adsads
1200x900 4
Lượt Xem 733

Bạn sẽ nhận được gì khi làm việc cùng sếp dễ tính

Quyền tự quản trong công việc

Một người sếp dễ tính sẽ không thường xuyên nhắc nhở bạn báo cáo hay dò la tiến độ công việc mỗi ngày. Phần lớn họ sẽ để bạn tự quyết thời gian báo cáo, tự xử lý khối lượng công việc đã giao. Lúc này, bạn không lo bị nhắc nhở vì chậm tiến độ hay thiếu KPI mỗi tuần mà chỉ cần tập trung làm việc theo khả năng. Họ sẽ không can thiệp vào việc bạn làm một ngày bao nhiêu tiếng mà chỉ quan tâm đến kết quả bạn đem về. 

Môi trường làm việc thoải mái và ít áp lực

Làm việc với sếp dễ tính là điều tuyệt vời. Bạn sẽ trải qua những ngày làm việc vui vẻ và không phải xử lý nhiệm vụ khó nhằn hay áp lực quá lớn. Những ngày cuối tháng căng thẳng mùi “thuốc súng” vì thiếu số sẽ không diễn ra nếu sếp bạn là người dễ tính. Tan làm về nhà với tâm trạng vui vẻ và không bị ám ảnh bởi người sếp khó tính. Lúc này bạn có thể dễ dàng cân bằng cuộc sống và công việc dành được nhiều thời gian cho bản thân hơn.

Luôn có sự hỗ trợ khi gặp việc khó

Một người sếp khó tính sẽ luôn để bạn tự bơi trong đống nhiệm vụ khó nhằn và phức tạp. Bạn sẽ tự tìm cách giải quyết và báo cáo kết quả cho anh ấy trong thời gian cho phép. Tuy nhiên khi làm việc với một sếp dễ tính, chỉ cần bạn lên tiếng nhờ hướng dẫn khả năng cao sẽ được đồng ý. Hay bạn cũng có thể xin gia hạn thời gian để xử lý các vấn đề.

Không phải phức tạp hóa vấn đề

Nếu bạn vô tình gây nên tội lỗi hay trễ deadline trong quá trình làm việc, một người sếp dễ tính sẽ không quá khắt khe với hình phạt. Thay vào đó họ sẽ để bạn đề xuất cách giải quyết hay ân xá cho bạn nếu là lần đầu. Các báo cáo bạn phụ trách sẽ không cần sửa đi sửa lại nhiều lần chỉ vì lý do temple không đẹp, bố cục chưa hoàn chỉnh.

Làm việc với sếp dễ tính bạn đánh mất điều gì

  • Khả năng làm việc dưới áp lực

Điều đầu tiên có thể bạn sẽ đánh mất khi làm việc với sếp dễ tính là khả năng làm việc dưới áp lực cao. Bởi nếu một người sếp khó tính sẽ giao cho bạn nhiều nhiệm vụ khó và phức tạp. Bạn phải luôn nỗ lực mỗi ngày và trưởng thành hơn. Sau một thời gian đối mặt với nhiều thử thách, làm việc dưới sự giám sát nghiêm ngặt sẽ giúp bạn nâng cao khả năng chịu áp lực công việc.

  • Kỹ năng giao tiếp chuẩn mực

Chúng ta thường cẩn trọng mỗi lời nói và hành động trước những người sếp khó tính. Nhưng nếu làm việc với sếp dễ tính bạn sẽ khó rèn luyện tinh thần kỷ luật và cẩn ngôn trong từng lời nói vì họ sẽ không bận tâm quá nhiều. Nhưng khi chuyển qua môi trường làm việc mới, kỹ năng giao tiếp sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn được đánh giá cao.

  • Tinh thần nhiệt huyết trong công việc

Nếu làm trong môi trường mà sếp khá dễ tính, ban đầu bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng. Tuy nhiên, sau một thời gian nhiệt huyết làm việc của bạn sẽ dần bị mất đi, do mọi người đều làm việc bình bình, không vội vã và  không có sự đốc thúc. Tiến độ công việc cũng từ đó mà trở nên ì ạch và chậm chạp. Nếu chẳng may bạn phải chuyển sang làm ở môi trường hết sức cạnh tranh và năng động bạn sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi.

  • Cơ hội phát triển kỹ năng

Cuối cùng, bạn sẽ mất đi cơ hội phát triển năng lực nếu mọi việc trước đây đều được sếp đến cầm tay chỉ việc. Một người sếp dễ tính thường ít khi buông lời khó chịu và đốc thúc bạn phải tìm cách học hỏi và giải quyết vấn đề. Do đó, bạn chỉ hoàn toàn tập trung vào làm xong việc chứ không buộc mình phải tự nâng cao kỹ năng liên quan. Một người thầy dễ tính lại không tạo đủ nhiệt để làm bạn chủ động nâng cao kỹ năng của mình

Nhiều người sẽ cảm thấy hân hoan khi làm việc cùng sếp dễ tính. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ một chút, bạn khó có thể thật sự trở nên tốt lên với điều đó. Người ta vẫn hay nói “áp lực tạo kim cương”, nên làm việc với một người sếp khó tính, đôi khi ta lại thấy bản thân học hỏi và phát triển hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn có nhiều góc nhìn hơn và học hỏi nhiều hơn trong hành trình đi làm của mình. 

Xem thêm: 4 điều sếp nên thường xuyên trao đổi với nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất là không lắng nghe cho đến cấp độ cao nhất...

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ hiện nay, đã không còn đặt mục tiêu lương thưởng...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu hết dân công sở. Theo đó, thời gian phản hồi...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối thượng” giúp bạn chiếm trọn cảm tình của đồng nghiệp...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng của bản thân. Nếu bạn...

Bài Viết Liên Quan

Đoán ý Sếp thế nào qua những cấp độ của sự lắng nghe để làm việc hoà hợp?

Việc lắng nghe của cấp lãnh đạo gồm 04 cấp độ, từ mức thấp nhất...

Emotional Salary: Khi lương cao không còn hấp dẫn bằng sự cân bằng trong công việc

Xã hội phát triển dẫn đến nhiều người đi làm, nhất là thế hệ trẻ...

3 cấp độ phản hồi email được đánh giá cao trong công việc

Email được ví là phương thức giao tiếp quan trọng và bắt buộc với hầu...

Bí quyết được yêu được quý nhờ biết cách chọn chủ đề giao tiếp với Sếp và đồng nghiệp

Muốn “được lòng” mọi người ở chốn công sở, giao tiếp là “vũ khí tối...

Muốn lương nặng, 3 bí quyết giúp bạn quản lý tốt nguồn năng lượng tích cực

Lương cao không chỉ nhờ năng lực, tố chất, kinh nghiệm… mà còn phụ thuộc...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers