adsads
quy trình Marketing
Lượt Xem 3 K

Quy trình Marketing là gì?

Quy trình Marketing được định nghĩa là các bước nghiên cứu, xây dựng, triển khai, kiểm soát với mục đích mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng và giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.

Việc có một quy trình Marketing cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra chiến lược và kế hoạch tiếp thị, đảm bảo rằng mọi việc được diễn ra đúng trình tự và đúng hướng.

Quy trình Marketing là gì?

5 bước quy trình marketing hiệu quả cho doanh nghiệp với mọi ngành nghề, lĩnh vực

Tại sao cần có quy trình Marketing cụ thể cho doanh nghiệp?

Việc thực hiện quy trình Marketing giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra một tiến trình tiếp thị hoàn chỉnh, các tổ chức cần phân tích, hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Bằng cách tuân thủ và phát triển các bước trong quy trình Marketing, các công ty có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động quảng cáo của mình.

Quy trình Marketing hiệu quả bằng cách xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng, cho phép doanh nghiệp thích ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Tư vấn chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Quy trình marketing với 5 bước cực chuẩn trong doanh nghiệp 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường (Research)

Nghiên cứu là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình Marketing. Đây là bước thu thập, phân tích và diễn giải thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Các thông tin cần thu thập và phân tích trong giai đoạn này có thể được liệt kê từ các câu hỏi như sau:

  • Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
  • Insight của khách hàng là gì? 
  • Thói quen mua sắm của họ như thế nào? 
  • Thị trường mục tiêu của bạn hướng đến?
  • Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả bao nhiêu?
  • Đối thủ của bạn là ai? 
  • Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?
  • Những vấn đề mà công ty cần đối mặt giải quyết? 

Quy trình nghiên cứu Marketing giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, xu hướng thị trường hiện tại và điều gì khiến công ty của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Quy trình marketing với 5 bước

Nghiên cứu thị trường

Bước 2: Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị (S.T.P)

Bước thứ hai của quy trình Marketing bao gồm: phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị.

Phân khúc thị trường ( Segmentation)

Thị trường quá rộng lớn với vô số khách hàng có những nhu cầu khác nhau, không một công ty đơn lẻ nào có thể đáp ứng nhu cầu của toàn bộ thị trường. Do đó, phân khúc là một bước quan trọng trong quy trình Marketing để chia chiếc bánh thị trường màu mỡ thành những phần nhỏ hơn mà một doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh.

Phân khúc thị trường là bước phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn mà một công ty có thể tiếp cận. Có nhiều cách khác nhau để phân khúc thị trường, trong đó có 4 cách phổ biến là:

  • Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân,…
  • Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý: Nơi sống ở thành thị hay nông thôn, vùng miền Bắc – Trung – Nam,…
  • Phân khúc theo tâm lý: Mối quan tâm , sở thích, tính cách, lối sống,…
  • Phân khúc thị trường dựa trên hành vi: Lý do mua hàng, tần suất mua hàng, vòng đời mua hàng lặp lại của khách hàng,…

Bằng cách chia thị trường thành các nhóm nhỏ hơn, các công ty có thể sử dụng tốt hơn các nguồn lực của mình để phục vụ hiệu quả nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Các phân khúc này có thể được phân loại thành các nhóm thậm chí nhỏ hơn ( ngách thị trường). Thị trường ngách là một nhóm khách hàng mục tiêu nhỏ có nhu cầu đặc biệt. Các công ty lớn thường có các phân khúc thị trường ở diện rộng, đại trà mà thường bỏ qua các thị trường ngách thường. Kết quả là những doanh nghiệp nhỏ nếu biết tận dụng cơ hội này sẽ chiếm lĩnh được phân khúc thị trường này.

Xem thêm: Gamification là gì? Lợi ích của gamification marketing

Quy trình marketing với 5 bước

Phân khúc, nhắm mục tiêu và định vị

Bước 3: Thiết lập các chiến lược Marketing (Marketing Mix)

Khi bạn đã xác định được thị trường mục tiêu của mình, việc xây dựng chiến lược Marketing Mix với các chiến thuật hiệu quả có thể giúp công ty của bạn cụ thể hóa STP và đạt được các mục tiêu tối ưu. Bước này của quy trình tiếp thị bao gồm hỗn hợp 7 thành phần (7P) hoặc đơn giản là dừng lại (4P): Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến ( Promotion), Con người (People),  Quy trình (Process), cơ sở vật chất, hạ tầng (Physical Evidence). Tất cả các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và tạo thành một khối thống nhất với mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu.

Quy trình marketing với 5 bước

Thiết lập các chiến lược marketing

Bước 4: Thực thi chương trình Marketing (Implementation)

Sau khi xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, các công ty cần bắt đầu thực thi chương trình Marketing. Điều này có nghĩa là thực hiện tất cả các giai đoạn từ: thiết kế, cải tiến sản phẩm, định giá, phân phối và thực hiện chiến dịch quảng bá xúc tiến bán hàng. Bước quan trọng này trong quy trình Marketing yêu cầu tất cả các bộ phận: R&D, sản xuất, bộ phận Marketing, bộ phận bán hàng và nhân sự phải làm việc cùng nhau.

Quy trình marketing với 5 bước

Thực thi chương trình marketing

Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động Marketing (Control)

Đây là bước tổ chức, sắp xếp các nguồn lực, triển khai và kiểm soát kế hoạch Marketing. Các công ty tiến hành thực hiện tất cả các hoạt động theo kế hoạch và chiến lược đã hoạch định: Sản xuất sản phẩm theo thiết kế, định giá, phân phối và quảng bá sản phẩm. Các nhà quản trị sẽ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình kinh doanh để phát hiện và  khắc phục sai sót lên kế hoạch thay đổi khi cần thiết.

Quản trị marketing trong một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất phương hướng và chiến lược vận hành dây chuyền công việc. Do đó các nhà quản lý cần hiểu rõ các bước trong quy trình quản lý để có thể kiểm soát tối ưu các hoạt động marketing của mình.

Quy trình marketing với 5 bước

 Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing

Ví dụ quy trình Marketing của Philip Kotler

Quy trình Marketing của Philip Kotler bao gồm 7 bước sau: 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bước 2: Phân khúc khách hàng dựa vào nhân khẩu học

Bước 3: Phân khúc thị trường mục tiêu: khi nào? ở đâu? kênh phân phối?

Bước 4: Định vị thương hiệu, phương thức cạnh tranh khác biệt.

Bước 5: Marketing Mix bao gồm 4P hay 7P trong marketing 

Bước 6:  Implementation:  Tạo sản phẩm, lập kế hoạch bán hàng, thực thi Marketing, quảng cáo và truyền thông.

Bước 7: Đo lường và quản soát KPI ​​và chi phí marketing

Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được quy trình Marketing là gì và hiểu được cách xây dựng quy trình Marketing hiệu quả có vai trò đáng kể đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có những thông tin bổ ích về Marketing nhé.

Xem thêm: 5W1H là gì? Ứng dụng của 5W1H trong marketing

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các công việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn. Vậy chính xác Business administration là gì? Hay Business administration là ngành gì?

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về ăn uống, lưu trú và đi lại ngày càng gia tăng, bao gồm cả nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư để thiết kế các công trình với kiến trúc độc đáo, tiện nghi, hài hòa và sang trọng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nghề kiến trúc sư và mức thu nhập mà nghề này mang đến. Hãy đến với bài viết dưới đây của HR Insider để có thêm thông tin chi tiết.

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty thì sẽ không xa lạ về thuật ngữ CRM - Customer Relationship Management. Tuy nhiên, đối với các bạn ngoài ngành thì khái niệm về hệ thống này còn xa lạ và mới mẻ. Vậy hệ thống CRM là gì? Tầm quan trọng của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp như thế nào. Cùng theo chân HR Insider tìm hiểu rõ hơn về hệ thống này nhé!

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác và phối hợp của toàn bộ ekip, trong đó có bộ phận điều hành tour. Họ là những người lên kế hoạch và chuẩn bị công việc để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và đúng lịch trình. Vậy nhân viên điều hành tour là gì? Họ đảm nhận công việc gì? Cùng HR Insider khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp dẫn và tốt. Vậy Kỹ sư nông nghiệp là gì? Mức lương của một kỹ sư nông nghiệp tầm bao nhiêu? Kỹ sư nông nghiệp học ngành gì?

Bài Viết Liên Quan
Business administration la gi

Business administration là gì? Phân biệt Business management và Business administration

Business Administration là thuật ngữ quen thuộc với những người đang theo học các khối ngành về kinh doanh hoặc những người đang làm các công việc liên quan đến nhà hàng, khách sạn. Vậy chính xác Business administration là gì? Hay Business administration là ngành gì?

Kiến trúc sư là gì

Kiến trúc sư là gì? Bạn đã biết gì về vị trí này?

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu về ăn uống, lưu trú và đi lại ngày càng gia tăng, bao gồm cả nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư để thiết kế các công trình với kiến trúc độc đáo, tiện nghi, hài hòa và sang trọng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nghề kiến trúc sư và mức thu nhập mà nghề này mang đến. Hãy đến với bài viết dưới đây của HR Insider để có thêm thông tin chi tiết.

CRM là gì

CRM là gì? Lợi ích, chức năng và quy trình hoạt động

Nếu như là một nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty thì sẽ không xa lạ về thuật ngữ CRM - Customer Relationship Management. Tuy nhiên, đối với các bạn ngoài ngành thì khái niệm về hệ thống này còn xa lạ và mới mẻ. Vậy hệ thống CRM là gì? Tầm quan trọng của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp như thế nào. Cùng theo chân HR Insider tìm hiểu rõ hơn về hệ thống này nhé!

nhan vien dieu hanh tour thumb

Nhân viên điều hành tour là gì? Công việc và 4 kỹ năng cần thiết

Để một tour du lịch hoàn thành tốt đẹp là cần cả sự cộng tác và phối hợp của toàn bộ ekip, trong đó có bộ phận điều hành tour. Họ là những người lên kế hoạch và chuẩn bị công việc để chuyến đi diễn ra suôn sẻ và đúng lịch trình. Vậy nhân viên điều hành tour là gì? Họ đảm nhận công việc gì? Cùng HR Insider khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

ky su nong nghiep 1

Kỹ sư nông nghiệp là gì? Công việc cụ thể và mức thu nhập

Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp dẫn và tốt. Vậy Kỹ sư nông nghiệp là gì? Mức lương của một kỹ sư nông nghiệp tầm bao nhiêu? Kỹ sư nông nghiệp học ngành gì?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers