adsads
3c là gì
Lượt Xem 545

Mô Hình 3C Là Gì?

Mô hình 3C (Customers, Competitors, Corporation) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và chính bản thân mình. Qua việc phân tích và đánh giá những yếu tố này, doanh nghiệp có thể xác định các chiến lược phù hợp và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình 3C

Mô hình 3C

Phân Tích Mô Hình 3C Trong Marketing

Mô hình 3C trong Marketing gồm có 3 yếu tố chính: Khách hàng (Customers), Đối thủ cạnh tranh (Competitors), Doanh nghiệp (Corporation).

Customer (Khách Hàng)

Chữ C đầu tiên trong mô hình là khách hàng – yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động và chính sách của doanh nghiệp phải hướng đến lợi ích khách hàng, không chỉ riêng lợi ích cho cổ đông.

Doanh nghiệp tập trung hài lòng khách hàng sẽ thành công lâu dài và bền vững hơn so với tập trung lợi ích của cổ đông. Phân khúc thị trường và tái phân khúc thị trường giúp tiếp cận chân dung khách hàng dễ dàng, đảm bảo hài lòng cho khách hàng.

Nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng là công việc quan trọng trong kinh doanh, cần tập trung vào nhu cầu, văn hóa, thói quen, lối sống, nghề nghiệp, hành vi tiêu dùng, thu nhập,… Kết quả nghiên cứu chính xác insight khách hàng càng cao, khả năng thành công của doanh nghiệp càng tăng, dù sản phẩm có cải tiến, thêm tính năng hay tấn công thị trường mới.

Khách hàng (Customers)

Khách hàng (Customers)

Competitor (Đối Thủ Cạnh Tranh)

Kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ luôn đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường, bao gồm cả những ngành nghề khác. Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược Marketing và phát triển kinh doanh, nổi bật hơn và thu hút người tiêu dùng.

Mô hình 3C trong Marketing sẽ xác định đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và trực tiếp giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường và định hướng phù hợp.

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh cần phải nghiên cứu:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh (Competitor)

Đối thủ cạnh tranh (Competitor)

Corporation (Doanh Nghiệp)

Chữ C thứ 3 trong mô hình 3C là “Cơ hội – Thách thức”. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và đối đầu với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu rõ vị thế trên thị trường, các cơ hội và thách thức đang đối diện, cũng như điểm mạnh và yếu hiện tại.

Tập trung phát triển điểm mạnh, đem lại lợi ích và giá trị cho khách hàng, đồng thời khác biệt và cạnh tranh với đối thủ. Mục tiêu là trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng và xây dựng lòng trung thành của họ.

Doanh nghiệp(Corporation)

Doanh nghiệp(Corporation)

Tầm Quan Trọng Của 3C Trong Marketing

Sau khi hiểu rõ khái niệm 3c là gì thì việc áp dụng mô hình này trong chiến dịch marketing mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Việc hiểu rõ khách hàng, đối thủ và bản thân giúp doanh nghiệp xác định được vị trí cạnh tranh, phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tăng cường quan hệ khách hàng.

Đồng thời, việc nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp định hình chiến lược tiếp thị, tận dụng điểm mạnh và tạo ra các ưu thế cạnh tranh. Sự tự đánh giá rõ ràng cũng giúp doanh nghiệp phát triển kế hoạch hoạt động hiệu quả và tối ưu hóa tài nguyên.

Case Study Về Mô Hình 3C Trên Thực Tiễn

Phân tích Mô hình 3C của Starbucks:

Starbucks có hơn 10,000 cửa hàng tại Mỹ và 6,000 cửa hàng trên toàn thế giới, khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực cà phê và phát triển bền vững. Thành công của Starbucks dựa vào những yếu tố sau:

  • Khách hàng: Starbucks không chỉ cung cấp cà phê mà còn tạo trải nghiệm đáng nhớ. Chiến lược xoay quanh nhu cầu của khách hàng về không gian thoải mái, dễ dàng thoát khỏi áp lực văn phòng. Sự tiện lợi để làm việc trong quán cà phê thu hút đông đảo dân văn phòng.
  • Đối thủ: Starbucks tập trung vào trải nghiệm và xây dựng thương hiệu nhất quán, không chỉ đơn thuần là cà phê chất lượng cao. Điều này giúp họ khác biệt và nổi bật trong thị trường.
  • Công ty: Starbucks đạt vị thế vững chãi nhờ sức mạnh tổng hợp, bao gồm chất lượng sản phẩm đảm bảo, kinh nghiệm hoạt động đa quốc gia và chính sách nhân sự.

Như vậy, với thông tin chi tiết cùng ví dụ thực tế bạn đã hiểu 3C là gì rồi đúng không nào. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình áp dụng cho doanh nghiệp của mình để hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và chính bản thân mình, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tạo ra giá trị cao nhất cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Chat GPT là gì? Cách tải Chat GPT trên điện thoại dễ dàng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn lôi cuốn với bộ câu hỏi đa ngành cực chi tiết

Sau buổi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường mất ít nhất từ vài ngày, cho đến vài tuần để phản hồi kết quả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán được việc mình đã có cơ hội trúng tuyển hay chưa dựa trên 03 dấu hiệu sau đây. 

Bị hỏi mức lương cũ, nhà tuyển dụng đòi Payslip thì phải làm sao?

Câu hỏi về mức lương cũ luôn được đánh giá là một câu hỏi nhạy cảm nhưng lại được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra trong buổi phỏng vấn. Khi ứng tuyển vào vị trí công việc mới và được nhà tuyển dụng yêu cầu xem Payslip (Bảng lương), bạn sẽ trả lời như thế nào cho phù hợp?

Làm thế nào để biết công việc có thật sự phù hợp với bạn?

Hầu hết người đi làm đều phải trải qua khoảng thời gian tìm kiếm công việc thật sự phù hợp với mình, đặc biệt là các bạn trẻ. Tìm công việc hợp vừa hợp với mình, vừa tạo ra tài chính liệu có dễ dàng? Hãy cùng HR Insider xác định những cách để biết công việc thật sự phù hợp với bản thân ngay dưới đây nhé!

Bị Sếp phát hiện khi apply CV ở công ty khác, nên xử lý thế nào?

“Mình bị sếp phát hiện đang ứng tuyển việc làm ở công ty khác khi đang ở chỗ làm hiện tại”. Đây chắc hẳn là câu chuyện gây bối rối và lúng túng mà không ít nhân viên đã từng trải qua. Vậy khi gặp tình huống như trên, có cách nào để xử lý cho khôn khéo và đẹp lòng cả đôi bên?

Tăng tỉ lệ phỏng vấn với quy tắc "9 trên 10" khi rải CV

Rải tới hàng chục CV nhưng chỉ nhận phản hồi hàng đơn vị, hoặc thậm chí là không có. Đây chính là tình trạng khó khăn khá phổ biến của nhiều người tìm việc hiện nay. Nguyên nhân phần lớn nằm ở việc bạn chưa có được chiến lược tìm việc hiệu quả, vì thế hãy cùng HR Insider tìm hiểu về bí quyết tăng tỷ lệ phỏng vấn dựa trên quy tắc “9 trên 10” ngay nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn lôi cuốn với bộ câu hỏi đa ngành cực chi tiết

Sau buổi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường mất ít nhất từ vài ngày, cho đến vài tuần để phản hồi kết quả. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán được việc mình đã có cơ hội trúng tuyển hay chưa dựa trên 03 dấu hiệu sau đây. 

Bị hỏi mức lương cũ, nhà tuyển dụng đòi Payslip thì phải làm sao?

Câu hỏi về mức lương cũ luôn được đánh giá là một câu hỏi nhạy cảm nhưng lại được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra trong buổi phỏng vấn. Khi ứng tuyển vào vị trí công việc mới và được nhà tuyển dụng yêu cầu xem Payslip (Bảng lương), bạn sẽ trả lời như thế nào cho phù hợp?

Làm thế nào để biết công việc có thật sự phù hợp với bạn?

Hầu hết người đi làm đều phải trải qua khoảng thời gian tìm kiếm công việc thật sự phù hợp với mình, đặc biệt là các bạn trẻ. Tìm công việc hợp vừa hợp với mình, vừa tạo ra tài chính liệu có dễ dàng? Hãy cùng HR Insider xác định những cách để biết công việc thật sự phù hợp với bản thân ngay dưới đây nhé!

Bị Sếp phát hiện khi apply CV ở công ty khác, nên xử lý thế nào?

“Mình bị sếp phát hiện đang ứng tuyển việc làm ở công ty khác khi đang ở chỗ làm hiện tại”. Đây chắc hẳn là câu chuyện gây bối rối và lúng túng mà không ít nhân viên đã từng trải qua. Vậy khi gặp tình huống như trên, có cách nào để xử lý cho khôn khéo và đẹp lòng cả đôi bên?

Tăng tỉ lệ phỏng vấn với quy tắc "9 trên 10" khi rải CV

Rải tới hàng chục CV nhưng chỉ nhận phản hồi hàng đơn vị, hoặc thậm chí là không có. Đây chính là tình trạng khó khăn khá phổ biến của nhiều người tìm việc hiện nay. Nguyên nhân phần lớn nằm ở việc bạn chưa có được chiến lược tìm việc hiệu quả, vì thế hãy cùng HR Insider tìm hiểu về bí quyết tăng tỷ lệ phỏng vấn dựa trên quy tắc “9 trên 10” ngay nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers