Chiến lược Marketing là gì?
Chiến lược marketing là một kế hoạch tổ chức và tích hợp các hoạt động quảng cáo, quảng bá và tiếp thị để đạt được mục tiêu kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược marketing là tối ưu hóa giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của khách hàng và tạo ra một lợi thế cạnh tranh.
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp
Chiến lược marketing đóng một vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong môi trường kinh doanh hiện đại. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp:
- Xây Dựng Thương Hiệu: Giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý thương hiệu của mình. Thương hiệu mạnh mẽ không chỉ tạo ra sự nhận biết mà còn tạo ra lòng trung thành từ phía khách hàng.
- Tạo Lập Nhận Thức Thị Trường: Giúp doanh nghiệp tạo ra sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong tâm trí khách hàng. Sự nhận thức thị trường là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Tăng Doanh Số Bán Hàng: Bằng cách quảng cáo và tiếp thị hiệu quả, chiến lược marketing có thể tăng cường doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Nó giúp thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Nghiên Cứu và Phát Triển Sản Phẩm: Cung cấp thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới theo hướng đúng.
- Phân Loại Đối Tượng Khách Hàng: Giúp xác định và phân loại đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí tiếp thị và tăng cường hiệu suất quảng cáo.
- Tích Hợp Kênh Tiếp Thị: Giúp doanh nghiệp tích hợp các kênh tiếp thị khác nhau như quảng cáo truyền thống, truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung, và tiếp thị trực tuyến để đạt được hiệu suất tối ưu.
- Tạo Năng Lực Cạnh Tranh: Giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về cạnh tranh và thị trường, từ đó phát triển những chiến lược cạnh tranh để giữ vững và phát triển trong môi trường kinh doanh.
- Đo Lường và Đánh Giá Hiệu Suất: Chiến lược marketing đặt ra các chỉ số và mục tiêu cụ thể, giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị để điều chỉnh chiến lược theo thời gian.
Tóm lại, chiến lược marketing không chỉ là một công cụ tiếp thị, mà còn là một phần quan trọng trong quá trình quản lý toàn diện của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự thành công và bền vững của nó trên thị trường.
Xem thêm: 6 Bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu dành cho doanh nghiệp
Các loại chiến lược Marketing phổ biến
Hiện nay, các chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến là:
Chiến lược Marketing đại trà
Chiến lược Marketing đại trà, hay còn gọi là Marketing đại chúng (Undifferentiated Marketing), là một chiến lược có tầm quan trọng lớn đối với doanh nghiệp. Hướng đến một phạm vi thị trường rộng lớn, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra một thông điệp chung cho toàn bộ đối tượng khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng, giảm chi phí và tăng cường nhận thức thương hiệu mà không mất quá nhiều công sức.
Chẳng hạn, trong trường hợp của các sản phẩm nước giải khát, chiến lược Marketing đại trà là lựa chọn phù hợp, vì chúng không đòi hỏi sự phân biệt chi tiết về đối tượng sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và mở rộng sự hiện diện trên thị trường.
Chiến lược Marketing phân biệt
Marketing phân biệt yêu cầu doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch quảng cáo thu hút nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Chiến lược này giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và tiếp cận nhiều đối tượng hơn, đồng thời đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, góp phần vào việc tăng doanh thu.
Chiến lược Marketing tập trung
Mặt khác, chiến lược Marketing tập trung là sự tập trung mọi nguồn lực vào việc quảng bá sản phẩm cho một phân khúc đối tượng cụ thể. Mặc dù có lợi ích trong việc xây dựng vị thế vững chắc trong thị trường, nhưng cũng mang theo những rủi ro lớn khi mảng thị trường giảm sút.
Nhìn chung, tùy thuộc vào đặc điểm và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mà chiến lược Marketing đại trà, phân biệt, hay tập trung sẽ được chọn lựa để đảm bảo sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh.
Các bước hoạch định chiến lược marketing
Xác định mục tiêu
Có lẽ việc đầu tiên để có thể xây dựng chiến lược marketing thành công chính là cần phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của công việc cần phải đạt được trước khi bắt tay vào làm một việc gì. Mục tiêu marketing được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta phát thảo định hướng và hoạch định hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nắm rõ mục tiêu giúp người hoạch định biết được họ sẽ đánh vào thị trường mục tiêu nào, cần đạt bao nhiêu doanh số và thị phần, từ đó có thể tính toán mình cần bao nhiêu nguồn lực và ngân sách.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được những yếu tố vĩ mô,vi mô có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biết được cơ cấu vận hành của thị trường và các bên tham gia vào chuỗi giá trị, đâu là nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đâu là những đối thủ cạnh tranh và điều gì giúp họ tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Ngoài người mua, người bán sản phẩm của ta, ta cũng cần biết đâu là những đối tượng tác động. Từ những thông tin trên ta cần phân tích để biết được đâu là những thuận lợi và cơ hội, đâu là những khó khăn, thách thức. Đâu là những ưu điểm và đâu là những điểm yếu của chúng ta so với các đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng chiến lược
Từ những kết quả phân tích tình hình thị trường, những am hiểu về nhu cầu của khách hàng và điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cũng như là những xu thế của thị trường trong tương lai, đã đến lúc chúng ta hoạch định chiến lược marketing cho từng thị thị trường và lấy chiến lược marketing làm định hướng, ta xây dựng đề xuất giá trị cho khách hàng.
Ta cần hoạch định chiến lược lộ trình phân phối ra thị trường của sản phẩm. Việc chọn đối tác để tổ chức kênh marketing đóng một vai trò quan trọng, mang yếu tố quyết định thành bại đối với một chiến lược marketing nên cần phải được tính toán và cân nhắc một cách thận trọng.
Chiến lược giá nào sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm?
Phối hợp truyền thông communication mix nào sẽ giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu trên với một mức ngân sách hợp lý nhất?
Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Tuyển nhân viên kho | Tuyển phụ bếp không cần kinh nghiệm | Tuyển trợ giảng tiếng Anh |
Việc làm Cam Ranh | Việc làm Đắk Lắk | Việc làm Gia Lai 24h |
Phát triển chiến lược đã triển khai
Sau khi các nội hàm về chiến lược và kế hoạch đã được tính toán và hoạch định chu đáo xong, chúng ta cần một kế hoạch triển khai thực hiện để triển khai từng chi tiết ra ngoài thị trường.
Hãy chuẩn bị một kế hoạch toàn vẹn nhất bạn có thể về cả con người lẫn nguồn lực kinh tế và củng cố lựa chọn ấy thật tốt . Bên cạnh đó, xem xét và củng cố lại các chính sách chiến lược ( phân phối, giá, truyền thông,…) một các chi tiết, triệt để nhất.
Chúng ta biết rằng cho dù chiến lược có hay đến mấy đi chăng nữa mà kế hoạch thực hiện lại quá kém thì coi như công sức cũng bỏ đi. Vậy những kỹ năng và công cụ gì mà chúng ta cần phải nắm bắt để đảm bảo triển khai thành công?
Quá trình hình thành và phát triển các chiến lược marketing là một tiến trình tuần hoàn và lặp lại việc thiết lập mục tiêu và đưa ra đánh giá chiến lược. Mục đích của việc này là tăng doanh số, nâng cao nhận thức thương hiệu và định vị thương hiệu.
Phân phối nguồn lực
Để quy trình hoạch định chiến lược marketing đạt hiệu quả cao cần phân bố đúng nguồn lực để hỗ trợ. Do đó, người lên kế hoạch cần cung cấp một cách chi tiết nhất các thông tin về nguồn lực như: nhân sự, ngân sách, các công cụ hỗ trợ và các dự đoán về doanh thu, thị trường, vốn đầu tư và lợi nhuận lên cấp lãnh đạo của doanh nghiệp để được phê duyệt. Sau đó, sẽ tiến hành các hoạt động và phân phối nguồn lực theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chiến lược marketing là một kế hoạch tổng thể nhằm định hướng các hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị. Đầu tiên, việc quản lý cash flow hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực cho các hoạt động tiếp thị. Sử dụng infographic là gì giúp truyền tải thông điệp nhanh chóng và dễ hiểu. Hiểu biết về MFG là gì và OEM là gì sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt quy trình sản xuất và hợp tác với các nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, tối ưu hóa các chỉ số như PA là gì và page là gì giúp cải thiện sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua RM là gì là một phần quan trọng trong chiến lược. Để chiến lược thành công, doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố thanh khoản là gì và duy trì sức khỏe tinh thần của đội ngũ với các phương pháp therapy là gì.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến lược
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược marketing, các nhà quản lý cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp không ?
Nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo thời gian, và đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Trong quá trình triển khai chúng ta cần ngồi lại để đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh chiến lược và kế hoạch của mình cho tốt hơn.
Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn một phần nào đó trong việc xây dựng chiến lược marketing thật hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Trung Nguyên tuyển dụng, DH Foods tuyển dụng, Traphaco tuyển dụng, Vinasoy tuyển dụng, tuyển dụng Yody, tuyển dụng KFC và tuyển dụng Lotteria.
Xem thêm: Digital Marketing là gì? Công việc, kỹ năng và mức lương của ngành
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.