adsads
Lượt Xem 3 K

1. Khám phá buổi “sạc năng lượng” trong kì nghỉ của KPMG

Vào năm 2014, công ty  tư vấn và dịch vụ kiểm toán toàn cầu KPMG đã tổ chức một kỳ nghỉ đông cho toàn nhân viên tại Hoa Kỳ của mình, đóng cửa các văn phòng từ ngay trước Giáng sinh cho đến đầu năm mới. Đây là một ý tưởng được nhân viên vô cùng ưa chuộng. Jason LaRue, đối tác quản lý tài năng và văn hóa quốc gia của KPMG giải thích thêm: “Chúng tôi đã nhận được một số phản hồi tuyệt vời từ nhân viên của mình về sự khác biệt của việc tắt và ngắt kết nối trong khi các đồng nghiệp của mình cũng làm điều tương tự”

Năm năm sau, khi nghiên cứu để tạo ra các phần thưởng ý nghĩa dành cho nhân viên, công ty đã tìm kiếm phản hồi từ nhân viên về những gì họ muốn. Đa số, các nhân viên làm việc tại KPMG đều bày tỏ mong muốn rằng họ muốn có nhiều thời gian nghỉ hơn. Do đó, vào năm 2019, công ty đã thêm thời gian ngừng hoạt động vào mùa hè, mang đến cho nhân viên tuần nghỉ tập thể thứ hai bên cạnh thời gian nghỉ có lương của cá nhân. LaRue cho biết, thời gian nghỉ thêm chỉ là một sáng kiến ​​mà công ty kiểm toán toàn cầu KPMG với khoảng 40.000 nhân viên tại Hoa Kỳ đã thực hiện để giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của nhân viên, một yếu tố trở nên cực kì quan trọng khi nhân viên phải vật lộn với căng thẳng, lo lắng và các vấn đề do đại dịch, lạm phát và các yếu tố khác gây nên.

Lý do KPMG tạo ra chương trình nghỉ ngơi dài ngày cho nhân viên là để mọi người có thể cảm thấy như hoàn toàn không có áp lực nào buộc họ phải chú ý đến bất kỳ hoạt động nào liên quan đến KPMG. Công ty không muốn nhân viên phải kiểm tra email, hay phải trò chuyện với nhau về công việc. Chương trình này được thiết kế để nhân viên chỉ đi và thực sự ngắt kết nối, vì đây là một phần quan trọng để có thể sạc lại năng lượng sau một khoảng thời gian dài đối mặt với căng thẳng và áp lực từ công việc.

Buổi sạc năng lượng cũng đem lại những ý nghĩa về việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội, nơi mà những nhân viên sẽ cùng nhau trải nghiệm và chia sẻ về nó sau khi kết thúc chuyến đi. Những nhân viên sẽ có cơ hội dễ dàng hơn để trò chuyện về chuyến đi, tạo ra cảm giác gắn kết và những mối quan hệ mới sẽ được hình thành tại nơi làm việc. Lúc này, mọi người sẽ xem nhau như một nhà và muốn gắn kết dài lâu hơn cùng với doanh nghiệp.

Chia sẻ từ đại diện KPMG về vấn đề sức khỏe tinh thần của nhân viên, ông cho rằng đây không phải là một chủ đề mới, nhưng để nói về nó một cách công khai trên cơ sở xã hội rộng lớn chắc chắn đã phát triển như một quan điểm hậu đại dịch tuyệt vời. Sau đại dịch, việc tập trung nuôi dưỡng và nâng cao sức khỏe tinh thần cho nhân viên đã được đề cao và và nó đã lan tỏa vào văn hóa của mọi doanh nghiệp khác. 

2. Học được gì từ buổi “sạc năng lượng” của KPMG?

Nhân sự là tài sản quý giá của doanh nghiệp

Việc tạo ra cơ hội để sạc lại năng lượng của KPMG cho thấy rằng họ coi trọng nhân sự và xem đây là tài sản quan trọng nhất và có giá trị lớn nhất. Một doanh nghiệp có thể tồn tại hay không là nhờ những nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Góc nhìn này của KPMG đã tạo ra những người nhân viên đầy tâm huyết và cống hiến gắn bó với công việc, tập trung vào mục tiêu và phát triển của doanh nghiệp. 

Quan tâm sức khỏe tinh thần của nhân viên và coi trọng “Work-life balance”

Bất kể doanh nghiệp đang ở quy mô nào, sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên luôn là yếu tố quan trọng. Các khoản đầu tư mà doanh nghiệp đang thực hiện xung quanh lương thưởng, bảo hiểm v.v., có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp phải hiểu rằng thu hút và giữ chân nhân viên là một hành trình lâu dài và nó nên đảm bảo  mọi người luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Đó là cách mà KPMG nhận ra vấn đề, luôn chú trọng vào sức khỏe tinh thần của nhân viên để có thể cải thiện sự tập trung, sự sáng tạo và năng suất, từ đó tăng trưởng và hiệu suất của công ty.

Đặc biệt, trong những ngành nghề áp lực cao, các doanh nghiệp nên chú trọng vào xây dựng chiến lược hợp lý để tạo điều kiện giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và sống. Từ đó, họ sẽ không bị stress hay kiệt sức vì áp lực công việc và rời bỏ công ty của bạn.

VietnamWorks hy vọng rằng, qua bài viết trên bạn đã học hỏi thêm được một case study về chiến lược xây dựng và phát triển con người của tập đoàn kiểm toán toàn cầu KPMG. Từ đó, có thêm những góc nhìn mới và rút ra cho mình những bài học để áp dụng và phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững và lâu dài.

Xem thêm: Gã khổng lồ Walmart “vung tay” mở rộng lợi ích sức khỏe tinh thần (Mental Health) cho nhân viên

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây dựng không chỉ là một kỹ năng mà là một...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự (HR). Việc theo dõi...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người Mỹ sống dựa vào lương hằng tháng, với số tiền...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông tin rằng cần có để trở thành một nhà lãnh...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật thường bị lãng quên nhưng lại có sức mạnh kỳ...

Bài Viết Liên Quan

4 kiểu góp ý mang tính xây dựng (Constructive Feedback) mà nhà quản lý nên biết

Trong cuộc hành trình của mỗi nhà quản lý, việc góp ý mang tính xây...

Những "KOL" lĩnh vực Nhân sự mà bạn nên theo dõi

LinkedIn là một nền tảng tuyệt vời để kết nối với các chuyên gia hàng...

Amazon quan tâm đến cả "sức khỏe tài chính" của nhân viên

Amazon Quan Tâm Đến Cả "Sức Khỏe Tài Chính" Của Nhân Viên. Gần 72% người...

3 phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công dưới góc nhìn của CEO Mircrosoft

Dưới góc nhìn của CEO Microsoft, Satya Nadella, có ba phẩm chất chính mà ông...

Lắng nghe - bí mật kiến tạo sự hạnh phúc của nhân viên tại Netflix

Trong thế giới ồn ào và hối hả của chúng ta, có một nghệ thuật...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers