adsads
CIMA là gì
Lượt Xem 504

CIMA là gì?

CIMA là gì? CIMA chính là viết tắt của cụm từ Chartered Institute of Management Accountants, có nghĩa là Hiệp hội kế toán công chứng quản trị Anh quốc. Đây chính là một chứng chỉ trong nghề kinh doanh và tài chính được các doanh nghiệp trên khắp toàn cầu công nhận.

Hiện nay, CIMA được biết đến là tổ chức quản trị chuyên nghiệp đầu tiên với số lượng thành viên lên đến 25.000 người, làm việc tại khoảng 180 quốc gia khác nhau. Các chuyên gia sở hữu chứng chỉ CIMA đều làm việc tại các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, quản lý ngân quỹ,…

Chương trình học để có thể đạt được chứng chỉ CIMA phân bổ vào các phần như: đạo đức, đo lường rủi ro, tài sản, thẩm định, đo lường hiệu quả, chính sách đầu tư.

CIMA là gì

Xem thêm :

Ưu điểm của chứng chỉ CIMA

Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về chứng chỉ CIMA là gì? Vậy ưu điểm mà chứng chỉ này mang lại cho người học và sở hữu nó là gì?

Sau đây sẽ là những ưu điểm nổi bật mà người học sẽ có được khi sở hữu chứng chỉ này:

  • Giúp nâng cao năng lực: Năng lực, bằng cấp và chứng chỉ chính là những yếu tố giúp bạn có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình khi tìm kiếm cho mình một công việc tốt trong thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay. Việc bạn có thể sở hữu được CIMA sẽ giúp bạn nâng cao trình độ và năng lực của mình. Đặc biệt là nâng cao nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp,…
  • Nâng cao mức thu nhập: Khi sở hữu chứng chỉ CIMA bạn sẽ hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội nghề nghiệp của mình. Đồng thời, mức lương của bạn có thể tăng lên nhiều nhờ năng lực của mình tăng lên sau khi được đào tạo bài bản.
  • Cơ hội thăng tiến trong công việc: Trình độ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thăng tiến của mỗi người. Việc sở hữu chứng chỉ CIMA chính là bước đệm vững chắc giúp bạn có được công việc như mong muốn của mình.

Điều kiện để có thể học và thi CIMA là gì?

Để có thể học chứng chỉ CIMA thì bạn sẽ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện như phải đủ 16 tuổi trở lên, có thể tham gia vào các khóa đào tạo. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để đăng ký nhập học như:

  • Mẫu đăng ký nhập học: Bạn có thể đăng ký chương trình học trực tuyến, nhiệm vụ chính là chính của bạn chính là điền đầy đủ thông tin của cá nhân vào bảng đăng ký nhập học theo mẫu có sẵn.
  • Với những học viên đã có bằng tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành kế toán quản trị sẽ được miễn giảm học chứng chỉ CIMA, tuy nhiên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết như: bằng tốt nghiệp đại học được dịch sang tiếng Anh và được công chứng, bảng điểm các học phần qua từng năm cũng phải được dịch sang tiếng Anh, có đóng dấu của cơ quan nhà nước.

Chương trình học CIMA bao gồm có 17 môn, mặc dù không cần thi đầu vào tuy nhiên để học được chứng chỉ này bạn phải có trình độ ngoại ngữ tương đương với bằng C thì mới có thể theo được.

Những thách thức gặp phải khi thi chứng chỉ CIMA

Bên cạnh những ưu điểm mang đến cho người theo học chứng chỉ CIMA, thì người học cũng phải đối mặt với những thách thức như:

  • Người học sẽ mất khá nhiều thời gian mới có thể lấy được chứng chỉ CIMA.
  • Các môn học trong chương trình đào tạo chứng chỉ có mức độ phức tạp cao.
  • Kỳ thi lấy chứng chỉ CIMA căng thẳng và khó.
  • Chi phí để người học bỏ ra khá cao và khá tốn kém khi theo học.

Với những thách thức này thì đòi hỏi người học có sự quyết tâm cao, chăm chỉ và có sự nỗ lực. Đặc biệt, cần có sự kiên định, không được từ bỏ giữa chừng thì mới hái được quả ngọt cho mình.

Thông tin về kỳ thi CIMA cần biết

Trước khi tham gia kỳ thi CIMA, bạn sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình để đảm bảo kỳ thi của mình có thể diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin người học cần nắm khi muốn thi CIMA:

Học phí:

  •  Phần học phí mà học viên cần chuẩn bị để học chứng chỉ là 110.000.000 VNĐ (chưa tính phí học liệu).

Lệ phí đăng ký: 

  • Phí đăng ký: phần chi phí đăng ký và phí hội viên hằng năm cần đóng sẽ là 107 – 591 – 1008$ (tùy mức hội viên).
  • Phí chứng chỉ: Từ khoảng 97 – 313$ tùy theo từng môn thi.

Thông tin về kỳ thi: 

  • Hình thức: Thi trên máy tính.
  • Cấu trúc đề thi: Người thi sẽ tham gia 9 bài thi theo từng môn học và 3 case study liên quan đến 3 khía cạnh đào tạo của CIMA.
  • Thời gian thi: Các bài thi E1, E2, E3,…có thời gian thi 90 phút. Riêng bài thi case study sẽ là 3 tiếng.
  • Tần suất thi: Môn thi cấp độ chứng chỉ thời gian thi sẽ được sắp xếp linh hoạt. Với các bài thi tình huống được tổ chức vào tháng 2, 5, 8 và 11 hàng năm.

Tỷ lệ đỗ: 

  • Dao động trong khoảng từ 52-94%.

Điều kiện cấp chứng chỉ: 

  • Người thi cần hoàn thành 12 bài thi.
  • Có 3 năm kinh nghiệm làm việc của  bản thân trong ngành như: lập kế hoạch, tài chính doanh nghiệp, quản lý ngân sách, quản trị dự án, quản trị rủi ro,…
  • Hoành thành hồ sơ đăng ký theo yêu cầu đề ra.

Phân biệt chứng chỉ CFA Và CIMA

Cả chứng chỉ CFA Và CIMA đều là chứng chỉ do Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng tại Anh Quốc. Các chứng chỉ này đều mang đến cho bạn những cơ hội phát triển sự nghiệp tốt với mức thu nhập hấp dẫn. Đây đều là những khoản đầu tư lâu dài cho tương lai. Vì vậy, người học cần suy nghĩ về mục tiêu dài học để có thể chọn lựa chứng chỉ phù hợp.

Nói về sự khác biệt giữa 2 chứng chỉ này thì bạn có thể theo dõi bảng sau:

Tiêu chí Chứng chỉ CIMA Chứng chỉ CFA
Phạm vi công nhận Chứng chỉ CIMA được công nhận trên quy mô toàn cầu và hơn 4.500 công ty tuyển dụng ứng viên CIMA. Là chứng chỉ được công nhận toàn cầu, có mặt trên 162 quốc gia.

Nhà tuyển dụng tại hơn 25.000 công ty yêu cầu chứng chỉ CFA và hơn 31.000 doanh nghiệp dựa vào CFA để thăng cấp hoặc bổ nhiệm nhân viên.

Chương trình học CIMA được thiết kế với 4 cấp độ (chiến lược, quản lý, thừa hành, chứng chỉ) gồm 16 môn học. Kiến thức CFA được chia thành 3 cấp độ (Level) với 10 môn học.
Thời gian dự kiến hoàn thành Trung bình cần dành 550 giờ để hoàn thành 1 level.

Cần 3-6 năm để hoàn thành chứng chỉ CIMA.

Theo số liệu viện CFA cung cấp, cần 330 giờ để hoàn thành 1 level.

Trung bình cần 2-4 năm để hoàn thành 3 Level CFA.

Yêu cầu ngoại ngữ CIMA không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào. Để học tốt chương trình CIMA, cần có trình độ ngoại ngữ tương đương IELTS 5.0. CFA không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ. Nếu học viên muốn theo học thuận tiện và dễ dàng, học viên nên có trình độ ngoại ngữ khoảng IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500.
Điều kiện dự thi Mọi học viên trên 16 tuổi có thể tham gia

Không yêu cầu học viên thi đầu vào. Có được miễn một số môn học nếu ứng viên đủ tiêu chuẩn.

Thí sinh không cần thi đầu vào.Thí sinh dự thi cần sở hữu hộ chiếu và thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Một bằng cử nhân; hoặc
  • Sở hữu chứng chỉ nghề như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương; có trình độ ngoại ngữ tương đương bằng C hoặc IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500; hoặc
  • Sinh viên đại học năm cuối; hoặc
  • 4 năm kinh nghiệm làm việc (không bắt buộc phải làm việc trong lĩnh vực tài chính đầu tư).
Kỹ năng đạt được Chương trình học CIMA sẽ cung cấp cho người học những kỹ năng liên quan đến kế toán quản trị toàn diện, bao gồm: kỹ năng chuyên môn (phân tích báo cáo tài chính, lập kế hoạch, quản lý ngân sách); kỹ năng kinh doanh (lập kế hoạch chiến lược, quản lý mối quan hệ,..); kỹ năng con người (xây dựng mối quan hệ, kỹ năng diễn đạt); kỹ năng lãnh đạo. Trang bị kiến thức thực tế chuyên sâu về phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư. Từ đó, bạn có thể thực hiện những nghiệp vụ như: phân tích xu hướng & cơ hội thị trường, hiểu biết về các cơ hội đầu tư, quản lý tài chính & ngân sách, nắm vững về báo cáo tài chính cho công ty,, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tài sản đầu tư, dựng mô hình đánh giá rủi ro,…
Học phí trung bình 110.000.000 VNĐ (chưa tính phí học liệu) 32.000.000 – 58.000.000 VNĐ (đã bao gồm phí học liệu)
Các vị trí công việc
  • Công việc
  • Cố vấn quản lý
  • Kế toán quỹ
  • Kế toán tài chính
  • Giám đốc tài chính CFO
  • Thư ký kinh doanh
  • Kiểm soát viên tài chính
  • Quản lý kho bạc
  • Giám sát kế toán
  • Quản lý danh mục đầu tư
  • Nhà phân tích nghiên cứu
  • Ban điều hành cấp cao của công ty
  • Quản lý quỹ
  • Đo lường hiệu quả hoạt động
  • Quản lý tài sản
  • Đầu tư thay thế
  • Quỹ đầu tư tư nhân
  • Tài chính cấu trúc;
  • Giảng viên tài chính
  • Tư vấn viên
  • Phân tích viên ngân hàng đầu tư
  • Chuyên viên cố vấn tài chính
  • Kế toán viên/Kiểm toán viên
  • Chuyên viên quản trị rủi ro
  • Chuyên viên tư vấn đầu tư
  • Chuyên viên nguồn vốn
  • Chuyên viên kiểm soát tài chính
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng

Cơ hội nghề nghiệp khi sở hữu chứng chỉ CIMA 

Khi sở hữu chứng chỉ CIMA, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong đó phải kể đến như ngành Tài chính – Kế toán. Ngoài việc bạn có thể trở thành một kế toán giỏi tại doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, bạn còn có cơ hội đảm nhận vị t lý và kỹ năng quản lý lãnh đạo được lồng ghép ngay trong chương trình giảng dạy của CIMA.

Dưới đây chính là một số vị trí công việc mà bạn có cơ hội đảm nhận khi sở hữu chứng chỉ CIMA:

  • Cố vấn quản lý
  • Kế toán quỹ
  • Kế toán tài chính
  • Giám đốc tài chính CFO
  • Thư ký kinh doanh
  • Kiểm soát viên tài chính
  • Quản lý kho bạc
  • Giám sát kế toán.

Trên đây chính là toàn bộ thông tin chi tiết về chứng chỉ CIMA là gì? Mong rằng với những gì mà chúng  tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ này, từ đó đưa ra phương hướng cũng như kế hoạch cụ thể nếu đang muốn chinh phục chứng chỉ CIMA. Chúc bạn thành công.

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers