adsads
leader la gi
Lượt Xem 1 K

Leader là gì?

Leaderngười đứng đầu một nhóm, tổ chức hoặc doanh nghiệp và có khả năng dẫn dắt, điều hành và tạo động lực cho những người khác. Một Leader giỏi không chỉ là người có tài năng và kinh nghiệm, mà còn là người có tầm nhìn và sự tận tâm với những gì mình làm.

Tầm quan trọng của Leader trong doanh nghiệp

Leader là một yếu tố vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Một Leader giỏi không chỉ có khả năng điều hành và quản lý tốt, mà còn có thể tạo động lực và định hướng cho các nhân viên. Điều này giúp cải thiện hiệu suất làm việc của đội ngũ, tăng cường tinh thần làm việc, và đưa doanh nghiệp đến thành công.

Một Leader giỏi sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà các nhân viên được khuyến khích để phát triển bản thân và đóng góp ý tưởng. Leader có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ bằng cách đưa ra mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng, đồng thời hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên để đạt được mục tiêu đó.

Một Leader càng tốt, càng có khả năng hướng đội ngũ đi đúng hướng và đạt được kết quả cao hơn. Những Leader giỏi còn có thể tạo ra một văn hóa doanh nghiệp tích cực, nơi mà mọi người cảm thấy được trân trọng và đóng góp của họ được đánh giá cao.

Xem thêm:

Leader là gì?

Công việc của Leader là gì?

Leader là người chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm. Vậy công việc cụ thể của Leader là gì? Theo khảo sát tại các trang tuyển dụng, nếu trở thành Leader, bạn sẽ cần phải thực hiện các công việc như:

  • Lựa chọn và đào tạo nhân viên tài năng cho doanh nghiệp từ các ứng viên sáng giá.
  • Phát triển kỹ năng của nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng của mình và đóng góp tích cực cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  • Phân công nhiệm vụ đúng với khả năng của mỗi thành viên trong đội nhóm giúp tiến độ công việc được đảm bảo tốt hơn.
  • Kiểm soát, giám sát các khâu công việc của những thành viên trong nhóm.
  • Nhắc nhở và tạo động lực để nhân viên hoàn thành được nhiệm vụ, công việc của mình.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của các thành viên trong nhóm, đứng ra giải quyết khi có mâu thuẫn.
  • Lên các chiến lược, kế hoạch để phát triển team và phát triển theo mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Làm các báo cáo công việc theo yêu cầu của ban giám đốc.

Công việc của leader là gì?

Điều kiện để trở thành Leader giỏi

Tố chất nền tảng

Để trở thành một Leader giỏi, bạn cần có một số tố chất nền tảng như:

  • Có tầm nhìn tốt: Để trở thành một Leader giỏi bạn cần có khả năng nhìn xa trông rộng để đưa ra những định hướng và quyết định chiến lược cho đội nhóm, doanh nghiệp của mình.
  • Tạo động lực: Leader giỏi cần có khả năng tạo động lực cho đội ngũ của mình, đưa ra mục tiêu phát triển và phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
  • Tạo mục tiêu chung cho nhóm: Leader giỏi cần có khả năng đưa ra mục tiêu chung cho nhóm, đảm bảo các thành viên đang làm việc hướng đến cùng một mục tiêu.
  • Phân bổ các mục tiêu chức năng: Khả năng phân bổ các mục tiêu chức năng cho từng thành viên trong đội ngũ là yếu tố cần có ở người làm Leader. Điều này đảm bảo các thành viên đang làm việc trên lĩnh vực mình giỏi và đóng góp tối đa cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  • Giao việc đúng người, đúng thời điểm: Leader cần có khả năng giao việc đúng người, đúng thời điểm, đảm bảo mọi người đang làm việc hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.
  • Hỗ trợ các thành viên: Leader cần hỗ trợ các thành viên trong đội ngũ, giúp họ vượt qua khó khăn và phát huy tối đa khả năng của mình.
  • Thưởng phạt công tâm:Leader bạn cần có khả năng thưởng phạt công tâm, đảm bảo các thành viên đang được đánh giá công bằng, đúng mức độ đóng góp của họ đội nhóm hoặc doanh nghiệp.

Điều kiện để trở thành Leader giỏi

Kỹ năng mềm cần có

Để trở thành một Leader thành công, chỉ có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thôi là chưa đủ, bạn còn phải có các kỹ năng mềm quan trọng giúp hoàn thành công việc tốt hơn.

  • Kỹ năng lập kế hoạch: Leader cần có khả năng lập kế hoạch chiến lược, phát triển kế hoạch làm việc cụ thể. Nhờ đó, các thành viên trong nhóm có thể nhìn bảng kế hoạch để nắm bắt được công việc,  phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng với nhau cùng hoàn thành công việc một cách nhanh chóng.
  • Kỹ năng giao tiếp: Leader cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với đội ngũ của mình. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt thông tin, ý kiến, hướng dẫn một cách rõ ràng và dễ hiểu. Đồng thời gắn kết hơn với các thành viên trong đội nhóm, tạo được sự yêu mến và tín nhiệm trong công việc.
  • Kỹ năng đàm phán: Leader cần có khả năng đàm phán để đạt được những thỏa thuận tốt nhất cho đội nhóm hoặc doanh nghiệp của mình. Việc sử dụng từ ngữ mang tính thuyết phục với nhân viên còn thúc đẩy họ tin tưởng và làm theo.
  • Kỹ năng ra quyết định: Là một Leader, bạn cần có khả năng ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng, đặc biệt là trong những tình huống khó khăn để  không gây ảnh hưởng đến tập thể. Vì thế, bạn cần thu thập thông tin càng nhiều càng tốt để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Trong trường hợp ra quyết định sai lầm, bạn hãy dám chấp nhận thất bại và rút bài học kinh nghiệm.
  • Kỹ năng quản lý nhân sự: Quản lý và phát triển đội ngũ là kỹ năng không thể thiếu ở một Leader giỏi. Bạn cần nắm rõ tài năng và năng lực của mỗi thành viên để giao nhiệm vụ. Đồng thời giám sát được rõ ràng tiến độ công việc của từng thành viên, đảm bảo đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể giao quyền cho nhân viên trong từng thời điểm cụ thể để tạo nên sự chủ động trong đội nhóm của mình.

Phẩm chất quan trọng

  • Tự tin: Leader cần có sự tự tin, khả năng giữ vững lập trường trong các tình huống khó khăn và đưa ra quyết định đúng đắn. Chỉ khi bạn tự tin vào bản thân thì nhân viên mới tin tưởng ở bạn. Một tập thể tin tưởng nhau là bước đầu vững chắc tạo nên thành công trong công việc.
  • Luôn sáng tạo, đổi mới: Leader cần phải có khả năng sáng tạo, đổi mới để đưa đội nhóm của mình vượt qua các thách thức và phát triển bền vững. Không ngừng đổi mới, dám nghĩ, dám làm giúp bạn đưa ra những ý tưởng độc đáo và nhận được sự tín nhiệm của số đông.
  • Thấu hiểu và đồng cảm: Leader cần có khả năng thấu hiểu và đồng cảm với đội ngũ của mình, giúp họ cảm thấy được sự quan tâm và hỗ trợ. Nhờ đó bạn sẽ tạo nên được một tập thể đoàn kết giúp công việc trôi chảy và đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế, hãy lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn mà các thành viên gặp phải trong công việc để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp nhất.
  • Trao quyền: Leader cần có khả năng trao quyền cho đội ngũ của mình. Khi tin tưởng vào năng lực của nhân viên, bạn hãy tự tin giao việc và trao quyền cho họ để đạt được mục tiêu chung, đồng thời bạn cũng có đủ thời gian để quản lý các công việc khác.
  • Tinh thần trách nhiệm cao: Leader cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, giữ vững cam kết, đảm bảo các hoạt động đều tuân thủ đúng quy trình và đạo đức. Khi phát sinh vấn đề, bạn cần cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt và dũng cảm thừa nhận sai sót của bản thân nếu có.
  • Trung thực và liêm chính: Đây là 2 đức tính quan trọng và bắt buộc phải có ở người lãnh đạo. Leader cần có tính trung thực và liêm chính để đưa ra quyết định đúng đắn, công bằng và giữ vững đạo đức trong công việc.
  • Chăm chỉ, nhiệt huyết: Leader cần có tinh thần chăm chỉ, nhiệt huyết và cống hiến để đạt được mục tiêu chung của đội nhóm. Không phải ai sinh ra cũng có tố chất để làm Leader nên bạn cần làm việc chăm chỉ, rèn luyện không ngừng để trở thành người lãnh đạo tài ba.
  • Phát triển bản thân trở thành gương sáng: Leader cần có khả năng phát triển bản thân trở thành tấm gương sáng để có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên của mình noi theo.

Một số khái niệm liên quan đến Leader

Ngoài Leader là gì, HR Insider xin chia sẻ thêm một số khái niệm khác về Leader như sau:

  • Core Team là một nhóm nhỏ các thành viên quan trọng nhất của doanh nghiệp. Core Team tập hợp các nhân viên có kinh nghiệm và năng lực cao, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định chiến lược và phát triển kế hoạch cho doanh nghiệp.
  • Team Leader là người đảm nhận vai trò lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên đang làm việc trực tiếp trong một dự án. Team Leader có nhiệm vụ đảm bảo nhóm của mình hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Sub Leader là cấp dưới của Team Leader, đảm nhận vai trò hỗ trợ Leader trong việc quản lý và vận hành các dự án.
  • Loss Leader là một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo với giá rẻ để thu hút khách hàng đến cửa hàng hoặc website của một doanh nghiệp.
  • Category Leader là doanh nghiệp hoặc sản phẩm dẫn đầu trong một lĩnh vực hoặc danh mục sản phẩm cụ thể.
  • Cost Leader là doanh nghiệp có chi phí sản xuất và hoạt động thấp nhất trong ngành công nghiệp của mình.
  • Price Leader là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc quyết định giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Market Leader là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc thống trị thị trường, có thị phần lớn và có sức ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp khác cùng ngành.
  • Shift Leader là người đảm nhận vai trò lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên trong một ca làm việc cụ thể.

Một số khái niệm liên quan đến Leader

Mức lương của Leader có cao không?

Mức lương của Leader phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng, quy mô doanh nghiệp và ngành nghề. Ví dụ, mức lương của Sales Team Leader trung bình 16-20 triệu đồng/tháng, Marketing Leader15-17 triệu đồng/tháng. Nhìn chung, mức lương của Leader thường cao hơn so với mức lương của các nhân viên khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Leader còn được trang bị các phúc lợi và chế độ đãi ngộ khác: như bảo hiểm sức khỏe, thưởng, chỗ ở, xe đưa đón và các khoản phụ cấp khác.

Tìm việc làm Leader tại VietnamWorks

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm Leader, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại kênh tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, VietnamWorks.com còn là nơi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc. Mọi thông tin chia sẻ đều đến từ chuyên gia tuyển dụng và những người lâu năm trong nghề nhân sự đều được tổng hợp trên hạng mục HR Insider có trên website VietnamWorks.com. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng với những thông tin được cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Leader là gì cũng những tố chất cần có để phát triển. Chúc bạn có những bước chân vững chắc trên con đường sự nghiệp của mình!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top những con giáp phất lên về mọi mặt trong tháng 5 từ tình duyên lẫn sự nghiệp 

Không chỉ “đạp trúng hố vàng” mà những con giáp này còn được “vận đào hoa chiếu mệnh” trong tháng 5. Cùng check xem bạn có may mắn nằm trong Top con giáp phất lên từ tình duyên đến sự nghiệp trong tháng này không nhé!

Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày - Có phải là dấu hiệu bạn sắp được thăng chức?

Đừng vội than thở khi bị Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày bạn nhé! Rất có thể đó là dấu hiệu ngầm báo bạn sắp được thăng chức đấy. Cùng VietnamWorks tìm hiểu tại sao và check xem mình có đang may mắn nhận được những dấu hiệu sắp thăng chức dưới đây không nhé!

Cơ hội việc làm sẽ mở rộng cho người ở tuổi 35+ hay tuổi 20+?

Có phải các bạn trẻ 20+ đang lo mình khó tìm được việc vì ít kinh nghiệm làm việc hơn người có thâm niên lâu năm? Còn những người đang ở độ tuổi 35+ thì lại không dám nhảy việc vì sợ các công ty chỉ muốn tuyển người trẻ? 

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình tốt, làm chủ các công cụ và luôn cập nhật kiến thức của mình.

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong một quốc gia và mức độ tăng giảm của chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng trong thời gian cụ thể

Bài Viết Liên Quan

Top những con giáp phất lên về mọi mặt trong tháng 5 từ tình duyên lẫn sự nghiệp 

Không chỉ “đạp trúng hố vàng” mà những con giáp này còn được “vận đào hoa chiếu mệnh” trong tháng 5. Cùng check xem bạn có may mắn nằm trong Top con giáp phất lên từ tình duyên đến sự nghiệp trong tháng này không nhé!

Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày - Có phải là dấu hiệu bạn sắp được thăng chức?

Đừng vội than thở khi bị Sếp giao việc nhiều hơn mỗi ngày bạn nhé! Rất có thể đó là dấu hiệu ngầm báo bạn sắp được thăng chức đấy. Cùng VietnamWorks tìm hiểu tại sao và check xem mình có đang may mắn nhận được những dấu hiệu sắp thăng chức dưới đây không nhé!

Cơ hội việc làm sẽ mở rộng cho người ở tuổi 35+ hay tuổi 20+?

Có phải các bạn trẻ 20+ đang lo mình khó tìm được việc vì ít kinh nghiệm làm việc hơn người có thâm niên lâu năm? Còn những người đang ở độ tuổi 35+ thì lại không dám nhảy việc vì sợ các công ty chỉ muốn tuyển người trẻ? 

Automation test và cách để trở thành một automation test thực thụ

Để trở thành một Automation Tester thành công, chúng ta cần có kiến thức vững chắc về kiểm thử phần mềm, kỹ năng lập trình tốt, làm chủ các công cụ và luôn cập nhật kiến thức của mình.

Giải đáp: chỉ số CPI là gì? Nắm bắt cách tính CPI

Chỉ số CPI là thước đo quan trọng trong kinh tế, sử dụng để đo lường sự biến động của mức giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong một quốc gia và mức độ tăng giảm của chi phí sinh hoạt của người tiêu dùng trong thời gian cụ thể

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers