adsads
9 1200x900 2
Lượt Xem 3 K

Đồng ý rằng, trò chuyện nơi công sở cũng là một yếu tố gắn kết môi trường làm việc, vừa là cách để giải stress sau những giờ cặm cụi với hàng tá giấy tờ. Tuy nhiên, từ khi nào mà trò chuyện trở thành nơi giao lưu của những mẫu chuyện phiếm gây nên nhiều tranh cãi, vô tác dụng trong hiệu suất làm việc và làm biến chất đi nét văn hóa trò chuyện nói chung. 

Thói quen buôn chuyện nơi công sở về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và văn hóa doanh nghiệp nói chung. 

Và hơn thế, thói buôn chuyện chỉ dành những nhân viên bất mãn, nơi những người bị nhiễm tin đồn sẽ ghé qua để “cập nhật thông tin mới nhất”, do đó làm lãng phí thời gian quý báu của công ty và chẳng hề tăng hiệu suất công việc như họ vẫn lầm tưởng. 

Môi trường làm việc nào cũng có tốt có xấu, nếu chẳng may va phải hội buôn chuyện ở nơi làm việc hãy chuẩn bị một tâm thế để giải quyết thay vì tư thế thoải mái để hòa nhập cùng. 

Bài viết này sẽ mách bạn những bí quyết hay ho nhằm thoát khỏi những lời đàm tiếu ở nơi công sở nhé!

Đón đầu câu chuyện công sở trước khi nó bắt đầu 

“Hãy tinh ý nhận ra những dấu hiệu của lời đàm tiếu sắp diễn ra cho bạn và từ chối thật khéo léo”

Nếu ai đó nói với bạn rằng họ có một bí mật mà bạn không thể nhắc lại và bạn nghi ngờ đó không phải là thông tin công việc cần biết, hãy lịch sự nói với họ rằng bạn không quan tâm. Ngay lúc này tin đồn sẽ bị dập tắt ngay vì chẳng ai muốn hưởng ứng và thổi phồng câu chuyện vô nghĩa kia lên. 

Giữ im lặng và lặng lẽ kết thúc câu chuyện

Đôi khi bộc trực về cảm xúc cá nhân cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi thứ xung quanh, nên cách giải quyết đơn giản nhất trong các tình huống khó gỡ là im lặng.

Sẽ có lúc bạn không thể không nghe những mẩu tin nhìn có vẻ “ngon lành”, nhưng bạn không cần phải chia sẻ chúng với bất kỳ ai khác, cứ im lặng và cho qua nhẹ nhàng thôi. 

Đặc biệt, khi xoay quanh những chủ đề nhạy cảm không liên quan đến bạn thì đừng dại và hòa mình vào. Những chủ đề cần tránh là những thông tin tiêu cực, không liên quan tới công ty, tới bạn hay chuyện riêng tư của người khác.

Đóng góp những điều tích cực thay vì hòa mình cùng tiêu cực

Mô hình hóa hành vi tích cực, chuyên nghiệp sẽ luôn phản ánh tốt về cá nhân bạn. Mặc dù bạn có thể không ngăn chặn được sự lan truyền của những câu chuyện phiếm nhưng bạn có thể giảm thiểu tác động của nó và kết quả là có được một nơi làm việc tốt hơn.

Hoặc bạn có thể như một sứ giả hòa mình nếu chẳng may tiếp cận những nguồn tin chưa rõ ràng và tiêu cực. Và như một quy luật, hãy coi cuộc sống cá nhân của đồng nghiệp là giới hạn cho các cuộc thảo luận tại văn phòng.

Hãy giữ cho các cuộc trò chuyện của riêng bạn chuyên nghiệp. Tất cả chúng ta đôi khi cảm thấy thất vọng với đồng nghiệp. Nhưng thay vì trút giận cho người khác, hãy tiếp cận đồng nghiệp này trước nếu có thể. Nếu bạn nói chuyện với người khác về tình huống này, hãy tập trung vào vấn đề chứ không phải con người.

Nhìn chung, ngay cả những câu chuyện phiếm ở văn phòng dường như vô hại cũng có thể làm tổn thương tinh thần của nhân viên, dẫn đến giảm năng suất làm việc và làm ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa công sở.

Chính vì thế, nếu nhận thấy mình đang ở trong một công việc mà những lời đàm tiếu đang nở rộ hay vô vàn những thói buôn chuyện làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn, đừng ngần ngại áp dụng các giải pháp trên nhé. 

>> Xem thêm: Làm việc như thế nào với Sếp là người yêu cũ?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers