adsads
1200x900 15
Lượt Xem 585

Nhìn bạn bè đồng trang lứa ra trường đi làm được săn đón, có công việc ổn định với thu nhập cao, mua xe mua nhà sung túc… tôi cảm thấy áp lực ghê gớm! Nhìn lại bản thân mình, rải CV không biết bao nhiêu công ty mới tìm được một công việc bèo bèo, vậy mà cũng bị sa thải trước thềm suy thoái. Tôi cảm thấy rất áp lực, mặc cảm tự ti và xấu hổ vô cùng khi thua kém bạn bè đồng trang lứa.

Tưởng đâu đi làm rồi thì tôi không còn áp lực phải nghe so sánh với “con nhà người ta” như hồi đi học nữa. Nào ngờ lúc đi học thì bị so sánh về điểm số, về con ngoan trò giỏi. Đến khi đi làm lại tiếp tục bị so sánh về lương bổng, xe cộ, nhà cửa, tiền tiết kiệm, báo hiếu cha mẹ…

Mỗi lần về quê là cô dì chú bác hàng xóm lại hỏi: “Nay cháu làm công việc gì? Thế lương bao nhiêu?…” Sau đó là điệp khúc khoe đi khoe lại: “Thằng con nhà cô nó bằng tuổi cháu mà đã lên làm trưởng phòng rồi, lương tháng mấy chục triệu lận, mua được nhà trên thành phố rồi đó cháu…” Tôi nghe mà chỉ biết cười trừ vì bản thân thì bị sa thải trước thềm suy thoái, tìm việc lâu nay mà tìm hoài chưa được. Riết áp lực chẳng dám về quê!

Lướt mạng xã hội chục phút tôi đã thấy nhiều bạn bè đăng đi ăn nhà hàng, đi du lịch nghỉ dưỡng, mua xe mua nhà ổn định. Bạn học cùng lớp Đại học đứa thì khoe được nhận vào làm ở công ty lớn, đứa thì khoe được tăng lương thăng chức. Chưa kể là những câu chuyện truyền cảm hứng về khởi nghiệp thành công từ 2 bàn tay trắng đang rầm rộ trên internet…

Nhìn bạn bè đồng trang lứa thành đạt như vậy, tôi càng cảm thấy mình là kẻ thất bại, kém cỏi bất tài và vô dụng làm sao. Lúc nào tôi cũng ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi vì phải cố gắng làm sao để không bị so sánh với “con nhà người ta”. Tôi trốn tránh về quê, trốn tránh gặp gỡ bạn bè vì sợ bị mang ra so sánh chê cười. Tôi thấy bản thân ngày càng lờ đờ uể oải, mất ngủ vì stress nặng. Đúng, tôi là một kẻ thất bại! Lúc nào cũng tự đem bản thân ra so sánh với người khác rồi tự cảm thấy mình thua kém làm sao.

Cho đến một ngày tôi có dịp tâm sự với ông anh cùng trường Đại học. Anh đã giúp tôi dần vượt qua được áp lực đồng trang lứa mà tôi đang chịu đựng. Anh bảo, vì tôi quá quan tâm tới suy nghĩ và ánh nhìn của mọi người xung quanh, mà quên mất cảm xúc và ước mơ của chính bản thân mình. Mỗi người đều có năng lực và điểm mạnh khác nhau, vậy nên đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai. Thay vào đó, anh khuyên tôi hãy tập trung vào nâng cao năng lực để sớm có được cuộc sống hạnh phúc mà tôi mơ ước.

Anh phân tích, áp lực đồng trang lứa mang đến tích cực lẫn tiêu cực. Tôi phải biến áp lực thành động lực để thúc đẩy bản thân nỗ lực phấn đấu phát triển toàn diện hơn. Đừng để áp lực là tác động tiêu cực khiến mình tự ti, trầm cảm, cản bước hành trình phát triển bản thân.

Từ đó, tôi dần tập cách vượt qua áp lực đồng trang lứa đang đè nặng mình mỗi ngày này. Trước tiên là thay đổi suy nghĩ của bản thân. Tôi nhận ra mỗi người là một cá thể đặc biệt và duy nhất, sở hữu mỗi năng lực và điểm mạnh riêng. Vậy nên không thể so sánh người này với người kia. Tôi quan tâm đến cảm xúc và giá trị bản thân hơn, thay vì để ý đến ánh nhìn của mọi người xung quanh.

Tôi tập cách suy nghĩ tích cực hơn. Cô bạn vừa ra trường đã có sự nghiệp vững chắc, sớm mua được xe hơi nhà lầu kia có thể đã phải đánh đổi sức khỏe, thời gian và nhiều đêm thức trắng mới đạt được thành công như hôm nay. Tôi không ghen tỵ, không tự ti bản thân thua kém nữa. Mà lấy đó làm tấm gương động lực để nỗ lực phấn đấu cho tương lai tốt đẹp hơn.

Khi đã có suy nghĩ tích cực hơn, tôi cảm thấy mình trở nên thoải mái và vui vẻ hơn nhiều. Tôi không còn quá đặt nặng áp lực bạn bè đồng trang lứa nữa. Tôi không còn cảm thấy quá tự ti mặc cảm, thấy bản thân thua kém thất bại nữa. Tôi ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn và tinh thần cảm thấy phấn chấn hơn rất nhiều.

Tiếp theo, tôi tự thấu hiểu bản thân để biết mình thích gì và giỏi gì. Thằng bạn tôi thích kinh doanh và giờ đang là trưởng phòng kinh doanh ở một doanh nghiệp nước ngoài lớn. Nhưng tôi có thích kinh doanh đâu? Nếu trở thành giám đốc kinh doanh rồi, liệu tôi có thực sự hạnh phúc? Hay như nhỏ bạn tôi giỏi tính toán nên giờ đã là kế toán trưởng của một tập đoàn đa quốc gia. Còn tôi không giỏi tính toán thì làm sao làm kế toán được phải không nào?

Vậy nên muốn thành công, tôi cần tìm được công việc phù hợp nhất với bản thân. Tôi bình tâm suy ngẫm xem mình thật sự thích gì, điểm mạnh là gì? Tôi nhớ ra bản thân rất thích thiết kế đồ họa và lúc đi học từng được cô giáo khen vẽ đẹp. Thế là tôi quyết tâm đi theo con đường phát triển sự nghiệp thiết kế đồ họa cho bản thân mình.

Tôi bắt đầu vạch ra mục tiêu và hành trình phát triển sự nghiệp cụ thể. Thay vì mãi nhìn và chạy theo cuộc sống lý tưởng của người khác, tôi vạch ra con đường và đích đến của riêng mình. Và khi đã bận rộn phát triển mục tiêu sự nghiệp của bản thân, tôi cũng không còn để tâm đến thành công của mọi người xung quanh. Không còn so sánh, không còn tự ti thua kém, không còn áp lực bạn bè đồng trang lứa nữa.

Tôi hy vọng những ai đang bị áp lực đồng trang lứa “hành hạ” như tôi đã từng, hãy cố gắng vượt qua nhé. Bắt đầu với việc thay đổi suy nghĩ bản thân tích cực hơn, sau đó chọn công việc phù hợp nhất với mình, và cuối cùng là không ngừng nỗ lực phấn đấu để phát triển sự nghiệp bản thân. Tôi mong những chia sẻ của tôi sẽ hữu ích với các bạn, giúp các bạn sớm vượt qua tâm lý áp lực “âm thầm mà đáng sợ” này. Chúc các bạn sớm thành công nhé!

Xem thêm: Trước toà án công sở, Gen Z giải oan phong trào đòi quyền lợi khi đi làm

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song...

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường thì làm sao đủ kinh nghiệm mà đòi apply?

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi...

Top 3 mưu hèn kế bẩn chốn công sở và cách phòng ngừa dành cho người mới đi làm

“Mưu hèn kế bẩn” có thể “dìm” bạn xuống hoặc “bức” bạn phải nghỉ việc ở chốn công sở đầy thị phi, nhất là người...

nỗi sợ thất nghiệp

05 bước giúp người trẻ chinh phục nỗi sợ thất nghiệp

Với tình thế khó khăn hiện nay, nhiều người trẻ phải đối mặt với nỗi sợ thất nghiệp. Thậm chí có nhiều người vì phải...

Bài Viết Liên Quan

Begin Again: Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết...

Có phải cần đủ kinh nghiệm mới được apply công việc mình yêu thích?

Bạn thích làm công việc này, ước làm công việc kia… nhưng mới ra trường...

Đi làm sau 6 tháng công ty mới đóng BHXH có đúng không?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội quan trọng, đặc biệt...

Top 3 mưu hèn kế bẩn chốn công sở và cách phòng ngừa dành cho người mới đi làm

“Mưu hèn kế bẩn” có thể “dìm” bạn xuống hoặc “bức” bạn phải nghỉ việc...

nỗi sợ thất nghiệp

05 bước giúp người trẻ chinh phục nỗi sợ thất nghiệp

Với tình thế khó khăn hiện nay, nhiều người trẻ phải đối mặt với nỗi...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers