn này, ta sẽ giả sử tỷ lệ tăng trưởng CF sau mỗi năm là g. Khi đó, Terminal Value sẽ có giá trị là:  

Terminal Value = CF x (1 + g)/ (WACC – g)

Cộng các dòng tiền chiết khấu với nhau

Với những dòng tiền chiết khấu, cần cộng lại với nhau để ra được định giá của công ty theo phương pháp định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền.  

Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền 

Ưu điểm

  • Cung cấp cho nhà đầu tư và nhà sáng lập góc nhìn đa chiều khi đánh giá doanh nghiệp.
  • Giúp đánh giá doanh nghiệp dựa theo kỳ vọng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. 
  • Giúp bạn có thể kiểm soát, đối chiếu và dự đoán kết quả tương lai một cách tương đối.  
  • Nếu khoản đầu tư đạt được dòng tiền trong tương lai mà bạn mong muốn thì công thức sẽ giúp bạn tính được biến số DCF mà bạn đang cần tìm. 
  • Nếu bạn biết dòng tiền trong tương lai và tỷ suất lợi nhuận mục tiêu thì sẽ giúp bạn biết một cách khoa học mức tối đa bạn nên trả cho khoản đầu tư. 
  • Giúp đánh giá một cách có hệ thống giá trị hợp lý của khoản đầu tư. 

Nhược điểm

  • Việc định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp về hiệu quả kinh doanh ở tương lai nên chắc chắn sẽ có rủi ro khi thực hiện dự đoán tương lai. 
  • Kết quả dự đoán mang tính chỉ là ước tính.
  • Đôi khi các dự án thất bạn và đôi khi doanh nghiệp gặp những trở ngại không ngờ tới như: Nhiều công ty Việt Nam không lập báo cáo tài chính hợp lý khiến xảy ra việc thiếu dữ liệu dự đoán; Các công ty khởi nghiệp có đồ thị tăng trưởng đột ngột và khó đoán; Không ai có thể dự đoán được chính xác các số liệu như khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát, Covid,… 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền mà bạn cần nắm. Đây là phương pháp định giá cực kỳ quan trong và hiệu quả cho nhà đầu tư có thể áp dụng trong việc định giá doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định. Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng bạn có thể vận dụng hiệu quả cho mình. Chúc các bạn thành công. 

Xem thêm: Mẹo chạy deadline “an toàn” dành cho bạnCách tạo CV xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
co hoi nghe nghiep va thu nhap cua vi tri giam doc tai chinh

Giám đốc tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hiện nay của CFO

Chắc hẳn bạn đã nghe tới vị trí CFO rồi. Vậy bạn đã hiểu rõ về vị trí này chưa? Vai trò trách nhiệm của giám đốc tài chính là gì trong doanh nghiệp. Hãy cùng Vietnamwork tìm hiểu nha.

CIMA là gì

CIMA là gì? Ưu điểm và cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Nếu quan tâm đến chuyên ngành Tài Chính - Kế toán chắc hẳn bạn sẽ biết đến chứng chỉ CIMA. Đây là chứng chỉ danh giá mà nhiều người muốn theo đuổi và đạt được. Có được chứng chỉ này, cơ hội nghề nghiệp cũng trở nên rộng mở hơn và có thể giúp bạn đạt được mức lương đáng mơ ước. Vậy chứng chỉ CIMA là gì? Ưu điểm cũng như cơ hội nghề nghiệp mà chứng chỉ này mang lại là gì? Xem ngay câu trả lời sau đây để rõ hơn nhé!

ke toan noi bo la gi

Kế toán nội bộ là gì? Công việc, lương và các kỹ năng cần có

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty, doanh nghiệp. Và tại mỗi đơn vị, kế toán nội bộ sẽ đảm nhận công việc chi tiết khác nhau. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ kế toán nội bộ là gì? Vai trò cụ thể là như thế nào, mức lương ra sao? Bạn cần chuẩn bị gì khi ứng tuyển kế toán nội bộ? Những thông tin dưới đây của VietnamWorks sẽ giải đáp rõ cho bạn!

acca là gì

ACCA là gì? Học ACCA làm gì? Cơ hội thăng tiến công việc

Với những bạn trẻ đã và đang có ý định theo đuổi chuyên ngành kế toán, kiểm toán thì việc sở hữu chứng chỉ ACCA là thực sự cần thiết. Chứng chỉ này được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy ACCA là gì? Sở hữu chứng chỉ ACCA mang đến cơ hội gì cho người học. Các vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài viết sau.

ngành kế toán

Ngành Kế Toán Là Gì? Học Trường Nào? Cơ Hội Việc Làm Hiện Nay

Ngành kế toán là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền kinh tế, ngành kế toán đang ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao hơn từ các chuyên gia kế toán. Tại Việt Nam, ngành kế toán đang được đánh giá là một trong những ngành nghề "hot" nhất hiện nay với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao. Vì vậy, nếu bạn đang có một ước mơ trở thành chuyên viên kế toán hoặc đang muốn tìm hiểu về ngành nghề này, hãy cùng tìm hiểu về các thông tin liên quan đến ngành kế toán qua bài viết này.

Bài Viết Liên Quan
co hoi nghe nghiep va thu nhap cua vi tri giam doc tai chinh

Giám đốc tài chính là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập hiện nay của CFO

Chắc hẳn bạn đã nghe tới vị trí CFO rồi. Vậy bạn đã hiểu rõ về vị trí này chưa? Vai trò trách nhiệm của giám đốc tài chính là gì trong doanh nghiệp. Hãy cùng Vietnamwork tìm hiểu nha.

CIMA là gì

CIMA là gì? Ưu điểm và cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CIMA

Nếu quan tâm đến chuyên ngành Tài Chính - Kế toán chắc hẳn bạn sẽ biết đến chứng chỉ CIMA. Đây là chứng chỉ danh giá mà nhiều người muốn theo đuổi và đạt được. Có được chứng chỉ này, cơ hội nghề nghiệp cũng trở nên rộng mở hơn và có thể giúp bạn đạt được mức lương đáng mơ ước. Vậy chứng chỉ CIMA là gì? Ưu điểm cũng như cơ hội nghề nghiệp mà chứng chỉ này mang lại là gì? Xem ngay câu trả lời sau đây để rõ hơn nhé!

ke toan noi bo la gi

Kế toán nội bộ là gì? Công việc, lương và các kỹ năng cần có

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty, doanh nghiệp. Và tại mỗi đơn vị, kế toán nội bộ sẽ đảm nhận công việc chi tiết khác nhau. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ kế toán nội bộ là gì? Vai trò cụ thể là như thế nào, mức lương ra sao? Bạn cần chuẩn bị gì khi ứng tuyển kế toán nội bộ? Những thông tin dưới đây của VietnamWorks sẽ giải đáp rõ cho bạn!

acca là gì

ACCA là gì? Học ACCA làm gì? Cơ hội thăng tiến công việc

Với những bạn trẻ đã và đang có ý định theo đuổi chuyên ngành kế toán, kiểm toán thì việc sở hữu chứng chỉ ACCA là thực sự cần thiết. Chứng chỉ này được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy ACCA là gì? Sở hữu chứng chỉ ACCA mang đến cơ hội gì cho người học. Các vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài viết sau.

ngành kế toán

Ngành Kế Toán Là Gì? Học Trường Nào? Cơ Hội Việc Làm Hiện Nay

Ngành kế toán là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền kinh tế, ngành kế toán đang ngày càng trở nên phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao hơn từ các chuyên gia kế toán. Tại Việt Nam, ngành kế toán đang được đánh giá là một trong những ngành nghề "hot" nhất hiện nay với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao. Vì vậy, nếu bạn đang có một ước mơ trở thành chuyên viên kế toán hoặc đang muốn tìm hiểu về ngành nghề này, hãy cùng tìm hiểu về các thông tin liên quan đến ngành kế toán qua bài viết này.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers