adsads
cách đối phó với sếp
Lượt Xem 2 K

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tại Mỹ có  56% nhân viên không hài lòng về sếp của họ. Còn trong một nghiên cứu khác của hiệp hội tâm lý học Mỹ, 75% người dân Mỹ nói rằng việc gặp sếp của họ là thời khắc căng thẳng nhất trong 8 tiếng đi làm mỗi ngày. Vậy làm sao để bạn giải quyết các vấn đề tế nhị này với sếp? Cách đối phó với sếp không chuyên nghiệp sẽ như thế nào? Thông tin dưới đây của HR Insider sẽ chỉ rõ cho bạn.

1. Đặc điểm nhận biết một người sếp

Dưới đây là dấu hiệu để bạn nhận biết mình đang làm việc với một vị sếp:

Thái độ trịch thượng, thiếu tôn trọng nhân viên

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của người sếp  đó là thiếu tôn trọng nhân viên. Họ có hành vi ứng xử thô lỗ, không chuẩn mực, gây ảnh hưởng  lòng tự trọng của nhân viên.

Bạn sẽ thấy sếp liên tục ngắt lời và không hề tập trung hay lắng nghe những gì nhân viên đang nói. Người sếp đó có thái độ phân biệt cấp trên và cấp dưới rõ rệt, luôn tự cao và chỉ muốn người khác phải phục tùng, làm theo ý mình.

Bảo thủ, không tiếp nhận ý kiến của nhân viên 

Sếp  sẽ là những người cố gắng để gạt bỏ quan điểm của bạn trong mọi hoàn cảnh và mong muốn bạn chỉ làm những gì họ đề xuất. Đây chắc chắn là một người sếp bảo thủ và sẽ kìm hãm không ít sự phát triển chuyên môn của bạn khi làm cho công ty.

Kiến thức chuyên môn không vững vàng

Nếu bạn nhận thấy sếp lúc nào cũng ấp úng, không truyền đạt tốt nội dung công việc hay đưa thông tin sai lệch về kiến thức chuyên môn thì đó có thể là biểu hiện rõ của người sếp.

Trong quá trình làm việc thì bạn vẫn học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích. Tuy nhiên, liệu bạn có còn hứng thú nếu phải làm việc lâu dài với người không có chuyên môn, không thể hướng dẫn công việc hay truyền đạt kiến thức cho bạn không. Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là không.

Không công bằng với nhân viên

Biểu hiện tiếp theo của người sếp  chính là luôn phân biệt và đối xử không công bằng với nhân viên. Chúng ta đều thấy rằng tính công bằng luôn là yếu tố quan trọng trong công việc. Nếu bị đối xử bất công sẽ ảnh hưởng  hiệu suất công việc, thành tích của nhân viên cũng như khiến họ mất niềm tin, thiếu tôn trọng vào cấp trên. 

Nếu cấp trên luôn dành lời khen, ưu tiên phần thưởng cho đồng nghiệp mà bỏ qua đóng góp, thành tích của bạn thì hãy cân nhắc để giải quyết hợp lý và kết thúc tình trạng này.

Luôn đổ lỗi cho nhân viên

Khi có vấn đề xảy ra, sự hợp tác cùng nhau tìm ra hướng giải quyết là điều cần thiết. Nhưng nếu sếp chỉ nhìn ra cái sai, chỉ đổ lỗi cho nhân viên mà không xem xét kỹ nguyên nhân thì đó cũng có thể là người sếp không tốt.

Không quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp của nhân viên 

Nếu sếp chỉ quan tâm  mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp mà không hề chú trọng đến nguyện vọng phát triển, thăng tiến của nhân viên thì bạn cũng nên xem xét lại. 

Sự cống hiến là điều mà bạn nên thực hiện trong mọi công ty, tổ chức. Nhưng nếu phải đánh đổi mục tiêu sự nghiệp của bản thân để làm hài lòng sếp  là điều không đáng. Khi bạn đóng góp tích cực và đem lại giá trị cho doanh nghiệp thì bạn xứng đáng được cơ hội phát triển nghề nghiệp.

2. Các câu hỏi giúp bạn nhận biết trong buổi phỏng vấn

Khi đã lựa chọn làm việc tại công ty, bạn có thể không may mắn bởi gặp một người sếp không tốt. Tuy nhiên, để tránh điều này ngay từ đầu thì trong buổi phỏng vấn, bạn có thể sử dụng một số câu hỏi sau để đánh giá chính xác người sếp của công ty tuyển dụng:

Hỏi về ví dụ thái độ của nhân viên khiến họ thấy phù hợp với văn hóa công ty

Một cách đơn giản để bạn đánh giá người quản lý chuyên nghiệp trong tương lai của bạn đưa ra ví dụ về một nhân viên có thái độ phù hợp với văn hóa công ty. Câu hỏi này giúp bạn khai thác được thông tin về văn hóa công ty và xem xét giá trị của nhân viên có được người sếp coi trọng hay không.  Thông qua câu hỏi, bạn cũng sẽ biết được cấp trên có quan tâm đến nhân viên hay không. 

Hỏi về ví dụ thái độ của nhân viên không phù hợp với văn hóa công ty

Câu hỏi này trái ngược với câu hỏi trên, giúp bạn khai thác tiếp thông tin và so sánh xem liệu tiêu chuẩn đánh giá của sếp có đồng nhất không. Thông qua đó, cạn có thể xem xét tiếp cách họ nhìn nhận về điểm tiêu cực của nhân viên như thế nào.

Thái độ không phù hợp với văn hóa công ty sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn nào? Liệu sếp có quá khắt khe với nhân viên? Họ có làm gì để giúp nhân viên tiến bộ hay không? Nếu câu trả lời của sếp có suy nghĩ chủ quan, thể hiện cái  quá lớn thì có thể bạn sẽ khó làm hài lòng họ trong thời gian làm việc sau này.

Hỏi về tiêu chuẩn đánh giá một nhân viên giỏi tại công ty là như thế nào?

Thông qua câu hỏi này, bạn sẽ biết được khả năng thăng tiến công việc tại công ty. Nếu kỳ vọng của sếp quá cao, không liên quan đến năng lực chuyên môn thì thể hiện rằng họ thiếu kinh nghiệm làm quản lý. Khi làm việc ở môi trường đó, bạn sẽ cảm thấy chán nản và mất động lực cố gắng vì mọi sự cố gắng đều không được ghi nhận. 

3. Cách đối phó với sếp không tốt

Bạn có thể thử những cách sau đây để đối phó với người sếp không chuyên nghiệp hiện tại:

Nghỉ việc không phải là chuyện dễ

Có nhiều lý do vì sao nhiều người vẫn kiên trì ở lại với một người sếp mà họ chẳng hề ưa. Sau đây là một số điển hình:

  • Kiếm việc mới sẽ tốn rất nhiều sức lực
  • Ngoài sếp ra thì đồng nghiệp/nơi làm việc hiện tại quá ổn.
  • Nghỉ việc thì lấy tiền đâu mà sống?
  • Chắc gì nghỉ việc rồi sẽ kiếm được vị trí khác tốt hơn.
  • Tốn bao nhiêu công sức để leo đến vị trí này rồi chẳng lẽ lại bắt đầu lại từ đầu?
  • Công việc hiện tại lương khá cao so với mặt bằng chung.
  • Kỹ năng  đang có chỉ phù hợp với công việc này mà thôi.
  • Chắc sau này sếp sẽ tốt hơn thôi mà.

Nhiều lý do trên bắt nguồn từ những vấn đề cơ bản về tâm lý học con người. Người thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng sẽ dễ bị kiệt quệ về tinh thần, và sức lực, khiến họ không có đủ dũng cảm để tìm kiếm một lối đi mới. Rất khó để nghỉ việc nếu tương lai chúng ta không đảm bảo rằng sẽ có một công việc khác tốt hơn đang chờ đợi. Sự mệt mỏi về tinh thần còn giới hạn tầm nhìn chúng ta ở một tương lai tích cực hơn, dẫn đến sự vô vọng cứ thế tiếp diễn.

Nỗi lo mất mát là một vấn đề tâm lý khiến chúng ta khó từ bỏ những gì ta đang có. Chúng ta thường đấu tranh để giữ lấy những gì đã từng phải cực khổ để đạt được. Trong môi trường làm việc, những thứ đó là mức lương, địa vị, sự ổn định, chức vị cao, mối quan hệ,…

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng người ta thường chịu đựng người sếp  tệ của mình vì họ đang giữ một chức vụ to tát, họ cảm thấy công việc của họ rất có ý nghĩa. Nói cách khác, nếu một người cảm thấy hài lòng về công việc của họ đang làm, họ vẫn sẽ tiếp tục dù cho sếp của họ có đối xử  tệ đến đâu.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thường hi vọng một ngày đẹp trời nào đó người sếp mà ta luôn khinh ghét sẽ thay đổi 180 độ, hoặc công ty sẽ có những biện pháp chỉnh đốn cấp lãnh đạo, và mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Mặc dù việc ở lại sẽ cho chúng ta một cảm giác an toàn, nhưng đi với nó là rất nhiều rủi ro. Một nghiên cứu trên 3.122 lao động nam ở Thụy Điển cho thấy những người làm việc với một người sếp  có  60% khả năng dễ bị đau tim, đột quỵ, các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Nghiên cứu khác tại Mỹ chỉ ra rằng nhân viên làm dưới trướng những người sếp  sẽ dễ bị trầm cảm, lo âu, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn. Một vài nghiên cứu còn cho thấy có thể mất đến 22 tháng để lấy lại tinh thần và thể chất sau những tổn hại trong khoảng thời gian làm dưới một người sếp  tệ. Mặc dù nghỉ việc sẽ làm bạn bất an ở nhiều mặt, nhưng thực tế rằng nếu bạn cứ tiếp tục công việc đó thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Quên việc đóng góp ý kiến đi, hãy yêu cầu trực tiếp

iều đầu tiên ai cũng sẽ khuyên bạn đó chính là hãy đóng góp ý kiến với người sếp của bạn, nhưng chuyện đó chỉ có ích nếu như sếp của bạn sẵn sàng lắng nghe mà thôi. Vì vậy hãy thử đề xuất những điều mà bạn muốn. Hãy nói thẳng, rõ ràng và chi tiết càng tốt về những nhu cầu và sự hỗ trợ bạn cần để làm việc, giải thích cặn kẽ vì sao làm như vậy sẽ có ích chung cho đội ngũ nhân viên và doanh nghiệp nói chung. Chọn lựa thời gian phù hợp để nói những điều này, lựa khoảng thời gian trong ngày mà sếp của bạn bình tĩnh và đang vui vẻ nhất. Chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với mọi phản ứng của sếp.

Tìm thêm sự giúp đỡ từ người khác 

Một cánh tay giúp đỡ là thứ không bao giờ thừa khi bạn đang ở trong một tình cảnh khó khăn. Hãy gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, có những giây phút giải tỏa căng thẳng ngoài giờ làm. Ngoài ra bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý để nói chuyện và giải bày.

Tìm kiếm cơ hội khác ở trong chính công ty bạn đang làm việc

Luôn hiện hữu một cách để bạn thoát khỏi người sếp khó ưa của bạn mà chẳng cần phải nhảy việc sang công ty khác. Hãy tìm kiếm những vị trí khác mà bạn thích, gặp gỡ những đồng nghiệp và quản lý trong các phòng ban khác, hãy suy nghĩ về việc kĩ năng của bạn có thế áp dụng được vào vị trí nào, biết đâu bạn lại tìm được một vị trí mà bạn càng yêu thích hơn.

Thử nói chuyện với ban nhân sự

Hãy tìm hiểu kĩ càng phòng ban nhân sự của bạn có thật sự hữu ích trong việc đón nhận ý kiến phàn nàn của nhân viên hay không. Hãy bày tỏ những vấn đề bạn gặp phải với sếp và những gì bạn đã làm cải thiện nó. Họ có thể đã giúp những người khác với trường hợp tương tự mà bạn đang gặp phải và sẽ có những cách thức giải quyết mới mà bạn chưa nghĩ ra.

Đừng để bản thân trở thành nhân viên kém cỏi

Khi bạn và đồng nghiệp cảm thấy không hài lòng về sếp thì bạn không nên nói xấu, chỉ trích. Điều này để tránh việc bạn trở thành nhân viên  và giữ được hình ảnh cho bản thân. Nếu nhất thiết bạn phải “nói” với ai đó thì hãy lựa chọn phương án vừa nêu trên để trình bày vấn đề một cách chuyên nghiệp.

Dám nói lên ý kiến của mình

Nếu không chỉ riêng bạn mà rất nhiều đồng nghiệp khác đều gặp vấn đề với cấp trên thì hãy mạnh dạn nêu lên quan điểm. Bạn và mọi người nên thẳng thắn chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân với quản lý để cùng nhau đưa ra hướng giải quyết. Thậm chí, nếu hầu hết nhân viên đều không hài lòng với cách làm việc của sếp thì hoàn toàn có có sở để đề xuất thay đổi.

Đừng làm cho sếp của bạn tệ hơn

Bạn nên biết rằng những cuộc căng thẳng sẽ khiến các sếp  trở nên  tệ hơn. Một khi mối quan hệ của bạn, đồng nghiệp và sếp vốn đã không được tốt đẹp thì tuyệt đối đừng khiến nó trở nên xấu hơn. Cách tốt nhất là bạn nên tập trung làm tốt nhiệm vụ của mình để không bị sếp làm khó.

Học hỏi, rút kinh nghiệm từ sếp 

Có thể vị sếp hiện tại có cách quản lý không tốt nhưng vẫn có một số ưu điểm để bạn học hỏi. Từ cách quản lý, hành vi, giao tiếp với nhân viên, ra quyết định,… bạn hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm từ chính nhược điểm này của họ. Biết đâu trong tương lai, bạn sẽ trở thành sếp thì đã có được bài học đắt giá từ người quản lý cũ.

Biết khi nào thì nên từ bỏ

Hãy chấp nhận nghỉ việc nếu bạn đã thử hết mọi cách. Có những dấu hiệu sẽ cho bạn biết rằng đã đến lúc tìm việc mới. Nếu bạn sợ hãi phải đi làm việc mỗi ngày, bạn cảm thấy khổ sở tinh thần và cả thể chất ở nơi làm việc, bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về sếp hơn là công việc, sự căng thẳng từ công việc ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn, đó chính là lúc bạn nên nghỉ việc. Hãy cho phép bản thân từ bỏ những thứ không thể cải thiện được, vượt qua những sự sợ hãi về tương lai bất định khi bạn nghỉ việc.

Khi bạn đã quyết định nghỉ việc, hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ việc một cách chuyên nghiệp nhất có thể. Dù ý tưởng trút giận lên người sếp của bạn có thể giúp bạn giải tỏa, việc nãy có thể ảnh hưởng đến bạn sau này. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm cách đối phó với sếp  hiệu quả. Làm việc dưới quyền một người sếp tuyệt vời sẽ giúp bạn tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, điều bổ ích. Vì thế, ngay từ ngày đầu tìm kiếm việc làm, bạn hãy nghiên cứu để lựa chọn môi trường tốt, nơi bạn sẽ được gặp gỡ,làm việc với những người chuyên nghiệp.

Xem thêm: Những cách để sáng tạo tại văn phòng đỉnh cao có thể bạn chưa biết

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người...

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan trọng để bạn có thể nhận được hỗ trợ khi...

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong quá...

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công bằng mà còn nhằm mục tiêu cải thiện hệ thống...

Độc lạ đồ chơi xả stress cho dân văn phòng

Cuộc sống văn phòng với áp lực công việc, deadline dồn dập khiến cho dân văn phòng luôn trong tình trạng căng thẳng, stress. 

Bài Viết Liên Quan

Lờ đờ buổi sáng và những bí quyết giúp bạn tăng tỉnh táo làm việc

Buổi sáng sau giấc ngủ dài thường là khoảng thời gian vàng để bắt đầu...

thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp chi tiết cho người lao động

Thủ tục và quy trình làm hồ sơ thất nghiệp là một quá trình quan...

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện nay

Qua các điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có...

Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp năm 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2024

Những quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo tính công...

Độc lạ đồ chơi xả stress cho dân văn phòng

Cuộc sống văn phòng với áp lực công việc, deadline dồn dập khiến cho dân...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers