adsads
Ngành Tâm lý học
Lượt Xem 2 K

Ngành Tâm Lý Học Là Gì?

Ngành Tâm lý học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực và hiện tượng có liên quan đến tâm lý và nội tâm của con người. Những vấn đề tâm lý sẽ bao gồm hành vi, tinh thần, tư tưởng, lối suy nghĩ và những cảm xúc của con người.

Đây là ngành khai thác và làm rõ bản chất của con người thông qua những nghiên cứu và đánh giá của môi trường cũng như các yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm lý của con người.

Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu, tâm lý học còn góp phần giải thích chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ, cách thực hiện và lý luận về những hành vi đó.

Ngành Tâm lý học

Ngành Tâm lý học

Những Tố Chất Cần Có Khi Học Ngành Tâm Lý Học

Để có thể theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý học, nếu chỉ có đam mê thôi là chưa đủ mà bạn cần có những tố chất sau đây:

Khả Năng Lắng Nghe, Thấu Cảm

Là một nhà tâm lý thực thụ, bạn cần biết cách đặt mình vào vị trí của những người xung quanh để có những góc nhìn khách quan về những sự việc. Từ đó, biết cách lắng nghe và đồng cảm với những chuyện của những người đối diện hay người cần tư vấn.

Sự phiến diện, bảo thủ hay thiếu khả năng thấu cảm là những điều không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý học. Đó cũng chính là lý do những người làm việc có chuyên môn trong ngành Tâm lý thường có sự thông minh và cảm xúc cao.

Khả Năng Lắng Nghe, Thấu Cảm

Khả Năng Lắng Nghe, Thấu Cảm

Khả Năng Giao Tiếp Tốt

Một trong những mục tiêu hàng đầu và cơ bản nhất của ngành Tâm lý chính là kiểm soát, thay đổi hành vi, giúp con người có thể có đời sống tinh thần tốt hơn, tích cực hơn.

Vì thế, sự khéo léo trong giao tiếp thực sự là điều vô cùng quan trọng, đây chính là chìa khóa vàng để có được những buổi tư vấn tâm lý thực sự hiệu quả và mang lại giải pháp thực sự tối ưu.

Sự giao tiếp thông minh với sự diễn đạt tốt với những lý lẽ thuyết phục người nghe chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trong việc tư vấn tâm lý.

Khả Năng Giao Tiếp Tốt

Khả Năng Giao Tiếp Tốt

Sự Kiên Trì Và Chịu Được Áp Lực

Với những ai muốn theo đuổi việc học và làm trong lĩnh vực Tâm lý học thì sự kiên trì cũng như khả năng chịu được áp lực công việc là những tố chất không thể thiếu.

Trọng trách của một nhà Tâm lý chính là giúp đỡ người đối diện tìm ra những phương hướng giải quyết tốt nhất các vấn đề họ đang gặp phải trong cuộc sống. Công việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều chất xám và công sức.

Thế nên, việc trang bị sự kiên trì quyết tâm cũng như không ngại khó khăn, áp lực chính là bước đệm vững chắc giúp bạn có thể đạt được thành công trên con đường làm một nhà Tâm lý học.

Sự Kiên Trì Và Chịu Được Áp Lực

Sự Kiên Trì Và Chịu Được Áp Lực

Nhạy Cảm, Tinh Tế Và Nhẹ Nhàng

Đây chính là một nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho con người. Khi có các tình huống xảy ra thì chính là lúc nhà tâm lý có thể giúp họ gỡ bỏ những mâu thuẫn, rắc rối trong các vấn đề. Vì thế, bạn phải thực sự là người nhạy cảm, tinh tế để có thể thấu hiểu mọi khía cạnh của sự việc để đưa ra được các phương hướng giải quyết thích hợp.

Sử Dụng Trí Tuệ Cảm Xúc Nhiều Hơn Logic

Như đã nói ở trên, nhà Tâm lý thường sẽ phải đối mặt với những khó khăn cũng như xúc cảm của người khác. Để có thể chữa lành những vết thương trong tâm hồn thì bạn chắc chắn phải có sự đồng cảm về hoàn cảnh tâm lý mà họ đang gặp phải. Từ đó bạn sẽ trợ giúp họ bằng những phương pháp phù hợp.

Dám Đương Đầu Với Khó Khăn

Với một ngành khá phức tạp và gặp nhiều thử thách nhà Tâm lý học thì đòi hỏi những người theo đuổi nó có thể giảm đương đầu với những khó khăn, để từ đó có được những thành công nhất định. Dám đương đầu chính là bạn có sự kiên định với những gì mình theo đổi và đủ đam mê để tiến xa hơn trong tương lai.

Học Ngành Tâm Lý Học Ở Đâu?

Tại Việt Nam hiện nay, bạn có thể lựa chọn học ngành Tâm lý tại các trường đại học uy tín như:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Công nghệ (HUTECH)

Đây là những ngôi trường đào tạo ngành Tâm lý học hiện nay và có môi trường lý tưởng để bạn có thể theo học và trau dồi bản thân. Ngoài ra, các chương trình đào tạo ngành tâm lý đã có mặt tại nhiều trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới nên bạn có thể cân nhắc phương án du học nếu không muốn theo đuổi ngành học này ở Việt Nam. Tùy vào bậc học, lĩnh vực tâm lý chuyên sâu và điều kiện năng lực tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình khóa học và điểm đến phù hợp.

Học Tâm Lý Học Ra Làm Gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng những công việc sau khi ra trường khi theo học ngành Tâm lý học chỉ là tham vấn tâm lý hoặc trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, sự thật là những sinh viên ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc vô cùng tiềm năng. Một  số vị trí việc làm nổi bật là:

  • Tham vấn tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống.
  • Nhà trị liệu tâm lý: Thường làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý. Công việc này có thể độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
  • Chuyên viên tham vấn: Đây là những người làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực đường dây nóng của tổ chức phi chính phủ. Công việc chính là gặp gỡ, trò chuyện và giúp đỡ những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
  • Nhà tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường cao đẳng, công ty truyền thông. Công việc của một nhà tâm lý cũng vô cùng đa dạng như: làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị,…
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: Họ thường làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, bệnh viện,… Công việc chính là giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức,…có thể đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên,…

Mức Lương Ngành Tâm Lý Học Ở Việt 

Mức lương của ngành Tâm lý học ở Việt Nam hiện nay sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, kinh nghiệm, khả năng làm việc,…

  • Nếu bạn làm việc ở vị trí Chuyên viên điều trị tâm lý với kinh nghiệm trên 2 năm bạn sẽ được mức lương khá cao trong ngành là từ 12-18 triệu/tháng.
  • Đối với vị trí giảng dạy kỹ năng sống, giáo viên tâm lý bạn sẽ đạt được mức lương giao động trong khoảng từ 8-10 triệu/tháng với kinh nghiệm tầm 2 năm.
  • Khi công tác ở các vị trí chuyên viên tâm lý tuyển dụng với 2 năm kinh nghiệm mức lương từ 10-15 triệu/tháng. 

Xem thêm:

Cơ Hội Việc Làm Ngành Tâm Lý Học

Trước đây, con người thường ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe tinh thần mà thường quan tâm đến vấn đề sức khỏe đơn thuần. Chính vì thế, dường như ngành Tâm lý học chưa thực sự phổ biến và được quan tâm, đầu tư đúng mực.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, con người phải chạy đua với thời gian và công việc, học tập, từ đó phải chịu nhiều áp lực về tâm lý, gây ra nhiều hệ lụy. Vì thế, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Điều này đòi hỏi ngành Tâm lý phát triển hơn, được đầu tư hơn và trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu đó.

Khác với trước đây, cử nhân sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học cũng dần có nhiều cơ hội nghề nghiệp và sự lựa chọn công việc cho mình trong nhiều lĩnh vực hơn. Đặc biệt trong đó là các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe công và tư, giáo dục, hỗ trợ về sức khỏe tinh thần, trị liệu tư vấn, công tác xã hội. Nhũng vai trò này có thể là tư vấn, hướng dẫn nghiên cứu, điều trị,…

Tóm lại, ngành Tâm lý học hiện nay có rất nhiều cơ hội dành cho sinh viên sau khi ra trường. Tuy nhiên, để có thể theo đuổi ngành này sẽ cần có nhiều yếu tố, kỹ năng và chuyên môn, đồng thời có sở thích và đam mê với ngành. Để đạt được thành công trong tương lai, ngay từ bây giờ các bạn trẻ hãy tìm hiểu, trau dồi bản thân để theo đuổi đam mê đó của mình. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Tổng quan về ngành quản trị khách sạn

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo dài từ năm ngoái đến nay. Trong tình thế này,...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh chóng tìm được một ứng viên lý tưởng mà vẫn...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức phỏng vấn...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn có những tiêu chí chung của một ứng viên mà...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của ứng viên để có cơ sở đánh giá và đưa...

Bài Viết Liên Quan

Đối mặt với từ khóa "Tìm việc làm" tăng 17 lần, xu hướng chọn việc của Gen Z hiện nay vẫn là "Lazy-girl Job"

Nhu cầu tìm việc vẫn đang ngày một tăng cao giữa làn sóng lay-off kéo...

04 xu hướng tuyển dụng đang thay đổi, bạn có sẵn sàng thích nghi?

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lên các chiến lược tuyển dụng mới để nhanh...

Các xu hướng phỏng vấn "nóng hổi” mà người mới đi làm phải biết

Để tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất, hiện nay nhiều...

3 nhóm ứng viên mà doanh nghiệp lớn đang ra sức tìm kiếm

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ quy chuẩn riêng cho việc tuyển dụng, song vẫn...

Mức lương cũ quá thấp, có nên tiết lộ "Payslip" khi phỏng vấn? 

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi về mức lương cũ của...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers