adsads
Top 15+ Kỹ năng công việc cần có để thành công hơn
Lượt Xem 994

Kỹ năng là nhân tố quyết định đến 90% khả năng thành công và thăng tiến trong sự nghiệp của mỗi người. Một cá nhân xuất sắc hay một nhà lãnh đạo tài ba, ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng thì kỹ năng là điều không thể thiếu để phục vụ công việc. Vậy kỹ năng công việc gồm những kỹ năng nào? Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

1. Các nhóm kỹ năng cần có trong công việc

Trong công việc, kỹ năng được chia thành 2 nhóm chính là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

1.1 Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức hoặc trải nghiệm có tính chuyên môn cao giúp thwucj hiện các công việc cụ thể. Kỹ năng này được rèn luyện qua quá trình học tập và rèn luyện. 

Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng cần thiết trong công việc, được đánh giá qua bằng cấp, chứng chủ, bài kiểm tra hoặc các thành tích trong công việc.

1.2. Các kỹ năng mềm

Nếu kỹ năng cứng tập trung vào chuyên môn, kiến thức khoa học thì kỹ năng mềm lại thiên về tính cách, khả năng tương tác với xã hội và môi trường xung quanh.

Để phát triển bản thân và thành công trong sự nghiệp, thăng tiến lên các vị trí cao hơn thì bạn phải có cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Có thể nói, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm đều đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một con người. Vì thế, bạn nên tập trung phát triển song song cả 2 kỹ năng công việc này để sự nghiệp thuận lợi nhất.

2. Tham khảo 15+ kỹ năng cần thiết trong công việc giúp bạn thành công với mọi vị trí

2.1. Kỹ năng chuyên môn

Bất kỳ vị trí công việc nào cũng cần đến kỹ năng chuyên môn. Nếu không có kiến thức chuyên môn, mọi công việc sẽ được thực hiện theo chiều hướng cảm tính, không có kế hoạch và logic. Kỹ năng chuyên môn mang tính lâu dài và ổn định, chủ yếu là học thuật và lý thuyết, được đào tạo qua trường lớp, các khóa học và trau dồi trong quá trình làm việc.

Kỹ năng công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng tri thức cho mỗi cá nhân, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, đem lại cơ hội thăng tiến công việc rõ ràng. Đặc biệt có thể nói rằng, kỹ năng chuyên môn đóng vai trò quan trọng là “tấm vé” góp phần giúp CV của bạn  tạo được ấn tượng tốt, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

2.2. Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch

Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng mục tiêu đạt được, đích đến là gì, các bước thăng tiến như thế nào,.. Nếu không có mục tiêu phấn đấu thì công việc hằng ngày của bạn sẽ rất vô vị.

Từng giai đoạn sẽ có một mục tiêu khác nhau. Vì thế, bạn cần đặt mục tiêu hợp lý, khả thi và lên kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Trong công việc, bạn hãy xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau đó, xác định các cột mốc thực hiện phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện khách quan.

2.3. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng làm việc chung với một nhóm đồng nghiệp nhằm mục tiêu đạt kết quả tốt nhất cho công việc chung. Đây là kỹ năng công việc quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn chú ý đến khi phỏng vấn ứng viên. 

Kỹ năng làm việc nhóm giúp bạn cải thiện khả năng lắng nghe người khác, can đảm đưa ra ý kiến cá nhân, tạo mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sáng tạo và ra quyết định đúng đắn, cùng rèn luyện tính kỷ luật của mỗi thành viên.

2.4. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp là một trong những kỹ năng công việc then chốt để đạt được thành công. Giao tiếp tốt không chỉ là cuộc trò chuyện bình thường mà còn là cách thể hiện hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ của bản thân một cách hợp lý với mọi người từ đồng nghiệp, cấp trên đến khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp gồm 2 hình thức chính là giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp không chỉ là lời nói mà còn cả cử chỉ, ánh mắt. Dù bạn đảm nhận bất cứ vị trí công việc nào thì cũng phải tiếp xúc với nhiều người. Vì thế, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp để dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến với người nghe.

2.5. Kỹ năng lắng nghe, học tập từ những lời phê bình

Lắng nghe cũng là kỹ năng cần có trong công việc cần rèn luyện. Kỹ năng lắng nghe giúp bạn thấu hiểu cảm xúc của người nói, chủ động hơn trong công việc. Lắng nghe tốt còn giúp bạn tiếp thu kiến thức hiệu quả và trau dồi kinh nghiệm của bản thân.

2.6. Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định đóng vai trò quan trọng, là chìa khóa dẫn đến sự sự thất bại hoặc thành công của một tổ chức. Vì thế, dù là nhân viên hay nhà lãnh đạo, bạn cũng đều cần rèn luyện khả năng này để có thể linh hoạt xử lý các vấn đề trong nhiều trường hợp và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

2.7. Khả năng lãnh đạo, phân tích vấn đề

Kỹ năng lãnh đạo tốt giúp tạo niềm tin ở cấp dưới, đồng nghiệp, mọi người sẽ cùng đồng lòng để hoàn thành tốt công việc và đạt được mục tiêu chung trong công việc. Vì thế, dù là nhà lãnh đạo hay chỉ là nhân viên bình thường, bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng lãnh đạo và phân tích vấn đề để thăng tiến nhanh hơn.

2.8. Kỹ năng xử lý, giải quyết các vấn đề

Trong công việc sẽ luôn xảy ra nhiều tình huống bất ngờ không thể lường trước được, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Vì thế, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, đọc và xử lý tình huống nhanh nhẹn để tìm ra những phương pháp giải quyết một cách hợp lý nhất.

2.9. Tổ chức, sắp xếp công việc

Biết cách phân bố công việc quan trọng, không quan trọng theo các mức độ ưu tiên và đưa ra mức thời gian thực hiện hợp lý giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Để làm được điều này, bạn cần có kỹ năng tổ chức và sắp xếp kế hoạch công việc tốt.

2.10. Thái độ tự tin, nhiệt huyết, kiểm soát được cảm xúc

Tự tin, nhiệt huyết và truyền cảm hứng là 3 yếu tố quyết định đến sự thành công của một người. Sự tự tin giúp bạn sẵn sàng đảm nhận mọi công việc và các thử thách được giao. Còn kiểm soát được cảm xúc giúp bạn xử lý các vấn đề một cách sáng suốt và đưa ra quyết định phù hợp.

2.11. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Công việc nào cũng có áp lực riêng của nó. Vì thế, bạn cần có kỹ năng làm việc dưới áp lực, dám đương đầu và phân bổ thời gian để hoàn thành các đầu việc một cách hợp lý nhất.

2.12. Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc. Từ đó, nâng cao hiệu suất và năng suất công việc hiệu quả. 

2.13. Tư duy sáng tạo trong công việc

Tư duy sáng tạo là một trong những kỹ năng công việc được các doanh nghiệp đề cao. Kỹ năng này không thể đào tạo, giảng dạy mà đòi hỏi bản thân phải tự tìm tòi và rèn luyện hằng ngày. Kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn nghĩ ra các giải pháp mới mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

2.14. Khả năng thích ứng

Thích ứng tốt với môi trường công việc là kỹ năng cần có trong thời đại hiện nay, đặc biệt là khi sự phát triển của xã hội đang diễn ra không ngừng. Kỹ năng này giúp bạn hòa nhập, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, linh hoạt và dễ dàng làm việc trong nhiều môi trường khác nhau.

2.15. Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Thị trường luôn biến động, nếu không kịp thời cập nhật thông tin, bạn sẽ bị tụt hậu. Vì thế, kỹ năng tìm kiếm thông tin là kỹ năng quan trọng cần có trong công việc giúp bạn cập nhật những kiến thức mới nhất trong chuyên môn để áp dụng vào công việc.

2.16. Khả năng quản lý tài chính cá nhân, đội nhóm

Đây là kỹ năng công việc cần có ở một người lãnh đạo trong doanh nghiệp, bao gồm: làm tăng vốn, vòng quay tiền mặt, quản lý tài sản, ngân sách tài chính, lên kế hoạch về thuế, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của chúng. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, đội nhóm còn là việc quản lý tín dụng và tác động của những quy định của chính phủ.  Vì thế, nếu đang hướng đến vị trí quản lý, bạn cần trau dồi cho mình kỹ năng này để nắm vững những vấn đề tài chính của đơn vị.

2.17. Kỹ năng sử dụng công nghệ số vào công việc

Thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp luôn tìm đến giải pháp công nghệ để tối ưu hóa bộ máy vận hành. Vì thế, bạn cần cập nhật kỹ năng này cho bản thân để nắm bắt kịp thời phong cách làm việc 4.0.

3. Các phương pháp rèn luyện các kỹ năng công việc hiệu quả

3.1. Xây dựng mục tiêu rõ ràng thường xuyên

Để trở thành nhân viên xuất sắc và công việc trôi chảy thì bạn cần lập được cho mình một bản kế hoạch  và mục tiêu cụ thể chi tiết mỗi ngày. Khi các đầu việc được lên kế hoạch, bạn sẽ xác định được khối lượng công việc và thời gian để hoàn thành chúng. Từ đó, bạn sẽ tránh được các sai sót và tốn quá nhiều thời gian vào những công việc không cần thiết.

3.2. Luôn định hướng hành động

Một ý tưởng xuất sắc cũng trở nên vô nghĩa nếu không hành động. Vì thế, bạn cần tập cho mình thói quen hành động để phát triển, duy trì tác phong nhanh nhẹn, sẵn sàng đương đầu với thử thách chứ không phải sợ hãi và chùn bước.

3.3. Rèn luyện bao quát mọi việc khi lên kế hoạch

Khi lên kế hoạch bao quát, bạn sẽ sắp xếp được thời gian hợp lý cho các công việc, ưu tiên những công việc quan trọng trước. Thực hiện điều này một cách liên tục, thường xuyên sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất.

3.4. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Thông qua mối quan hệ với đồng nghiệp, sếp và khách hàng, công việc của bạn mới được trôi chảy, có hiệu quả và thành công trong sự nghiệp. Vì thế, bạn cần xây dựng cho mình mạng lưới quan hệ lành mạnh, điều này không chỉ giúp ích cho công việc mà còn có lợi trong thăng tiến trong công việc của bạn.

3.5. Quản lý sức khỏe, tinh thần

Quản lý sức khỏe tốt thì các việc khác bạn làm cũng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người. Vì thế, bạn cần quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của bản thân bằng cách lập ra cho mình chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và rèn luyện sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì các thói quen tốt như: đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, xem phim,… sau giờ làm để đầu óc bạn được thư giãn tốt hơn.

3.6. Luôn chân thành

Sự chân thành là đức tính được mọi người đề cao và quý trọng. Vì thế, bạn cần rèn luyện cho mình thói quen nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn khách quan, thành thật với mọi thứ trong công việc, chân thành, cởi mở, thật thà với mọi người xung quanh. Có như thế bạn mới nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ đồng nghiệp và sếp.

3.7. Nghiêm khắc với bản thân

Nếu không có kỷ luật, mọi kế hoạch và mục tiêu lập ra đều trở nên vô nghĩa. Do đó, bạn cần phải biết cách quản lý, làm chủ và kiểm soát được hành động, cảm xúc của mình để tăng năng suất làm việc.

4. Một số ví dụ trong ứng dụng các kỹ năng cần có trong công việc

4.1 Kỹ năng quản lý dự án

Khi là người quản lý một dự án phần mềm, bạn cần phải đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đều hiểu rõ mục tiêu của dự án. Đồng thời lập kế hoạch và phân công công việc cho từng thành viên, theo dõi tiến độ của dự án và đưa ra các biện pháp khắc phục khi cần thiết. Kỹ năng quản lý dự án giúp bạn đưa dự án đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và đúng thời hạn.

4.2 Kỹ năng giao tiếp

Khi là một nhân viên bán hàng. bạn cần phải tạo ra một mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua việc lắng nghe, hiểu và trả lời các câu hỏi của họ một cách chuyên nghiệp. Bạn cũng cần phải biết cách thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn và giải đáp các thắc mắc của họ một cách thuyết phục.

4.3 Kỹ năng phân tích dữ liệu

Khi là một nhà khoa học dữ liệu, bạn cần phải phân tích các dữ liệu để trích xuất thông tin quan trọng và đưa ra các quyết định dựa trên các dữ liệu đó. Bạn cần phải có khả năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Python, R hoặc Matlab để xử lý dữ liệu và đưa ra các kết quả phân tích chính xác.

Trên đây là các kỹ năng công việc cần có và cách rèn luyện chúng, để dù bạn đang là nhân viên hay quản lý thì đều có thể thành công. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích đối với bạn.

Xem thêm: Kế toán tiền lương là gì? Công việc chính của kế toán tiền lương

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sĩ quan là gì

Sĩ quan là gì? Tiêu chuẩn, cấp bậc sĩ quan và mức lương hiện nay

Sĩ quan là chức vụ quan trọng trong lực lượng vũ trang và có vai trò vô cùng quan trọng. Để trở thành sĩ quan...

Ngoại thương là gì

Ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm và định hướng nghề nghiệp

Học ngành Ngoại thương là lựa chọn của nhiều bạn trẻ và sinh viên hiện nay. Ngành này mở ra nhiều cơ hội tiếp cận...

asm là gì

ASM là gì? Mô tả chi tiết công việc của ASM

ASM không chỉ đơn thuần là một vị trí quản lý, mà còn là một nhà lãnh đạo và người định hình chiến lược bán...

designer là gì

Designer là gì? Những kỹ năng cần có của một designer chuyên nghiệp

Vai trò của designer không chỉ là tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mà còn xây dựng những trải nghiệm tuyệt vời và truyền...

Giải đáp mọi thắc mắc về công tố viên là gì

công tố viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự, là một bên tham gia đặc biệt và thuộc cơ...

Bài Viết Liên Quan
Sĩ quan là gì

Sĩ quan là gì? Tiêu chuẩn, cấp bậc sĩ quan và mức lương hiện nay

Sĩ quan là chức vụ quan trọng trong lực lượng vũ trang và có vai...

Ngoại thương là gì

Ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm và định hướng nghề nghiệp

Học ngành Ngoại thương là lựa chọn của nhiều bạn trẻ và sinh viên hiện...

asm là gì

ASM là gì? Mô tả chi tiết công việc của ASM

ASM không chỉ đơn thuần là một vị trí quản lý, mà còn là một...

designer là gì

Designer là gì? Những kỹ năng cần có của một designer chuyên nghiệp

Vai trò của designer không chỉ là tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mà...

Giải đáp mọi thắc mắc về công tố viên là gì

công tố viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers