adsads
Phong cách lãnh đạo huấn luyện là gì?
Lượt Xem 806

Tổng quan về lãnh đạo và quản lý

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về từng khái niệm để có cái nhìn khái quát và rõ ràng hơn.

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là người tạo ra những sự thay đổi tích cực thông qua việc lập kế hoạch và tầm nhìn chiến lược tỉ mỉ. Khả năng trao quyền cho nhân viên và ra quyết định thích ứng cũng là một trong các thuộc tính của lãnh đạo. Người lãnh đạo là người luôn có sự chủ động và đầu tư công sức để hiện thực hóa tầm nhìn của công ty.

Mọi người thường liên hệ khả năng lãnh đạo với vị trí của người đứng đầu trong một tổ chức. Lãnh đạo không liên quan gì đến chức danh hay vai trò của một cá thể. Nó cũng không bị giới hạn bởi những đặc điểm tính cách như có tầm nhìn tốt hay tính cách lôi cuốn.

Lãnh đạo giống một quá trình ảnh hưởng xã hội hơn. Giúp tối đa hóa nỗ lực của nhiều người nhằm đạt được mục tiêu chung. Nó được bắt nguồn từ ảnh hưởng xã hội và đòi hỏi nguồn nhân lực để có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Xem thêm:

Lãnh đạo là gì?

Quản lý là gì?

Quản lý chính là vị trí thực hiện các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch trước một cách thường xuyên với sự giúp đỡ của cấp dưới. Nhà quản lý sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm để thực hiện chức năng quan trọng của cấp quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Các nhà quản lý chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu như họ có thể thực hiện được đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo bao gồm việc truyền đạt điều tốt và xấu, truyền cảm hứng và  hướng dẫn, khuyến khích nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, không phải tất cả các quản lý có thể làm được điều đó. Bởi trách nhiệm quản lý thường được vạch ra trong bản mô tả công việc, cấp dưới sẽ tuân theo vì chức danh hoặc phân loại nghề nghiệp. Trọng tâm chính của quản lý chính là đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức và họ thường không cân nhắc nhiều thứ khác.

Quản lý là gì?

Sự khác biệt về lãnh đạo và quản lý 

Để có thể thấy rõ sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý, chúng ta có thể theo dõi bảng so sánh chi tiết sau đây:

Tiêu chí so sánh  Lãnh đạo  Quản lý 
Vị trí và chất lượng công việc. Nhà lãnh đạo có một định nghĩa mơ hồ hơn. Lãnh đạo xuất hiện như là kết quả của một loạt các hành động. Quản lý là một vai trò thường đề cập đến một công việc cụ thể trong cấu trúc của tổ chức.

Người quản lý là một chức danh công việc đi kèm với một số trách nhiệm cố định.

Tầm nhìn Tầm nhìn rộng: Nhà lãnh đạo được coi là những người nhìn xa trông rộng. Họ thiết lập các con đường để tạo ra sự phát triển vượt bậc của tổ chức. Họ luôn xem xét tổ chức của họ đang đứng ở đâu, họ muốn đi đến đâu và làm thế nào họ có thể đạt được điều đó bằng cách thu hút sự tham gia của cả nhóm. Tầm nhìn hẹp: Tầm nhìn của nhà quản lý gắn liền với việc thực thi chiến lược, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo đề ra. Tuy nhiên, cả hai vai trò này đều quan trọng như nhau trong bối cảnh môi trường kinh doanh và đòi hỏi những nỗ lực liên kết.
Tổ chức và sắp xếp Các nhà lãnh đạo quan tâm đến việc làm thế nào để sắp xếp và gây ảnh hưởng đến mọi người hơn là làm thế nào để phân công công việc cho họ. Họ đạt được điều này bằng cách hỗ trợ các cá nhân hình dung chức năng của họ trong bối cảnh rộng lớn hơn và khả năng phát triển trong tương lai mà những nỗ lực của họ có thể mang lại. Đây cũng là một điểm khác biệt tương đối rõ giúp chúng ta phân biệt lãnh đạo và quản lý. Các nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ bằng cách sử dụng các hoạt động phối hợp và quy trình chiến lược. Họ chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các phân đoạn nhỏ và tổ chức các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả mong muốn.
Khác biệt trong truy vấn Để thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo, một người có thể đặt câu hỏi và thách thức các bên liên quan đảo ngược các quyết định bất lợi cho tổ chức. Nếu công ty gặp trở ngại, một nhà lãnh đạo sẽ là người bước lên và hỏi: Chúng ta đã học được gì từ điều này? và Tại sao điều này lại xảy ra? Nhà quản lý không bắt buộc phải đánh giá và phân tích các thất bại. Mô tả công việc của họ nhấn mạnh vào việc khuyến khích đặt các câu hỏi: Làm thế nào và Khi nào. Điều này giúp họ đảm bảo rằng các kế hoạch được thực hiện một cách chính xác. Họ thích chấp nhận hiện trạng và không cố gắng thay đổi nó.

Đặc điểm và kỹ năng nổi bật của nhà nhà lãnh đạo và quản lý

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý còn được thể hiện rõ qua những đặc điểm và kỹ năng mà họ sở hữu. Những đặc điểm này thể hiện rõ hơn về cách nhìn nhận về họ. Những đặc điểm đó được thể hiện chi tiết như sau:

Đặc điểm và kỹ năng nổi bật của lãnh đạo

Nhà lãnh đạo thường là những cá nhân có thể không sở hữu hoặc thể hiện quyền lực. Nhưng thay vào đó, họ sẽ sử dụng sự trợ giúp của con người để có thể hoàn thành mục tiêu. Một nhà lãnh đạo là người có thể làm điều này ngày ngày qua ngày khác và năm này qua năm khác trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Dưới đây sẽ là một số đặc điểm nổi bật của một nhà lãnh đạo:

  • Đạo đức: Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có sự minh bạc với người của mình vì sự trung thực sẽ làm giảm thông tin sai lệch cũng như rắc rối cho tổ chức.
  • Sự đam mê: Lãnh đạo là người có kế hoạch. Họ nhắm đến mục tiêu và luôn làm việc chăm chỉ để có thể đạt được mục tiêu bằng cách hướng dẫn và chỉ đạo họ.
  • Đồng cảm: Nhà lãnh đạo thường có cái nhìn xa trông rộng. Họ cũng là người biết đồng cảm và thấu hiểu nhân viên của mình để có thể phát triển mối quan hệ bền chặt với nhóm của mình
  • Kỹ năng giao tiếp cực tốt: Người lãnh đạo là những người sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ biết cách kết nối với đối tác, khách hàng hay chính với nhân viên của mình. Điều này chính là một trong những yếu tố giúp họ đạt được thành công.
  • Tinh thần cởi mở, sáng tạo: Một nhà lãnh đạo giỏi thường là người cởi mở với nhiều ý tưởng mới. Họ cũng biết cách chấp nhận quan điểm của người khác. Họ luôn sẵn sàng lắng nghe và quan sát, sẵn sàng thay đổi. Họ là người có suy nghĩ vượt trội và khuyến khích nhím của họ cũng phát triển bản thân tốt hơn.

Đặc điểm và kỹ năng nổi bật của lãnh đạo

Đặc điểm và kỹ năng nổi bật của một người quản lý

Nhân sự ở cấp quản lý sẽ chính là xương sống của mọi doanh nghiệp. Trách nhiệm của người quản lý sẽ bảo gồm từ quan sát các hoạt động kinh doanh đến việc tìm kiếm nguồn lực. Để thực hiện được các nhiệm vụ công việc của mình, người quản lý cần có những đặc điểm và kỹ năng  nhất định. Cụ thể như:

  • Khả năng kiểm soát: Quản lý chịu trách nhiệm giám sát các giao dịch kinh doanh hàng ngày.
  • Định hướng theo nhóm: Một người quản lý cần giải quyết các vấn đề của nhóm của mình, thúc đẩy các thành viên trong nhóm cố gắng trong mọi hoàn cảnh. Họ phải thực hiện văn hóa và đạo đức làm việc đúng đắn trong nhóm và đảm bảo mọi người tuân theo nó.
  • Giao tiếp tốt: Người quản lý giỏi phải cố gắng trở thành người giao tiếp giỏi. Người quản lý là chìa khóa giữa các nhân sự cấp cao và nhân viên. Do đó, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tránh xung đột trong công ty.
  • Đáng tin cậy: Người quản lý phải là một người đáng tin cậy; đặc điểm này cho phép nhân viên tin tưởng và tuân theo chỉ định của họ tốt hơn.
  • Quản lý theo quy trình: Các nhà quản lý có trách nhiệm giới thiệu văn hóa và đạo đức làm việc phù hợp trong công ty. Vì vậy, nhà quản lý phải là người có tầm nhìn rõ ràng và hiểu rõ mục tiêu của tổ chức.

Như vậy, sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý đã được chúng tôi khắc họa và thể hiện chi tiết để các bạn có thể nắm được. Hy vọng qua bài viết bạn có thể xác định được được sự khác biệt giữa các đặc điểm tính cách của một nhà lãnh đạo hiệu quả và một nhà quản lý rõ ràng hơn. Cả hai vị trí đều thực sự quan trọng có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp/ công ty hay tổ chức.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang bước vào một cuộc chiến không mong muốn? 

Tìm việc cũng phải có chiêu, cách để lọc được "job ngon" trên VietnamWorks

Quá trình tìm việc chính là bước đệm khởi đầu hành trình sự nghiệp của bạn. 

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ đơn thuần là công việc quản lý mà còn là...

Tối ưu hóa với cách nén file Excel đơn giản

Cách nén file Excel không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tăng tốc quá trình chuyển file mà còn giúp bảo vệ thông...

Khám phá cách mở Excel chuyên nghiệp, tiện lợi

Có nhiều cách mở Excel chuyên nghiệp và tiện lợi, giúp người dùng có thể tận dụng các tiềm năng của ứng dụng này, tăng...

Bài Viết Liên Quan

"Ác mộng ngày thứ 2" của người đi làm và cách xử lý

Bạn có bao giờ bắt đầu một tuần mới với cảm giác như mình đang...

Tìm việc cũng phải có chiêu, cách để lọc được "job ngon" trên VietnamWorks

Quá trình tìm việc chính là bước đệm khởi đầu hành trình sự nghiệp của...

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ...

Tối ưu hóa với cách nén file Excel đơn giản

Cách nén file Excel không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tăng tốc...

Khám phá cách mở Excel chuyên nghiệp, tiện lợi

Có nhiều cách mở Excel chuyên nghiệp và tiện lợi, giúp người dùng có thể...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers