adsads
giang vien la gi 1
Lượt Xem 382

Giảng viên là gì?

Giảng viên là gì? Giảng viên là công chức chuyên môn, đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo bậc đại học, cao đẳng một chuyên ngành của các trường đại học hoặc cao đẳng.

Để dự thi vào ngành Giảng viên chính, ứng viên phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định như: có học vị thạc sĩ, là nhà giáo được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch giảng viên với hệ số lương 3.66, trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục từ chín năm trở lên (tính từ thời điểm được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi). Ngoài ra ứng viên còn cần đề án hoặc các công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn được hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục Đại học trực tiếp quản lý xét duyệt theo tiêu chí được phân bổ và thủ trưởng có sở giáo dục đại học có văn bản cử đi dự thi được gửi về hội đồng thi vấn đáp.

Cấp bậc của Giảng viên dựa theo trình độ học vấn và bằng Thạc sĩ là một trong những chứng chỉ thể hiện học vấn của giảng viên. Nhiều sinh viên sau khi ra trường muốn theo đuổi ngành giáo dục với vị trí Giảng viên thì cần theo học thạc sĩ và được mời ở lại tại trường.

Giảng viên là gì

Giảng viên là công chức chuyên môn, đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo bậc đại học, cao đẳng

Xem thêm:

Các thứ hạng giảng viên

Trong các trường đại học công lập, giảng viên sẽ được chia theo thứ hạng cũng như được giao phó trách nhiệm công việc trong năng lực của mình. Giảng viên đại học sẽ được chia làm thành 3 cấp: hạng I, hạng II, hạng III.

  • Hạng I: Thứ hạng dùng để chỉ những giảng viên sở hữu bằng tiến sĩ, có nhiều thành tựu là các công trình nghiên cứu học thuật riêng cùng với các chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên. Bên cạnh đó, tiến sĩ cần có 6 chứng chỉ về ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật với chứng chỉ tin học và có 1 năm kinh nghiệm kỹ năng tin học văn phòng trong công việc chuyên môn. Biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học, tùy chuyên ngành và được công bố ít nhất là 15 bài báo và báo cáo chuyên ngành tại các hội thảo trong và ngoài nước.
  • Hạng II: Đây là hạng chỉ những giảng viên có bằng thạc sĩ với chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên II theo chương trình của bộ giáo dục và đào tạo. Giảng viên hạng II cần thành thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật liên quan đến chuyên môn học thuật của mình. Nếu là giảng viên ngoại ngữ thì bạn cần đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ là 6 bậc. Để có thể lên được giảng viên hạng II thì cần làm cố vấn cho ít nhất là 5 sinh viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của họ và ít nhất 1 sinh viên bảo vệ thành công công trình nghiên cứu tiến sĩ.
  • Hạng III: Dùng để chỉ những giảng viên tốt nghiệp đại học loại giỏi trở nên, có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực giáo dục sư phạm với định hướng làm giảng viên ngoại ngữ cần sử dụng 1 ngôn ngữ để đọc và tra cứu những tài liệu chuyên môn, kỹ năng giao tiếp căn bản. Năng lực ngoại ngữ thứ 2 cần đạt trình độ bậc 2 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Bên cạnh đó, cần có chứng chỉ tin học cơ bản của một kỹ năng mềm. Giảng viên cũng cần có sự hiểu biết về khả năng biên soạn giáo án và tài liệu tham khảo cho bộ môn chuyên ngành.

Điều kiện để thăng hạng giảng viên

Trong ngành giáo dục sẽ có thông tư quy định và ghi rõ những điều kiện và quy định để một giảng viên đại học có thể thăng thứ hạng của mình từ giảng viên hạng III lên hạng II hoặc hạng II lên hạng I.

Điều kiện để có thể thăng hạng giảng viên chi tiết như sau:

Từ giảng viên hạng III lên hạng II: Giảng viên giữ chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 9 năm với người có bằng Thạc sĩ và có 6 năm với người có bằng Tiến sĩ. Trong đó, cần có ít nhất 1 năm giữ hạng chứng giảng viên hạng II (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét hạng).

Từ giảng viên hạng II lên hạng I: Có thời gian giữ chức danh giảng viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu có đủ 6 năm. Trong đó, ít nhất năm giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng II  (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét hạng).

Điều kiện để thăng hạng giảng viên

Trong ngành giáo dục sẽ có thông tư quy định và ghi rõ những điều kiện và quy định

Yêu cầu cần có của giảng viên

Trên thực tế, tại mỗi trường đại học sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với các giảng viên. Tuy nhiên, trình độ học vấn và chuyên môn cũng như kỹ năng mềm chính là 2 kỹ năng mà bất kỳ giảng viên nào cũng cần có.

Về trình độ, chuyên môn

Trình độ học vấn chắc chắn là một yêu cầu không thể thiếu của bất kỳ ai làm việc trong ngành giáo dục và đặc biệt là giảng viên đại học. Để có thể trở thành giảng viên của một chuyên nghành nào đó, bạn cần phải vượt qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm bài luận, cùng với đó là kiểm tra miệng.

Với một số ngành đặc thù, bạn sẽ phải trải qua những bài thi kiểm tra kỹ năng chuyên môn. Ví dụ như ngành khoa học máy tính thì thí sinh cần phải vượt qua các bài kiểm tra về trình độ công nghệ thông tin. Chuyên ngành ngoại ngữ thì cần vượt qua các bài kiểm tra trình độ C tùy theo ngôn ngữ.

Đối với các vị trí như giáo sư hay giảng viên cao cấp thì yêu cầu sẽ cao hơn và khắt khe hơn. Công chức cao cấp thì vai trò của họ sẽ là lãnh đạo hay tổ chức định hướng về đào tạo đại học, chịu trách nhiệm với một số chuyên ngành nhất định. Ứng viên cần có:

  • Bằng tiến sĩ về chuyên ngành giảng dạy, có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp cấp đại học hoặc sau đại học.
  • Trình độ chuyên môn cao với đầy đủ trách nhiệm, kiến thức với tiêu chuẩn chuyên môn của giảng viên.
  • Sở hữu ít nhất một công trình nghiên cứu được công nhận.

Về kỹ năng mềm

Song song với trình độ học vấn, các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng đối với một giảng viên. Đặc biệt, người làm trong ngành giáo dục cần đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Bởi đây chính là những người sẽ góp phần đào tạo những thế hệ trẻ tương lai cho quốc gia bằng cách truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm sống cho thế hệ sinh viên sau này. Một người giảng viên nếu không có đạo đức cũng như lối sống lành mạnh thì chắc chắn không thể định hướng những điều tốt đẹp cho sinh viên được.

Ngoài ra, là một giảng viên cũng cần có tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật khắt khe. Tính kỷ luật cao sẽ giúp họ phát huy được khả năng quản lý đối với học sinh của mình. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm cao cũng cần được đề cao. Là một người giảng dạy, giảng viên cần có trách nhiệm với các kiến thức mà mình truyền đạt cho các thế hệ sinh viên.

Giảng viên cũng cần có tinh thần học hỏi cao. Không chỉ sinh viên mà giáo viên cũng cần học hỏi các kiến thức cũng như tìm tòi các phương thức giảng dạy theo kịp sự tiến bộ của thời đại để có thể thích nghi và tận dụng vào quá trình giảng dạy.

Giảng viên cần có kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu sinh viên. Giảng viên có thể đóng vai trò là một người bạn để có thể lắng nghe, thấu hiểu và chỉ hướng cho sinh viên học tập tốt, phát huy được thế mạnh của mình. Giảng viên chính là người hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên và đồng hành cùng học sinh ngày càng phát triển tốt hơn.

Việc làm giảng viên siêu HOT hiện nay

Như vậy, với những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu chi tiết hơn về giảng viên là gì? Vậy hiện nay có những việc làm giảng viên nào “hot” hiện nay? Cùng xem thông tin chi tiết sau đây.

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên cơ hữu chính là đội ngũ nhân viên chính thức của nhà trường. Họ là những người được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước, đồng thời chịu sự phân công cũng như có trách nhiệm tham gia các hoạt động mà trường đề ra. Đây được xem là đội ngũ giảng viên nòng cốt của nhà trường. Họ không chỉ chịu trách nhiệm giảng dạy mà còn xây dựng và bảo vệ chính đơn vị đang công tác.

Giảng viên cơ hữu sẽ ký hợp đồng lao động với thời hạn 3 năm hoặc không xác định thời gian theo quy định của Bộ lao động.

Các trường đại học và cao đẳng sẽ tuyển dụng giảng viên cơ hữu qua các tiêu chí sau:

Có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,… theo đúng yêu cầu đơn vị tuyển dụng.

Được đào tạo về các kỹ năng, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo truyền đạt kiến thức đến sinh viên.

Có phẩm chất đạo đức tốt và chuẩn mực của xã hội, ngoài cố gắng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn phải có phẩm chất chính trị.

Giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên thỉnh giảng chính là những người nhà giáo hay những người có đủ tiêu chuẩn của một nhà giáo được các cơ sở giáo dục mời đến giảng dạy. Họ có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản từ đại học chính quy trở lên. Các giảng viên sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tham gia giảng dạy chuyên đề, truyền tải lý thuyết, dẫn dắt học sinh, sinh viên thực hành, thí nghiệm và thực tập theo nội dung chương trình đào tạo.
  • Tham gia giảng dạy chuyên đề tại các trường cao đẳng, đại học,…
  • Hướng dẫn, tham gia vào hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
  • Hướng dẫn và tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Xây dựng, biên soạn giáo trình, viết sách tham khảo, tư liệu giảng dạy,..
Giảng viên thỉnh giảng

Giảng viên thỉnh giảng chính là những người nhà giáo hay những người có đủ tiêu chuẩn

Giảng viên ngành luật

Giảng viên ngành luật là những người trực tiếp thực hiện các công việc giảng dạy ở những bậc đại học, cao đẳng chuyên ngành luật. Họ có nền tảng về kiến thức pháp luật tốt, có sự đầu tư, tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về luật.

Giảng viên ngành luật tại các trường cao đẳng và đại học sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

  • Nghiên cứu về các bộ môn, tìm hiểu chuyên đề giảng dạy được nhà trường phân công.
  • Lập kế hoạch giảng dạy, thiết kế các tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình.
  • Trực tiếp giảng dạy và truyền đạt các kỹ năng cho sinh viên, hỗ trợ học viên tự học, tự điều tra và nghiên cứu.
  • Tham gia công tác và đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả giảng dạy bản thân nhằm rút ra kinh nghiệm và có những thay đổi phù hợp.

Giảng viên Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Đây là những người thực hiện công việc giảng dạy bậc đại học, cao đẳng ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Giảng viên ngành này cần tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên ngành/ chuyên ngành Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, các chuyên ngành có liên quan như Xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, Thương mại Quốc tế,…

Giảng viên ngành ngôn ngữ

Giảng viên ngành ngôn ngữ chính là những người đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy các ngôn ngữ như Anh, Nhật, Hàn, Trung,… tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Họ chịu trách nhiệm giảng dạy từ vựng, ngữ pháp, cách giao tiếp cho sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên ngôn ngữ còn truyền tải những nguyên tắc, văn hóa và cách giá trị, phong tục của nước đó. Đồng thời, giảng viên cần xây dựng và thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp với sinh viên.

Mức lương của giảng viên

Hiện nay, hệ số lương và cấp bậc lương được quy định vô cùng cụ thể và rõ ràng theo quy định của chính phủ. Trong quy định sẽ phân rõ nhóm ngạch công nhân viên chức và giảng viên đại học được đưa ra theo từng nhóm giảng viên đại học được đưa ra mức lương theo từng nhòm:

Giảng viên Hệ số Mức lương
– Cao đẳng sư phạm cao cấp

– Đại học cao cấp

– Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1)

– Từ 6,2 – 8,0

Dao động từ 9.238.000 – 11.920.000 đồng/tháng
– Cao đẳng sư phạm chính

– Đại học chính

– Viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1)

– Từ 4,4 – 6,78

Dao động từ 6.556.000 – 10.102.200 đồng/tháng
– Cao đẳng sư phạm

– Giảng viên đại học

– Trợ giảng

– Viên chức loại A1

– Từ 2,34 – 4,98

Dao động từ 3.486.600 – 7.420.200 đồng/tháng

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers