adsads
Untitled design 13
Lượt Xem 4 K

Trước hết, cần khẳng định rằng đây là một dấu hiệu vui chứng tỏ bạn là một người cầu tiến và mang trong mình tinh thần làm việc tích cực. Nhưng làm sao để đạt được nó lại là một câu chuyện khác. Rất có thể, những chia sẻ dưới đây sẽ có ích cho bạn.

 

Xem lại tính chất và môi trường làm việc

Làm thế nào để cấp trên đánh giá đúng và trao cơ hội?

Trước hết cần xem xét và đánh giá từ chính phương diện bản thân trước. Công việc bạn đang làm có nhiều dự án quan trọng hay không? Các nhân sự khác có rơi vào tình trạng như bạn, cũng không được giao nhiều việc để thể hiện thế mạnh chuyên môn hay không? Nếu bạn nhận ra rằng nhân viên ở nơi bạn làm việc thường không được tham gia quá nhiều vào các dự án chính hoặc cấp trên thường không giao việc dù bạn đã nhiều lần chủ động đề xuất, vậy thì đó rõ rang chưa phải là nơi phù hợp để phát triển lâu dài.

Ngược lại, nếu thực sự bạn không được trao nhiều cơ hội trong khi các đồng nghiệp lại liên tục có “đất dụng võ” thì sao? Hãy nghiêm túc làm một cuộc review với bản thân xem mình đã thể hiện tốt trong thời gian qua hay chưa? Việc bạn thể hiện các mối quan hệ và kỹ năng mềm đã thực sự khéo léo? Hay đơn giản bạn có phải là người chủ động, đúng deadline trong công việc hay không?

 

Tự trau dồi thêm để được “nhận diện”

Đôi khi các cơ hội lướt qua là do cấp trên nhận thấy bạn không quá nổi bật dẫn đến cảm giác chưa tin tưởng. Như vậy, vấn đề là ở chỗ cần trau dồi thêm.

Trau dồi nghiệp vụ, điều đó là tất nhiên. Ngoài ra còn phải cố gắng học và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm. Hiệu suất KPI hoặc việc tích cực tham gia vào các hoạt động ở nơi làm việc cũng giúp bạn dễ dàng được “nhận diện” hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ được đánh giá tích cực hơn.

Khi chính bạn thực sự đã tự tin vào bản thân thì cuộc trao đổi thẳng thắn với cấp trên dưới đây sẽ rất có lợi về phía bạn.

 

Chủ động đề xuất

Ở nhiều công ty, việc luôn có, nhưng có nhân viên chủ động nắm bắt, có nhân viên chỉ trông chờ giao việc. Hãy xem bạn đang ở trường hợp nào?

Chủ động có một cuộc trò chuyện cùng các cấp trên, bắt đầu từ người quản lý trực tiếp của bạn để được bày tỏ nguyện vọng. Tin rằng đối với bất cứ nhân viên nào có tinh thần cống hiến, mong muốn được thể hiện sẽ đều được trao cơ hội. Chỉ là cách bạn thể hiện như thế nào mà thôi. Đừng trao đổi với sếp theo kiểu Tôi muốn làm việc A hay Tôi có khả năng để làm việc B. Đổi lại, hãy trình bày trong thời gian qua bạn đã làm được những gì? Hiệu quả ra sao và trong thời gian tới, bạn muốn có cơ hội để được thử thách nhiều hơn.

Có thể rằng bạn đã thử tất cả các cách ở trên nhưng kết quả vẫn không nhận được sự đánh giá như mong đợi. Đã làm việc khá lâu nhưng bạn không có nhiều điều kiện phát triển hơn năng lực cá nhân. Đã chủ động đề xuất nhưng có vẻ như khong mấy khả quan. Và chính bạn nhận ra rằng nếu gắn bó lâu hơn, cơ hội thăng tiến không có, thậm chí để bản thân cũng không tốt hơn. Khi đó, bạn có quyền lựa chọn chấm dứt công việc đó để tìm kiếm những cơ hội mới. Tuy nhiên, đừng quá vội vàng.

Tìm được một nơi làm việc như ý chưa bao giờ là dễ dàng. Tìm được một nơi mà ở đó có thể thỏa sức vẫy vàng và sáng tạo, cống hiến và phát triển lại càng khó khăn hơn. Để được đánh giá đúng năng lực và trao cơ hội, trước hết vẫn là tự nhìn nhận bản thân và làm tốt ở hiện tại. Chắc chắn rằng những ai biết cố gắng và chủ động sẽ nhận được nhiều bài học đáng giá.

— HR Insider — 
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy việc của người trẻ thời nay vẫn chưa đến hồi...

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý cả, nhất là khi đó là cấp dưới của mình....

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với nhiều hoài bão và kỳ vọng. Thế nhưng khi đã...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố định và cả quy tắc “ngầm” mà bất kỳ nhân...

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất...

Bài Viết Liên Quan

Đợi lâu quá không được lên lương, nhân sự chọn cách nhảy việc để có mức lương tốt hơn

“Dứt áo ra đi” vì đợi lâu quá không được lên lương, xu hướng nhảy...

Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

Khen thì dễ nhưng chê thì khó! Chẳng ai muốn bị chê trách góp ý...

Sau khi đã đủ trải nghiệm, điều gì khiến ta muốn gắn bó với một công ty?

Khi còn trẻ, mỗi người đều bước vào hành trình sự nghiệp của mình với...

Muốn đi làm ổn định, 10 chữ “Đừng” bạn tuyệt đối ghi nhớ tại chốn công sở

Môi trường làm việc là một hệ thống phức tạp với nhiều quy tắc cố...

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers